Curve hay Curve Finance là một trong những project nhận được rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng crypto cũng như DeFi. Vậy Curve là gì, CRV coin là gì, có nên đầu tư vào dự án này hay không thì chúng ta cùng tìm hiểu cũng như phân tích ưu nhược điểm của dự án này ngay sau đây.
Nội dung
- 1 Curve là gì, CRV coin là gì?
- 1.1 Curve là gì?
- 1.2 CRV coin là gì?
- 1.3 Người sáng lập ra Curve (CRV) coin là ai?
- 1.4 Giao thức Curve hoạt động như thế nào?
- 1.5 Các tính năng chính của giao thức Curve
- 1.6 Diễn biến giá của đồng CRV coin như thế nào?
- 1.7 Có nên đầu tư vào Curve (CRV) crypto hay không?
- 1.8 Mua đồng CRV coin ở đâu, sàn nào uy tín?
Curve là gì, CRV coin là gì?
Curve là gì?
Ra mắt vào năm 2020, Curve Finance là một giao thức có ba mục tiêu chính:
- Tạo một Automated Market Maker (AMM) với mức phí thấp nhất có thể. Có thể hiểu AMM là công cụ đem lại tính thanh khoản tự động cho sàn giao dịch.
- Cung cấp phần thưởng có rủi ro thấp, lợi suất thấp cho các khoản đầu tư có rủi ro thấp về tổng thể, tránh biến động để đổi lấy sự ổn định cao hơn.
- Được các nhà cung cấp thanh khoản biết đến như một tài khoản tiết kiệm với lợi suất ổn định và có thể dự đoán được.
Một vấn đề lớn với các pool thanh khoản (liquidity pools) là mất mát vô thường, một hiện tượng liên quan đến các cặp thanh khoản biến động cao. Mặc dù tổn thất vô thường có thể được bù đắp bằng các khoản phí kiếm được, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng.
Lợi tức và giá trị của chúng đặc trưng cho thế giới tài chính phi tập trung Defi vì sự chênh lệch cao giữa giá mua và giá chào bán của hai token kém thanh khoản . Mức chênh lệch này có lúc lên tới 12%, khiến người dùng phải lặp lại các quy trình tạo thị trường trong các nhóm này.
Curve được phát triển với mục đích cải thiện sự biến động mạnh của thị trường với việc mua/bán stablecoin. Trên thực tế, Curve đã giúp nhiều nhà đầu tư kiếm thêm được lợi nhuận và ngày càng có nhiều nhà đầu tư tham gia. Phí giao dịch trên Curve cố định ở mức 0,04% cho mỗi giao dịch và 50% khoản thu từ phí giao dịch sẽ được chia cho các staker như một phần thưởng. Xem thêm Staking là gì?
Curve là một nền tảng phi tập trung của người dùng Curve và chỉ họ mới có quyền kiểm soát. Tổ chức tự trị phi tập trung trong tiếng Anh là từ Decentralized Autonomous Organization, viết tắt là DAO. Là một sổ cái blockchain có mã nguồn mở và mọi người đều có thể xem được, Tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) được xác định bởi một bộ quy tắc rõ ràng.
Với Curve, nhà đầu tư có thể kiếm được nguồn thu nhập thụ động khi cung cấp các stablecoin của mình cho các nhóm thanh khoản. Ví dụ như bạn có một số tiền DAI, USDT, USDC sẵn có, bạn đem gửi vào một trong các nhóm thanh khoản của Curve rồi nhận về lãi suất kiểu như bạn gửi tiết kiệm vào ngân hàng vậy đó.
CRV coin là gì?
Thông tin cơ bản của CRV token:
- Blockchain: Ethereum
- Mã giao dịch: CRV
- Tổng cung tối đa: 3.303.030.299
- Nguồn cung đang lưu hành: 1,246,757,583
- Vốn hóa thị trường: $ 1.45 B
- Giá CRV coin hôm nay: $ 1.16
Người sáng lập ra Curve (CRV) coin là ai?
Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Curve là Michael Egorov. Michael Egorov là vật lý người Nga, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiền điện tử và từng thành lập công ty tên là NuCypher chuyên về công nghệ mã hóa. Trước đó, anh còn từng là kỹ sư phần mềm cao cấp của
Giao thức Curve hoạt động như thế nào?
Giống như Uniswap, Curve sử dụng trình tạo thị trường tự động AMM, thay vì sổ lệnh, để bắt chước các hành vi giao dịch của các nhà tạo lập thị trường truyền thống, do đó giảm trượt giá trong khi giao dịch stablecoin.
Mặc dù mô hình của Uniswap hoạt động tốt, nhưng nó có những hạn chế đối với một số tài sản nhất định và nó được chứng minh là không phù hợp để giao dịch stablecoin.
Stablecoin có dao động nhưng không nhiều, thường chỉ quanh quẩn mức 1$ nhưng vẫn có sự chênh lệch nhất định và nhà đầu tư biết nắm bắt thì vẫn có thể kiếm lời. Với suy nghĩ này, Curve thay thế trình tạo lập thị trường sản phẩm không đổi bằng nhà tạo thị trường stablecoin, được thiết kế riêng cho stablecoin.
Nếu khối lượng giao dịch trên Curve ngày càng cao thì lợi nhuận thu về cũng sẽ tăng theo. Các nhà giao dịch có thể kiếm thêm lãi suất bằng cách cung cấp token cho vay trên Compound. Họ sẽ kiếm được tiền từ phí giao dịch và từ lãi suất cho các khoản vay.
Ví dụ cơ chế hoạt động của AMM: trong một Liquidity Pool (nhóm thanh khoản) hiện có 2000 đồng USDC và 2000 đồng DAI. Có người đưa vào đó 200 đồng DAI và muốn rút về 200 đồng USDC. Vậy thì sau khi khớp lệnh thì USDC còn 1800 đồng, DAI lại tăng lên 2200 đồng. Tỷ lệ giờ là 1800 USDC/2200DAI, tức là muốn rút 180 đồng USDC thì cần có 220 đồng DAI bù vào. Điều này đồng nghĩa giá trị của đồng USDC đã tăng lên và những người đang giữ USDC trong nhóm thanh khoản sẽ có lãi.
Các tính năng chính của giao thức Curve
Bonding Curve
Bonding Curve của Curve Finance khác với Uniswap. Nó tập trung vào các loại stablecoin, giới hạn phạm vi token mà các nhà đầu tư có thể mua và cung cấp một lớp bảo mật dày để chống lại tổn thất vô thường.
Khi mà Bonding Curve của Curve Finance thiếu về số lượng, nó sẽ bù đắp sức mạnh: nhiều cặp token có thể được giao dịch mà không ảnh hưởng đến sự thay đổi đáng chú ý về giá token. Điều này không thể xảy ra với các nhóm thanh khoản của các giao thức khác.
Lending Pool (Nhóm cho vay)
Stablecoin có thể được cho vay thông qua hai nhóm:
- Compound
- Yearn.finance, xem thêm Yearn.finance là gì để hiểu hơn về nền tảng này.
Các token cho vay trên nhóm Compound được xác định là “cTokens”, trong khi các token trong nhóm tài chính Yearn.finance được gọi là “yEarn.” Trong đó thì yEarn là tùy chọn với rủi ro cao hơn nhưng phần thưởng cũng cao hơn vì chúng được liên kết với nhiều giao thức DeFi khác.
Diễn biến giá của đồng CRV coin như thế nào?
Chúng ta cùng xem diễn biến giá cả của đồng CRV coin trong vài tháng gần nhất qua biểu đồ dưới đây:
Bạn có thể lựa chọn hiển thị theo ngày bằng cách chọn 1D, theo tháng bằng cách chọn 1M, 3M, 6M hoặc ALL để xem diễn biến từ khi được giao dịch tới hiện tại.
Giờ chúng ta sẽ cùng nhìn lại diễn biến giá của đồng CRV từ đầu năm 2021 cho tới nay:
+ Xuất phát điểm của CRV vào đầu năm 2021 là khoảng 0,6 USD
+ Giá của CRV có sự chuyển biến tích cực bắt đầu từ giữa tháng 1/2021 – giữa tháng 2/2021 thì giá đã lên tới 3,5 USD (tăng 470% chỉ trong vòng 1 tháng).
+ Sau đó giá có giảm nhưng chỉ giảm trong khoảng 2 tuần rồi lại tiếp tục xu hướng tăng mới, đạt đỉnh thứ 2 vào giữa tháng 4, tăng lên 4 USD.
+ Tháng 5 là thời điểm mà hầu hết các coin đều đạt đỉnh theo giá Bitcoin, tuy CRV cũng có tăng theo nhưng so với đỉnh hồi tháng 4 thì vẫn không thể đạt được.
+ Vào tháng 7 khi có nhiều thông tin xấu ảnh hưởng đến thị trường tiền ảo thì giá của CRV cũng giảm mạnh theo, chỉ còn khoảng 1,2 USD tuy nhiên so với hồi đầu năm vẫn là x2.
+ Sau đó giá của CRV coin cũng có chuyển biến tích cực, đạt các đỉnh mới là 4,8 USD vào tháng 10, đến tháng 11 đạt đỉnh 5,8 USD.
+ Tuy nhiên đến năm 2022 – một năm đầy sóng gió với thị trường tài chính toàn cầu mà thị trường tiền điện tử – nhất là DeFi lại càng bị ảnh hưởng trầm trọng bởi dồn dập các thông tin xấu cũng khiến cho giá trị của CRV coin bị ảnh hưởng. Cụ thể là chỉ trong vòng hơn 6 tháng đầu năm, giá của CRV coin đã giảm tới trên 80% giá trị.
+ Giá của CRV coin hiện tại là $ 1.16
Có nên đầu tư vào Curve (CRV) crypto hay không?
Để biết có nên đầu tư vào CRV coin hay không, chúng ta sẽ phân tích những ưu nhược điểm của dự án này:
Ưu điểm của Curve (CRV) coin là gì?
+ Hợp đồng thông minh Curve có một số mức phí thấp nhất trong không gian DeFi.
+ Độ trượt giá thấp và khả năng thua lỗ vô thường thấp khiến nó trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Curve Finance tập trung vào các loại stablecoin nên sớm hay muộn sẽ trở về giá trị ban đầu là 1 USD, khiến rủi ro mất mát vô thường sẽ giảm đáng kể.
+ Với Curve Finance, bạn có thể cung cấp tính thanh khoản cho Yearn.finance và Compound, hai đối tác chính của giao thức. Do đó, bạn có thể nhận được phần thưởng lớn hơn bằng cách trở thành nhà cung cấp thanh khoản thông qua việc kết hợp cả 2 hình thức.
+ Nhận được sự ủng hộ ngay từ khi ra mắt thị trường, khiến nó thuộc top 100 đồng coin có vốn hóa lớn nhất thế giới, cụ thể là ở vị trí 111
+ Có thể hoạt động trên bất kỳ loại thiết bị nào
Nhược điểm của Curve (CRV) coin là gì?
+ Giao diện của curve.fi không được bắt mắt và thân thiện với người dùng, giống như bảng điều khiển của máy tính khi cài lại win vậy.
+ Curve được xây dựng trên Ethereum nên thỉnh thoảng lúc mạng Ethereum có lượng giao dịch tăng đột biến thì phí gas sẽ tăng cao khiến giao dịch trên Curve cũng bị ảnh hưởng.
+ Giá cả chịu sự ảnh hưởng của Bitcoin, biến động mạnh với rủi ro cao
+ Ít cặp tiền để giao dịch
+ Chưa được hợp pháp và mọi vấn đề xảy ra thì nhà đầu tư sẽ phải chịu mọi trách nhiệm chứ không được luật pháp bảo vệ.
Mua đồng CRV coin ở đâu, sàn nào uy tín?
Bạn có thể giao dịch mua/bán token CRV tại khác nhiều sàn như Binance, Gate.io, Kucoin, Huobi, Bybit…Trong đó sàn Binance là sàn giao dịch tiền ảo có lượng người giao dịch nhiều nhất, thanh khoản cao nhất mà bạn nên lựa chọn.
Xem thêm: Hướng dẫn tạo tài khoản trên sàn Binance
Ví lưu trữ token CRV
♦ Curve là một sàn giao dịch phi tập trung chạy trên Ethereum với thiết kế đặc biệt cho việc giao dịch stablecoin giúp giảm rủi ro cho nhà đầu tư.
♦ CRV là token gốc của sàn Curve, giúp vận hành sàn giao dịch, có chức năng quản trị, làm phần thưởng staking, tham gia biểu quyết và các hoạt động khác của sàn.
♦ Lĩnh vực Defi đang rất được quan tâm nên tương lai của đồng CRV là khá tốt
♦ Đối thủ cạnh tranh của Curve là uniswap
♦ Curve tuy là sàn giao dịch phi tập trung nhưng chủ yếu dành cho các stablecoin, so với sàn giao dịch tập trung thì rất ít cặp tiền để giao dịch.
♦ CRV được đánh giá là một đồng coin tiềm năng để đầu tư dài hạn.
Qua đây, mong rằng bạn đã hiểu CRV coin là gì, cách hoạt động của dự án Curve cũng như những ưu nhược điểm đang tồn tại. Nếu như bạn còn thắc mắc gì liên quan tới Curve, cứ để lại comment để được giải đáp trong thời gian sớm nhất. Chúc bạn thành công với chiến lược đầu tư của mình.