Synapse (SNY) là một trong những dự án đáng chú ý khi cung cấp khả năng tương tác chuỗi chéo giữa nhiều blockchain khác nhau. Đây là vấn đề được xem là cấp thiết cần phải giải quyết để giúp cho ngành công nghiệp blockchain ngày càng phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, dự án Synapse liệu có thực sự tiềm năng, ưu nhược điểm của dự án này cũng như SYN coin là gì thì bạn hãy xem ngay giải đáp ngay sau đây.
Nội dung
SYN coin là gì, có nên đầu tư không?
Synapse Network là gì?
Bằng cách tận dụng Synapse, các blockchain có thể tương tác dễ dàng và an toàn với nhau. Bên cạnh đó thì các nhà phát triển cũng có thể xây dựng các ứng dụng chuỗi chéo dựa trên Synapse bao gồm sàn DEX chuỗi chéo, nền tảng cho vay, hệ thống ký quỹ, thị trường phái sinh, công cụ tổng hợp lợi nhuận, v.v.
SYN coin là gì?
SYN giống như là nguồn năng lượng giúp duy trì hoạt động của mạng Synapse, tương tự như nhiều dự án tiền điện tử khác.
Token SYN có thể hoạt động trên nhiều blockchain khác nhau. Nguồn cung tối đa hiện tại của SYN được đặt ở mức 250.000.000 token, nhưng con số này có thể được thay đổi trong tương lai thông qua thảo luận cộng đồng và một cuộc bỏ phiếu quản trị tiếp theo.
- Mã giao dịch: SYN
- Blockchain: SYN có thể hoạt động trên nhiều blockchain khác nhau như Ethereum, BNB Chain, Polygon, Fantom…
- Tổng nguồn cung: 250 triệu token
- Nguồn cung lưu hành: 219,066,529
- Giá SYN coin hôm nay: $ 0.191247
Synapse hoạt động như thế nào?
Giao thức Synapse bao gồm một khung nhắn tin và một phương pháp an toàn về mặt kinh tế để đạt được sự đồng thuận về tính hợp lệ của các giao dịch xuyên chuỗi.
Synapse cung cấp một bộ hợp đồng thông minh có thể mở rộng có thể được triển khai trên bất kỳ blockchain nào mà các nhà phát triển có thể tận dụng để xây dựng các ứng dụng chuỗi chéo của riêng họ.
Synapse cung cấp hỗ trợ khả năng tương tác giữa mọi blockchain, dù là blockchain cơ sở layer-1, roll-ups blockchain hoặc chains dành riêng cho ứng dụng.
Ứng dụng đầu tiên được xây dựng bằng giao thức này là cầu nối Synapse – cho phép người dùng hoán đổi tiền điện tử trên cả các blockchain tương thích EVM và không tương thích EVM.
Synapse hiện hỗ trợ tập hợp các giải pháp cross-chain liquidity sâu nhất trong số các giải pháp tương tác khác.
Synapse như một giao thức lớp cơ sở có 3 thành phần chính:
- Generalized Cross-chain Communication (hệ thống liên lạc chuỗi chéo)
- Optimistic Security Model (Mô hình bảo mật Optimistic)
- Synapse Bridge (cầu nối xuyên chuỗi)
+ Với hệ thống liên lạc Cross-Chain của Synapse: bất kỳ dữ liệu tùy ý nào cũng có thể được gửi qua các chuỗi một cách an toàn và liền mạch. Các ứng dụng không cần phải được triển khai riêng trên nhiều blockchain; chúng có thể được triển khai trên một chuỗi duy nhất và giao tiếp với các chuỗi khác để tạo ra trải nghiệm người dùng giống hệt nhau từ một lớp ứng dụng trung tâm.
+ Optimistic Security Model: được lấy cảm hứng từ Celo’s Optics Protocol, tính năng này sẽ giúp bảo mật dữ liệu của người dùng khi chuyển nó xuyên chuỗi.
Có 4 tác nhân ngoài chuỗi chịu trách nhiệm trong cơ chế bảo mật Optimistic Security của Synapse đó là:
- Notary: chịu trách nhiệm ký merkle root trên mỗi chuỗi được hỗ trợ và liên kết SYN sau các chứng thực
- Broadcaste: chịu trách nhiệm chuyển tiếp các bản cập nhật từ hợp đồng gốc sang hợp đồng sao chép
- Guard: chịu trách nhiệm quan sát các thông báo xuyên chuỗi và gửi bằng chứng gian lận khi phát hiện các cập nhật trạng thái độc hại
- Executor: chịu trách nhiệm đăng giao dịch cuối cùng sau khi cửa sổ độ trễ hoàn tất
+ Synapse Bridge: là sản phẩm hướng tới người dùng đầu tiên được xây dựng trên cross-chain communication network. Cây cầu này cho phép người dùng hoán đổi liền mạch các tài sản on-chain trên hơn 15 blockchain EVM hoặc không tương thích EVM một cách an toàn và bảo mật.
Synapse Bridge cũng có sẵn cho các nhà phát triển muốn tích hợp tính năng hoán đổi tài sản chuỗi chéo vào ứng dụng của họ. Bằng cách tận dụng cây cầu, các nhà phát triển có thể xây dựng các ứng dụng DeFi chuỗi chéo thực sự bao gồm sàn DEX chuỗi chéo, nền tảng cho vay, hệ thống ký quỹ, thị trường phái sinh, công cụ tổng hợp lợi nhuận, v.v. AMM chuỗi chéo cho phép người dùng tiếp cận thanh khoản sâu, phí thấp và trượt giá tối thiểu.
Từng có thời điểm, Synapse Bridge đã trở thành một trong những dự án Cross-chain đáng tin cậy và được sử dụng rộng rãi nhất, đã xử lý tổng khối lượng gần 11 tỷ USD giao dịch, phục vụ hàng trăm nghìn người dùng cũng như các dapp như DeFi Kingdoms.
Synapse (SYN) cố gắng khắc phục vấn đề gì?
Có rất nhiều vấn đề mà Synapse tìm cách khắc phục cho người dùng nhưng chủ yếu là thiếu thanh khoản. Lĩnh vực DeFi được chia thành các ngăn dẫn đến các túi thanh khoản. Synapse tận dụng giao thức AMM (công cụ tạo lập thị trường tự động) mạnh mẽ để đảm bảo người dùng khớp với các giao dịch của họ.
Giá AMM được thiết lập bởi các thuật toán. Các mạng này sử dụng cấu trúc ngang hàng với hợp đồng để cung cấp thêm tính thanh khoản cho các sổ lệnh lớn. Ngày nay, AMM rất phổ biến trong lĩnh vực DeFi vì chúng dễ sử dụng và hiệu quả trong việc cung cấp cho hệ sinh thái DeFi thanh khoản sâu 24/7 thông qua các pool thanh khoản.
Thiếu khả năng tương tác
Vấn đề tiếp theo mà Synapse muốn giải quyết đó là khả năng tương tác. Mạng cung cấp các hệ thống liên lạc xuyên chuỗi tiên tiến cho đối tượng mở. Các giao thức này hỗ trợ chuyển tài sản kỹ thuật số, hợp đồng thông minh, v.v. Đáng chú ý, Synapse được xây dựng để trở thành mạng bất khả tri. Nó có thể chuyển và hoán đổi tài sản trên Ethereum, giao thức Lớp 2, BNB Smartchain, Avalanche…cùng nhiều giao thức khác.
Thiếu thanh khoản
Việc sử dụng các Liquidity Pool thay đổi cuộc chơi dành cho các công ty mới thành lập và các dự án mới đang tìm cách tiếp cận vốn toàn cầu. Liquidity Pool được mở cho bất kỳ ai tham gia và người dùng sẽ tự điều chỉnh được lợi nhuận cho sự tham gia của họ. Cách tiếp cận này đảm bảo rằng luôn có thanh khoản, ngay cả đối với các loại coin mới thường khá ít thanh khoản.
Ai là người sáng lập ra Synapse Network?
Synapse là một giao thức không công khai danh tính người sáng lập, đồng sáng lập hoặc thành viên phát triển của họ. Chỉ biết rằng, nhóm phát triển cốt lõi của dự án vẫn tiếp tục hoạt động trên Twitter với những cái tên ẩn danh là AureliusBTC, Socrates0x, Ceasar0x và Trajan.
Synapse được ra mắt với tên thương hiệu Nerve Finance, đây là AMM hoán đổi stable đầu tiên trên BSC. Sau đó, vào tháng 8/2021, dự án đã đổi tên thành Giao thức Synapse.
Vào tháng 3/2022, Max Bronstein đã tham gia giao thức với tư cách là COO (Giám đốc vận hành) để lãnh đạo tăng trưởng, chiến lược và hoạt động cho dự án này.
Max Bronstein được biết đến là người giúp xây dựng một số thị trường cho vay đầu tiên của DeFi tại Dharma. Anh ấy cũng là thành viên của nhóm đã giúp phát triển nền tảng của Coinbase Institutional trong giai đoạn sơ khai, đồng thời anh cũng đầu tư vào giai đoạn đầu tại các dự án mạo hiểm của Coinbase.
Tuy nhiên, hiện không có hình ảnh của bất kỳ ai trong dự án cũng như những thông tin liên quan tới họ kể cả Max Bronstein.
Có nên đầu tư SYN coin không?
Để trả lời được câu hỏi có nên đầu tư vào SYN coin hay không thì khá là khó bởi thị trường tiền điện tử luôn có nhiều biến động khó có thể lường trước được.
Nếu nhìn vào các mặt tích cực của Synapse thì đây là dự án được đánh giá cao về công nghệ và cũng đang hoạt động khá tốt khi có TVL trên 200 triệu USD.
Token SYN cũng được niêm yết trên nhiều sàn giao dịch hàng đầu hiện nay như Coinbase, Binance, KuCoin, Gate.io hay Huobi…
Nếu dự án Synapse được áp dụng nhiều hơn thì toàn bộ thị trường sẽ được hưởng lợi từ các dịch vụ này, điều này sẽ khiến Synapse trở thành một thành phần quan trọng trong phong trào DeFi và giúp cho công nghệ blockchain ngày càng tiến xa hơn nữa, tiếp xúc được nhiều người dùng hơn nữa.
Theo nhận xét của nhiều người dùng trên Coinmarketcap thì họ có đánh giá khá tích cực về tương lai của dự án này với khá nhiều sự lựa chọn Bullish (tăng giá) thay vì Bearish (giảm giá).
Tuy nhiên, hiện nay những dự án Cross-Chain lại là mục tiêu tấn công của các hacker và đã có nhiều vụ hack xảy ra gây thiệt hại hàng trăm triệu USD bởi các cây cầu nối này. Vậy nên dự án Synapse cũng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu như bị hacker tấn công và thành công lấy đi tiền của người dùng.
Ngoài ra, thông tin của những người sáng lập cũng như team phát triển dự án này còn khá bí ẩn, khi có vấn đề xảy ra thì sẽ khó tìm được người chịu trách nhiệm.
Hơn nữa, vốn hóa của SYN còn nhỏ khi nằm ngoài top 200, vậy nên token này vẫn chưa thực sự gây được nhiều sự chú ý. Dự án cần phải chú trọng tới khâu tiếp thị và quảng cáo nhiều hơn để có thể thu hút thêm người dùng.
Mua đồng SYN coin ở đâu, sàn nào?
Có khá nhiều sàn giao dịch để bạn lựa chọn khi muốn mua token SYN đó là: Binance, Coinbase, Kraken, KuCoin, SushiSwap, Huobi, Gate.io…

- Đầu tư coin như thế nào? Hướng dẫn từ A-Z
- Lựa chọn phương pháp đầu tư coin cho bản thân
- Tư duy Hold coin cần nắm
Qua đây, chắc hẳn bạn đã hiểu Synapse – SYN coin là gì, có nên đầu tư vào SYN coin hay không? Nếu như bạn có quan điểm hay nhận định gì liên quan tới Synapse Network thì có thể để lại comment để mọi người cùng nhau trao đổi. Chúc bạn có lựa chọn đầu tư chính xác và thành công.