Liquidity Pool là một trong những thuật ngữ coin được sử dụng nhiều trong DeFi mà có thể nhiều bạn thắc mắc. Vậy Liquidity Pool là gì, ý nghĩa, cách hoạt động của Liquidity Pool như thế nào, ưu nhược điểm ra sao cùng với việc nên tham gia Liquidity Pool nào thì bạn hãy xem thông tin chi tiết ngay sau đây.
Nội dung
Liquidity Pool là gì?
Khái niệm Liquidity Pool là gì?
Giống như các sàn giao dịch chứng khoán truyền thống, giao dịch trên các sàn giao dịch tiền ảo cũng hoạt động dựa trên mô hình “sổ lệnh”, tức là người mua và người bán đặt lệnh theo một mức giá nào đó. Trong khi người mua đặt mua giá thấp nhất có thể thì người bán lại cố gắng bán nó với giá càng cao càng tốt. Để giao dịch có thể khớp lệnh thì giá của cả người mua và người bán phải trùng khớp với nhau.
Điều gì sẽ xảy ra nếu cả người mua và người bán đều không trùng khớp về giá? Hoặc, điều gì sẽ xảy ra nếu không có đủ thanh khoản để lệnh được thực hiện? Đó là lúc khái niệm về Market Makers (Nhà tạo lập thị trường) phát huy tác dụng. Các Market Makers tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch bằng cách sẵn sàng mua hoặc bán một tài sản cụ thể, do đó cung cấp tính thanh khoản và cho phép thực hiện giao dịch tự động mà không cần đợi người mua hoặc người bán khác xuất hiện.
Trong DeFi, việc phụ thuộc quá nhiều vào các Market Makers bên ngoài có thể dẫn đến các giao dịch tương đối chậm và tốn kém. Đó là điều mà Liquidity Pools được tạo ra để giải quyết, còn giải quyết như thế nào thì chúng ta sẽ tới phần tiếp theo.
Liquidity Pool hoạt động như thế nào?
Liquidity Pool hoạt động dựa trên những Smart Contract (Hợp đồng thông minh), nhờ vào những smart contract này mà giao dịch diễn ra nhanh hơn với thanh khoản cao hơn so với các sàn giao dịch tập trung truyền thống.
Một thành phần chính của Liquidity Pool là các nhà tạo lập thị trường tự động (Automated Market Makers -AMM). AMM là một giao thức sử dụng Liquidity Pool để cho phép tiền điện tử được giao dịch theo cách tự động, được xác định bởi một công thức toán học. Mỗi giao dịch hoán đổi tài sản được hỗ trợ bởi hợp đồng thông minh sẽ dẫn đến việc điều chỉnh giá. Liquidity Pool sẽ bao gồm các cặp giao dịch của loại tiền điện tử cụ thể.
Các Liquidity Pool giữ tỷ lệ cân bằng 50/50 đối với cặp tài sản tiền điện tử theo giá trị USD, họ có thể sử dụng công thức X * Y = K trong đó X và Y là đại diện cho số lượng của cặp tiền điện tử trong nhóm và K là một hằng số cho thấy tổng hoặc lượng tài sản không đổi trong Pool.
Ví dụ: Trong 1 Pool của Uniswap hiện đang có 10 ETH và 1000 USDC với cặp ETH/ USDC => K = 10 * 1000 = 10.000.
Vì giá trị tính theo USD của ETH = USDC (cân bằng 50/50) nên Uniswap có thể tính được giá hiện tại của ETH bằng cách lấy USDC/ETH = 1000/10 => Giá Ethereum sẽ là 100 USD trên sàn giao dịch của Uniswap.
Nếu như có người muốn mua 1 ETH trong pool này bằng USDC thì theo công thức tính K không đổi, chúng ta sẽ có:
(10 – 1) ETH * (1000 + Y) USDC = 10.000 => (1000 + Y) = 10.000/9 = 1.111,11 => Y = 1.111,11 – 1000 = 111,11
=> Nếu người đó muốn mua 1 ETH từ Pool thì sẽ phải trả một khoản tiền là 111,11 USDC và giá của 1 ETH bây giờ đã tăng lên 111,11 USD.
Trong pool bây giờ sẽ chỉ còn 9 ETH và 1.111,11 USDC,
Thành phần quan trọng nhất của Liquidity Pool là Liquidity Provider, hay còn hiểu là nhà cung cấp thanh khoản.
Liquidity Provider sẽ làm gì? Chúng ta sẽ đến một ví dụ cụ thể để bạn dễ hiểu hơn về cách hoạt động của Liquidity Pool và Liquidity Provider.
Ví dụ: trên Uniswap có một cặp Liquidity Pool là USDC/ETH chẳng hạn. Bạn đang sở hữu một lượng là 500 USDC và muốn sinh lời từ số tiền này thì bạn có thể trở thành Liquidity Provider. Giờ bạn sẽ cần thêm 500 USDC và một lượng ETH tương ứng có giá trị tiền bằng nhau vào Liquidity Pool USDC/ETH để duy trì tỷ lệ cân bằng 50/50.
Khi có giao dịch nào đó trên Uniswap với cặp giao dịch trong pool USDC/ETH của bạn thì họ sẽ phải trả phí giao dịch. Vậy là phí giao dịch thu được sẽ được chia đều cho các Liquidity Provider tùy theo % đóng góp.
Khi bạn thêm thanh khoản cho cặp USDC/ETH, bạn sẽ nhận được token LP dưới dạng “biên lai”, được hiểu như giấy xác nhận cổ phần của bạn đang sở hữu trong Pool USDC/ETH và khi muốn rút tiền về, bạn sẽ đổi biên lai này lấy lại tiền.
Ưu điểm & nhược điểm của Liquidity Pool là gì?
Nhược điểm lớn nhất mà Liquidity Pool gặp phải đó chính là sự mất mát vô thường, trong tiếng Anh là Impermanent Loss.
Vậy Impermanent Loss (mất mát vô thường) trong Liquidity Pool là gì?
Impermanent Loss (IL) là một thuật ngữ coin dùng để nói về việc giá của một token trong Liquidity Pool tăng hoặc giảm đột ngột khiến cho nhà đầu tư bị lỗ một khoản tạm thời thay vì kiếm được lợi nhuận cao hơn.
Để các bạn có thể hiểu rõ hơn thì hãy xem ví dụ ngay sau đây:
Ví dụ bạn có 10 ETH và bạn muốn trở thành Liquidity Provider cho pool thanh khoản của cặp ETH/USDT (cặp này sẽ có tỷ lệ 50/50 về giá trị quy đổi theo USD). Giả sử ETH hiện đang có giá 1000 USDT thì tức là bạn sẽ phải gửi 10 ETH + 10.000 USDT vào Pool. Tổng giá trị tài sản bị khóa của Pool khi đó giả sử là 100.000 USDT (50 ETH + 50.000 USDT) chẳng hạn => Bạn sẽ nhận được số % cổ phần trong Pool là: (20.000 USDT/100.000 USDT)* 100 = 20%.
Sau đó bạn sẽ nhận về một token LP tương tự như biên lai ghi lại % cổ phần của bạn trong pool, bạn có thể đổi LP lấy lại token/coin của mình thêm vào bất cứ khi nào.
Tuy nhiên: khi giá của ETH đột nhiên tăng lên 2000 USDT trong khi thuật toán của Liquidity Pool vẫn chưa thể ngay lập tức điều chỉnh được sẽ khiến cho NĐT bị mất một khoản tiền mà nếu như họ không để tiền của họ vào Liquidity Pool sẽ nhận được.
Công thức này gọi là Constant Product Formula = số lượng ETH * số lượng token (Constant Product sẽ không đổi).
Trong trường hợp này thì tính ra số Constant Product = 50 ETH * 50.000 USDT = 2.500.000
Khi mà giá của ETH tăng x2 trong khi Constant Product không đổi thì số lượng ETH và USDT trong Pool sẽ được tính lại như sau:
+ ETH = √(2.500.000/2000) = 35,35 ETH
+ USDT = √(2.500.000*2000) = 70.710,6 USDT
Nếu như khi giá ETH tăng lên và bạn muốn rút tài sản mà bạn đã thêm vào pool thì bạn cần đổi token LP của pool theo tỷ lệ 20% cổ phần mà bạn sở hữu. Từ số lượng nắm giữ thì bạn sẽ được rút về 20% của 35,35 ETH = 7,07 ETH và 20% của 70.710,6 USDT = 14.142,12 USDT.
=> Tổng tài sản rút ra của bạn là: 7,07 *2000 + 14.142 = 28.282 USD, trong khi trước đó bạn thêm vào là 10 ETH + 10.000 USDT, nếu tính với giá hiện tại thì bạn sẽ có thể nhận được 10*2.000 + 10.000 = 30.000 USD.
Vậy là khoản lỗ vô thường của bạn là: 30.000 – 28.282 = 1.718 USD.
Các Liquidity Pool phổ biến hiện nay
-
Uniswap: Là sàn giao dịch phi tập trung (DEX) hàng đầu hiện nay, cho phép người dùng giao dịch ETH để lấy bất kỳ token ERC-20 nào khác mà không cần thông qua sàn giao dịch tập trung. Thông qua Uniswap, mọi người có thể tự tạo một cặp giao dịch trên mạng miễn phí.
-
Curve: Đây là một Liquidity Pool phi tập trung cho phép hoán đổi tiền điện tử và các loại stablecoin dựa trên mạng Ethereum như USDT, DAI, USDC, USDD,…
-
Balancer: Một nền tảng DeFi cung cấp một số tùy chọn gộp, chẳng hạn như các Private Liquidity Pool (bể thanh khoản riêng) hoặc chung để cung cấp các lợi ích phục vụ cho các Liquidity Provider của nó.
-
Bancor: Bancor là một trong những Liquidity Pool tốt nhất năm 2024 dựa trên Ethereum. Nền tảng này tận dụng các phương pháp tạo thị trường bằng thuật toán với các token thông minh, cung cấp tính thanh khoản cùng với việc định giá chính xác. Bancor duy trì một tỷ lệ không đổi giữa các token được kết nối khác nhau cùng với việc thực hiện các sửa đổi trong việc cung cấp token.
Nên tham gia Liquidity Pool nào?
Hiện nay thì có khá nhiều dự án DeFi về Liquidity Pool để mọi người lựa chọn. Tuy nhiên mỗi Liquidity Pool lại có ưu nhược điểm khác nhau với những cặp giao dịch khác nhau.
Việc bạn nên làm đó là lựa chọn những Liquidity Pool có tổng giá trị bị khóa (TVL) cao cùng với những stablecoin phổ biến như USDC, USDT, DAI cùng các coin top đầu như ETH, BTC để kiếm về lợi nhuận thụ động cao hơn với rủi ro thấp hơn.
Đương nhiên việc tham gia vào các Liquidity Pool thì bạn khó có thể tránh được rủi ro mất mát vô thường vậy nên hay tránh những cặp coin có biến động lớn. Thường xuyên theo dõi biến động giá của cặp coin/token trong Pool để có thể bán lượng cổ phần nắm giữ của bạn trước khi giá chênh lệch quá xa so với mức khởi điểm.
Các Liquidity Pool hàng đầu hiện nay để bạn có thể lựa chọn đó là: Uniswap, Curve, Bancor, Balancer, Sushiswap.
Xem thêm:
Qua đây, mong rằng bạn đã hiểu Liquidity Pool là gì, cách hoạt động của Liquidity Pool như thế nào, rủi ro cũng như ưu điểm ra sao. Nếu như bạn còn thắc mắc gì liên quan, hãy để lại comment để được giải đáp trong vòng 24h. Chúc bạn có lựa chọn đầu tư đúng đắn và thành công.