Khi bạn tìm hiểu về các dự án DeFi trong crypto thì bạn chắc hẳn sẽ thường xuyên bắt gặp một thuật ngữ coin đó là TVL (Total Value Locked) nhưng không hiểu ý nghĩa của nó là gì. Vậy hôm nay, dautucoin.io sẽ giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa của TVL là gì, vì sao Total Value Locked lại quan trọng trong DeFi kèm cách tính cụ thể ngay sau đây.
Nội dung
TVL là gì trong crypto?
TVL là gì trong coin?
TVL trong DeFi thường được tính theo giá trị của USD. Ví dụ như TVL của Uniswap trên Ethereum tại thời điểm viết bài là 3,73 tỷ USD.
Cách tính TVL như thế nào?
Công thức tính TVL trong DeFi sẽ là bằng tổng của số token được đặt trên giao thức đó nhân với giá trị hiện tại của mỗi token bằng USD, rút gọn công thức lại như sau:
TVL = ∑ (Token locked * Current Price)
Trong đó:
- Token locked được hiểu là những token đang bị khóa trong giao thức
- Current Price là giá hiện tại của số token đó
Cụ thể ví dụ: Giao thức DeFi A có 3 token lần lượt là X, Y và Z. Trong đó X hiện đang có 1000 token với giá 10$, Y đang có 2000 token với giá 20$ còn Z đang có 3000 token với giá 30$.
Ý nghĩa của TVL trong coin là gì?
Khi nhìn vào TVL của một giao thức DeFi trong crypto, chúng ta sẽ biết được những thông tin sau:
-
TVL càng cao thì giao thức DeFi đó càng cho thấy sự lành mạnh (thanh khoản cao), thanh khoản cao tức là bạn có thể dễ dàng trao đổi token trong giao thức mà không cần phải chờ đợi lâu.
-
TVL tăng dần theo thời gian (có thể tính theo quý hoặc theo năm) là tín hiệu tốt cho thấy giao thức đang ngày càng nhận được sự tin tưởng từ cộng đồng nên họ mới gửi token của mình vào nhiều hơn và giúp TVL tăng giá trị.
-
TVL được xem là có thể tin tưởng nếu có giá trị ít nhất cũng trên 1 tỷ USD, TVL thấp là những dự án mới hoặc không nhận được nhiều sự tin tưởng cho lắm.
-
Nếu có dự án DeFi nào đó kêu gọi nhà đầu tư tham gia với % lợi nhuận (APY hoặc APR) cao thì nhà đầu tư cần xem lại giá trị TVL bởi có thể họ đang lừa đảo bạn gửi tiền điện tử của mình vào đó. Những dự án có TVL thấp mà quảng cáo lợi nhuận cao là những dự án khôn nên tin tưởng.
-
TVL cao chưa chắc % lợi nhuận từ token đó gửi vào giao thức DeFi sẽ cao, bởi trong DeFi thường thì các stablecoin sẽ có TVL cao hơn so với các coin có biến động cao như Bitcoin hay ETH.
-
TVL cũng được sử dụng để so sánh giữa các Liquidity Pool khác nhau trong cùng một giao thức, những Pool có TVL cao hơn thường sẽ được lựa chọn nhiều hơn là những Pool có TVL thấp.
-
TVL của một giao thức DeFi sẽ thay đổi theo giá trị USD của các tài sản trong giao thức hoặc khi người dùng gửi thêm tiền điện tử hoặc rút tiền điện tử của họ khỏi nền tảng. Ví dụ khi giá trị của các coin/token trong giao thức tăng lên khi thị trường uptrend thì cũng khiến TVL tăng giá trị hoặc ngược lại.
TOP các giao thức DeFi có TVL cao nhất 2024
Theo như số liệu được tổng kết từ https://defillama.com/ thì top 10 ứng dụng DeFi có TVL cao nhất tại thời điểm viết bài đó là:
- MakerDAO (MKR)
- AAVE (AAVE)
- Uniswap (UNI)
- Curve (CRV)
- Lido (LDO)
- Convex Finance (CVX)
- PancakeSwap (CAKE)
- Compound (COMP)
- JustLend (JST)
- Instadapp (INST)
TVL thường được sử dụng ở đâu?
Bạn sẽ bắt gặp giá trị TVL của các giao thức DeFi tập trung vào những lĩnh vực như:
Các sàn giao dịch phi tập trung (Decentralized Exchanges – DEX)
Các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) là giao thức DeFi cung cấp cho các nhà giao dịch một cách dễ dàng hơn để thực hiện các giao dịch tiền điện tử. Các giao dịch qua sàn DEX sẽ được thực hiện bằng các hợp đồng thông minh.
Trong một DEX, giá trị TVL bằng cách cộng tất cả các tài sản được gửi vào sàn giao dịch. Những DEX lớn nhất thế giới có TVL cao phải kể tới như Uniswap, Curve và PancakeSwap, Balancer…với TVL hàng tỷ USD.
Các giao thức cho vay DeFi
Trong toàn bộ hệ sinh thái DeFi thì cho vay có thể là hoạt động tài chính phổ biến nhất. Cũng tương tự như các tổ chức cho vay truyền thống thì nhà đầu tư gửi tiền điện tử của họ vào một giao thức để kiếm lợi nhuận. Những người dùng khác cần tiền điện tử trong thời gian ngắn sau đó sẽ vay từ nhóm quỹ, đồng thời gửi tài sản bị khóa của chính họ làm tài sản thế chấp. Hệ thống này làm tăng tính linh hoạt trong thị trường tiền điện tử và tạo ra cơ hội mới cho tất cả mọi người tham gia.
TVL sẽ là một thước đo quan trọng trong thế giới cho vay DeFi. Nó được tính theo giá trị của tài sản mà cả người cho vay và người đi vay gửi vào hệ thống.
MakerDAO là một giao thức cho vay DeFi có ảnh hưởng hàng đầu tới thị trường tài chính phi tập trung, dẫn đầu tất cả các giao thức DeFi khác với trên 7 tỷ USD tài sản bị khóa thông qua các hoạt động cho vay.
Ngoài MarkerDao thì còn có một số giao thức cho vay phi tập trung khác cũng khá nổi tiếng đó là: AAVE, Compound, InstaDApp, JustLend…
Derivatives (giao dịch phái sinh phi tập trung)
Khi hệ sinh thái DeFi phát triển và trưởng thành, các Derivatives ngày càng trở thành một hiện tượng phổ biến. Các sản phẩm phức tạp này cung cấp cho các nhà giao dịch có kinh nghiệm cách quản lý tài sản tổng hợp, sản xuất hợp đồng tương lai và tăng lợi nhuận tổng thể từ danh mục đầu tư phức tạp của họ. Mặc dù vẫn còn xa lạ đối với hầu hết các nhà giao dịch mới bắt đầu, nhưng các công cụ phái sinh đã trở thành một thành phần quan trọng của hệ thống DeFi nói chung.
Khi nói đến các công cụ phái sinh, TVL được đo lường theo giá trị của tài sản mà các nhà đầu tư đưa vào các hợp đồng thông minh được liên kết.
Các giao thức Derivatives phổ biến phải kể tới đó là dYdX với trên 600 triệu USD TVL, Keep3r Network với trên 560 USD tổng giá trị bị khóa, Synthetix có TVL là trên 440 triệu USD…
Liquidity Pools (bể thanh khoản)
Liquidity Pools là các quỹ tiền điện tử đã được khóa vào giao thức DeFi thông qua các hợp đồng thông minh.
Các nhà đầu tư thường sẽ gửi tài sản tiền điện tử vào một giao thức để đổi lấy lợi tức từ những tài sản đó. Bất cứ khi nào họ thực hiện các khoản tiền gửi này, họ đang tăng giá trị của tổng tài sản được nắm giữ trong giao thức. Do đó, các khoản tiền gửi tạo ra sự gia tăng TVL của giao thức. Quy mô thanh khoản của giao thức quyết định phần lớn đến TVL của nó, có nghĩa là bạn thường có thể sử dụng chỉ số này làm thước đo tính thanh khoản có sẵn cho các nhà giao dịch.
Các Liquidity Pools hàng đầu hiện nay được cung cấp bởi các giao thức DeFi như Uniswap, Curve Finance, Balancer, Bancor, Kyber Network,…
Staking (đặt cược)
Để tham gia vào các giao thức DeFi, các nhà giao dịch phải đặt cược một số tiền nhất định vào tài sản tiền điện tử của riêng họ. Một khi các tài sản này được đặt cược, các nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận thông qua lợi nhuận từ chúng. Quá trình này được gọi là yield farming (canh tác năng suất).
Vì TVL trong crypto được dùng để đo lường toàn bộ giá trị của tài sản bị khóa của giao thức, nên việc đặt cược có ảnh hưởng rõ ràng tức thì đối với chỉ số. Mỗi khi nhà đầu tư đặt cược thêm tiền vào hệ thống, TVL sẽ tăng tương ứng. TVL cao hơn cho thấy rằng nhiều nhà đầu tư đã đặt cược tiền điện tử trong giao thức, do đó cho thấy rằng hệ thống đang hoạt động tốt.
Qua đây, mong rằng bạn đã hiểu TVL – Total Value Locked là gì cũng như ý nghĩa của TVL như thế nào. Nếu như bạn còn thắc mắc gì liên quan tới TVL thì hãy để lại comment để được giải đáp trong vòng 24h. Chúc bạn có lựa chọn đầu tư chính xác và thành công.