Defi là một thuật ngữ được nhắc tới khá thường xuyên trong lĩnh vực tiền điện tử. Vậy bản chất của DeFi là gì, vì sao DeFi lại nhận được nhiều sự ủng hộ từ cộng đồng crypto như vậy cũng như ưu nhược điểm của DeFi như thế nào thì chúng ta hãy cùng phân tích chi tiết ngay sau đây.
Nội dung
DeFi (tài chính phi tập trung) là gì?
Khái niệm/định nghĩa DeFi là gì?
Các ứng dụng DeFi nhằm mục đích tái tạo các hệ thống tài chính truyền thống, chẳng hạn như ngân hàng và sàn giao dịch bằng tiền điện tử. Hầu hết các ứng dụng DeFi hiện nay là chạy trên nền tảng blockchain của Ethereum.
Chúng ta cùng nhìn lại nền tài chính tập trung hiện nay (CeFi – Centralized Finance) bao gồm các hình thức như ngân hàng, sàn giao dịch (chứng khoán, forex, vàng, hàng hóa), các công ty bảo hiểm, ví điện tử (momo, paypal, alipay, grabpay…). Với hình thức tài chính tập trung, khi bạn đưa tiền của bạn vào đó và muốn thực hiện giao dịch chuyển tiền, rút tiền bạn cần phải được sự đồng ý của các tổ chức tài chính tập trung.
Lấy ví dụ đơn giản như khi bạn mua cổ phiếu, phải 3 ngày sau cổ phiếu mới về tài khoản của bạn trong khi tiền thì sàn chứng khoán họ trừ rồi. Đến lúc bạn bán cổ phiếu cũng phải đợi 2 ngày sau tiền bán mới về, nếu muốn rút trước thì bạn cần phải trả một khoản phí ứng trước tiền bán.
Hoặc là bạn đang ở Việt Nam mà bạn muốn mở tài khoản của một ngân hàng bên Trung Quốc, Thái Lan thì phải làm sao? Có lẽ phải bay sang đó rồi làm những thủ tục lằng nhằng mới có thể mở được.
Còn với tài chính phi tập trung Defi, không ai có thể cầm tiền của bạn, bạn có thể đưa tiền vào đó rồi rút ra khi bạn muốn vào bất cứ khi nào, ở bất cứ đâu. Nếu bạn gửi tiền ngân hàng mà muốn rút ra thì cần phải trong giờ hành chính hoặc sử dụng dịch vụ 24/7 với phí giao dịch cao mà có những giao dịch bị giới hạn số lượng tiền rút trong 1 ngày.
Với DeFi, mọi yếu tố trung gian đều bị loại bỏ, có thể giao dịch 24/24 tại bất kỳ đâu, lịch sử giao dịch là bất biến, không thể làm giả hay sửa đổi.
So sánh DeFi và tài chính truyền thống
Tài chính phi tập trung DeFi | Tài chính tập trung CeFi |
Bạn giữ tiền của bạn | Tiền của bạn được nắm giữ bởi các tổ chức tài chính |
Bạn kiểm soát tiền của bạn đi đâu và chi tiêu như thế nào. | Bạn phải tin tưởng các tổ chức tài chính, có thể họ sẽ mang tiền của bạn đầu tư hay cho vay với rủi ro mà bạn không biết được. |
Việc chuyển tiền diễn ra trong vài giây hoặc vài phút | Việc thanh toán có thể mất hàng giờ hoặc vài ngày do quy trình thủ công. |
Hoạt động giao dịch là bút danh (giữ kín danh tính) | Hoạt động tài chính được kết hợp chặt chẽ với danh tính của bạn. |
DeFi mở cửa cho bất kỳ ai ở bất kỳ đâu | Bạn phải đăng ký để sử dụng các dịch vụ tài chính, thường là trong một lãnh thổ cụ thể. |
Thị trường luôn mở, hoạt động giao dịch 24/24 | Thị trường đóng cửa vì nhân viên cần nghỉ ngơi. |
DeFi được xây dựng dựa trên tính minh bạch - bất kỳ ai cũng có thể xem dữ liệu của sản phẩm và kiểm tra cách thức hoạt động của hệ thống. | Các tổ chức tài chính được đóng sổ: bạn không thể yêu cầu xem lịch sử khoản vay của họ, hồ sơ về tài sản được quản lý của họ, v.v. |
Không được luật pháp bảo vệ | Được luật pháp bảo vệ |
Ưu nhược điểm của DeFi là gì?
Các thành phần của DeFi là gì?
Tất cả các thành phần của hệ thống tài chính phi tập trung DeFi đều thuộc về một phần mềm. Các thành phần của mỗi lớp nhằm thực hiện một chức năng cụ thể trong việc xây dựng hệ thống DeFi. Khả năng kết hợp là một đặc điểm xác định của ngăn xếp vì các thành phần thuộc mỗi lớp có thể được cấu tạo với nhau để tạo thành một ứng dụng DeFi.
Có 4 lớp thành phần chính của ứng dụng DeFi đó là:
-
Settlement Layer: là lớp cơ sở mà các ứng dụng DeFi khác được xây dựng trên đó, bao gồm một blockchain công khai và token bản địa của blockchain đó. Ví dụ điển hình là Blockchain Ethereum với token ETH.
-
Protocol Layer: là lớp giao thức bao gồm các tiêu chuẩn và quy tắc được viết ra để quản lý các tác vụ hoặc hoạt động cụ thể. Là một tập hợp các nguyên tắc và quy tắc mà tất cả những người tham gia đã đồng ý. Một ví dụ về giao thức DeFi là Synthetix, một giao thức giao dịch phái sinh trên Ethereum.
-
Application Layer: là lớp ứng dụng, có chức năng trừu tượng hóa các giao thức cơ bản thành các dịch vụ đơn giản hướng tới người dùng. Hầu hết các ứng dụng phổ biến trong hệ sinh thái tiền điện tử, chẳng hạn như trao đổi tiền điện tử phi tập trung và các dịch vụ cho vay, đều nằm trên lớp này.
-
Aggregation Layer: Là lớp tổng hợp bao gồm các trình tổng hợp kết nối các ứng dụng khác nhau từ lớp trước để cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư. Ví dụ: chúng có thể cho phép chuyển tiền liền mạch giữa các công cụ tài chính khác nhau để tối đa hóa lợi nhuận. Với phương thức truyền thống, các hành động giao dịch như vậy sẽ đòi hỏi sự phối hợp và thủ tục giấy tờ đáng kể. Nhưng một khuôn khổ dựa trên công nghệ sẽ làm trơn tru các đường ray đầu tư, cho phép các nhà giao dịch chuyển đổi giữa các dịch vụ khác nhau một cách nhanh chóng. Cho vay và đi vay là một ví dụ về một dịch vụ tồn tại trên lớp tổng hợp. Các dịch vụ ngân hàng và ví tiền điện tử là những ví dụ khác.
Các ứng dụng DeFi phổ biến nhất hiện nay
Các ứng dụng DeFi được tạo ra với chức năng như:
- Gửi tiền nhanh chóng trên toàn cầu: bạn có thể gửi tiền điện tử cho bất kỳ ai ở bất kỳ đâu một cách nhanh chóng
- Vay tiền từ các nhà cung cấp phi tập trung: người đi vay sẽ vay trực tiếp từ một người cho vay cụ thể hoặc nhóm vốn vay, nơi người cho vay cung cấp tiền (tính thanh khoản) cho nhóm vốn mà người đi vay có thể vay.
- Tiết kiệm bằng việc cho vay tiền điện tử: Bạn có thể kiếm lãi từ tiền điện tử của mình bằng cách cho vay và xem số tiền của bạn tăng lên trong thời gian thực.
- Ứng dụng chơi sổ số không lỗ: bạn mua vé số bằng tiền điện tử của mình qua ứng dụng sổ số DeFi, giả xử là 100 vé, nếu trúng thì bạn sẽ nhận thêm $ còn không trúng thì lùi sang lần tiếp theo. Bạn có thể rút tiền về bất cứ khi nào bạn muốn còn ứng dụng sẽ mang tiền bạn mua vé số đi cho vay để lấy lãi.
- Bảo hiểm phi tập trung: Bảo hiểm phi tập trung nhằm mục đích làm cho bảo hiểm rẻ hơn, thanh toán nhanh hơn và minh bạch hơn.
- Đồng tiền Stablecoin phi tập trung: những Stablecoin này sẽ giữ giá ổn định tương tự như giá tiền thật bên ngoài, ví dụ như USD thì có stablecoin tương ứng là USDT, BUSD chẳng hạn.
Có vô vàn ứng dụng DeFi được tạo ra bởi các hệ sinh thái khác nhau, điển hình nhất là những hệ sinh thái như:
Ứng dụng DeFi trên Ethereum
- Ứng dụng DeFi mượn tiền & cho vay: Aave, Compound, Oasis
- Ứng dụng DeFi hoán đổi token: Uniswap, Matcha, 1inch
- Ứng dụng DeFi về giao dịch và dự đoán: Polymarket, Augur, Loopring, dYdX
- Ứng dụng DeFi về các khoản đầu tư: Token Sets, PoolTogether, Index Coop
- Ứng dụng DeFi về thanh toán: Tornado cash, Sablier
- Ứng dụng DeFi về bảo hiểm: Nexus Mutual, Etherisc
- Ứng dụng DeFi về danh mục đầu tư: Zapper, Zerion, Rotki
- Ứng dụng DeFi huy động vốn từ cộng đồng: Gitcoin Grants
=> Xem thêm Ethereum là gì?
Ứng dụng DeFi trên Near
Các dự án DeFi trên nền tảng blockchain của Near nổi bật nhất đó là:
- Skyward Finance: huy động vốn và tạo cho người dùng những cơ hội để có thể kiếm được lợi nhuận
- Ref Finance: trao đổi phi tập trung (DEX), giao thức cho vay, công ty phát hành tài sản tổng hợp…
- Rainbow Bridge: cầu nối giữa NEAR và Ethereum, giúp trao đổi tài sản giữa NEAR và Ethereum
- OIN Finance: nền tảng phát hành stablecoin phi tập trung
=> Xem thêm Near là gì?
Ứng dụng DeFi trên Solana
Các ứng dụng DeFi nổi bật nhất được tạo ra từ hệ sinh thái Solana đó là:
- Serum – the DEX: sàn giao dịch phi tập trung (DEX), cho phép người dùng giao dịcch giữa các blockchain khác nhau.
- Raydium: cũng là một sàn giao dịch phi tập trung
- Oxygen: ứng dụng cho vay và mượn tiền
- Saber: sàn giao dịch phi tập trung dành riêng cho các stablecoin
=> Xem thêm Solana là gì?
Các dự án DeFi trên Polkadot
Có vô số DApp (ứng dụng DeFi) được tạo ra trên hệ sinh thái Polkadot, điển hình phải kể tới như: PolkaBTC, Kusama, Moonbeam, Polkastarter, Polkaswap, Bridge Mutual, RioChain, Acala, Banksy Finance…
=> Xem thêm Polkadot là gì?
Các dự án DeFi trên Cardano
List các dự án tài chính phi tập trung trên Cardano phải kể tới như: DOEX, Cardax, SundaeSwap, Liqwid, ADAX, ErgoDEX, MELD, Indigo Protocol, Card Wallet….
=> Xem thêm Cardano là gì?
Dự án DeFi trên Avalanche
Các dự án DeFi nổi bật trên Avalanche bao gồm: BenQi, Trader Joe, Pangolin, YieldYak, Snowball…
=> xem thêm Avalanche là gì?
Những câu hỏi thường gặp về tài chính phi tập trung DeFi
Là hoạt động khóa tài sản tiền điện tử vào một hợp đồng thông minh để đổi lấy việc trở thành trình xác thực trong giao thức DeFi hoặc blockchain lớp 1 và kiếm phần thưởng khi thực hiện các nhiệm vụ yêu cầu.
Có vô số coin được tạo ra từ các ứng dụng DeFi, vậy nên không thể liệt kê hết ra được. Bạn có thể tham khảo danh sách ví dụ từ hình ảnh Defi của các hệ sinh thái ethereum, Solana, Polkadot…phía trên hoặc lên trang coinmarketcap để lọc ra các token thuộc DeFi
DeFi thực ra không lừa đảo vì nó được tạo ra với mục đích thay thế nền tài chính tập trung như hiện nay. Tuy nhiên rủi ro của nó là khá cao vì chưa được luật pháp bảo hộ. Người tham gia vào là tự nguyện.
– DeFi là tài chính phi tập trung, thường được sử dụng ở thị trường tiền điện tử với mục đích thay thế nền tài chính tập trung truyền thống
– DeFi có những ưu điểm như: tính chính xác, minh bạch, tốc độ xử lý giao dịch nhanh, phí thấp, hoạt động 24/24
– Nhược điểm của DeFi cũng không hề ít như chưa được pháp luật bảo hộ nên rủi ro cao, thanh khoản còn thấp, bị lợi dụng cho giao dịch phi pháp, không ai là người chịu trách nhiệm cho những rủi ro mà nhà đầu tư gặp phải.
– DeFi không phải là lừa đảo nhưng nếu muốn tham gia thì bạn phải hiểu về nó và chấp nhận những lợi ích cũng như rủi ro mà nó mang lại
– Tài chính phi tập trung DeFi đang là một trong những mối quan tâm của nhà đầu tư hiện nay
Qua đây, mong rằng bạn đã hiểu DeFi là gì, ưu nhược điểm của DeFi cũng như ứng dụng của nó. Nếu như bạn còn câu hỏi gì liên quan tới DeFi hay thuật ngữ khác liên quan thì có thể để lại comment để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.