NFTFi là từ khóa đang được cộng đồng nhắc tới nhiều trong những ngày gần đây, và dự đoán nó sẽ là xu hướng tiếp theo cùng với AI, LSD, ZK… Đặc biệt, sau khi Blur (BLUR) được list sàn hàng loạt và trả airdrop khủng cho người dùng, cộng đồng càng dồn nhiều sự chú ý vào mảng NFTfi này. Nhưng cụ thể NFTfi là gì, nó có liên quan gì đến NFT? Liệu có có thể trở thành xu hướng trong thời gian tới không? Đâu là những dự án NFTfi tốt nhất? Hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu chi tiết ở nội dung bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
NFTFi là gì?
Đầu tiên, để hiểu về NFTfi là gì, thì các bạn phải hiểu qua về NFT (Non-Fungible Token). Nhìn chung, NFT giống như một loại “chứng nhận” về “quyền sở hữu” một tác phẩm/tài sản nào đó, và chứng nhận này sẽ được lưu trữ trên blockchain.
Bạn có thể đọc thêm: NFT là gì? Hiểu đúng, đủ nhất về NFT
NFT đã có mặt từ cách đây vài năm, nhưng nó chỉ thực sự bùng nổ vào năm 2021, khi mà các game NFT nổi lên và nhiều bộ sưu tập NFT nổi tiếng dần được ra mắt. Tuy nhiên, đến năm 2022, mọi chuyện dường như đã chững lại. Người ta nhận ra rằng NFT không phải là một loại tài sản dễ đầu cơ/đầu tư như các token thông thường, và nó bị một nhược điểm rất lớn, đó chính là: THANH KHOẢN kém.
Nhiều người đã mua/sở hữu nhưng tài sản NFT đắt đỏ, nhưng rồi lại không thể bán được, và giá của NFT cứ thế giảm liên tục. Nhìn chung, lý do khiến NF có thanh khoản kém là bởi:
- Hầu hết các bộ sưu tập NFT nổi tiếng là đồ sưu tầm và chủ sở hữu không thường xuyên giao dịch chúng.
- Các bộ sưu tập NFT “blue-chip” (BAYC, Cryptopunks, DeGods, …) thường có giá trị rất cao, vì vậy rất ít người có đủ khả năng để sở hữu chúng.
- Đối với NFT của một số trò chơi, nó phụ thuộc vào cộng đồng của trò chơi đó, nên đối tượng người dùng không lớn. Chưa kể, nhiều game NFT đều chứng kiến sự suy giảm người dùng về sau này.
Vậy, NFTfi là gì?
NFTfi là từ kết hợp giữa “NFT” và “Finance”, nhằm “tăng thanh khoản cho NFT và tối ưu hóa dòng tiền” cho những nhà sưu tầm NFT. NFTFi sẽ cho phép sử dụng NFT ở các nền tảng tài chính phi tập trung, tạo ra tính thanh khoản cho NFT với sự trợ giúp của các hợp đồng thông minh.
Các dự án NFTFi cũng sẽ cho phép những người sỡ hữu NFT tối ưu hóa dòng tiền của họ, tạo thêm động lực để họ mua và nắm giữ NFT như một loại tài sản có tiềm năng lâu dài thay vì chỉ là một phương tiện cho mục đích đầu cơ.
Ví dụ: Bạn tin rằng bộ sưu tập Pudgy Penguins có thể tăng giá trị trong tương lai, nhưng thay vì chỉ giữ NFT trong ví tiền điện tử như hiện tại, thì bây giờ bạn có thể tận dụng vị thế của mình bằng cách sử dụng Penguins của bạn làm tài sản thế chấp và để có thêm những cơ hội đầu tư khác.
Một số mảnh ghép chủ chốt của NFTFi
Bạn đã hiểu về NFTfi là gì? Nhưng NFTfi không đơn giản là cho vay, cho thuê NFT, mà nó có rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Phổ biến nhất chính là:
- NFT Marketplace (Các sàn giao dịch NFT)
- NFT Lending/Borrowing (Cho vay\Vay bằng NFT)
- NFT Renting (Cho thuê NFT)
- NFT Aggregators (Tổng hợp giá từ nhiều sàn NFT)
- NFT Fractionalization (Chia nhỏ NFT)
- NFT Derivatives (Phái sinh NFT)
NFT Marketplace
Mô hình Marketplace – sàn giao dịch NFT – là phổ biến nhất hiện nay, giúp kết nối bên mua và bên bán NFT và là nguồn cung cấp thanh khoản chính cho thị trường NFT.
Hiện nay đã có nhiều sàn giao dịch NFT khác nhau, tuy nhiên đại đa số vẫn là “tập trung”. Các sàn tập trung thường duy trì cơ chế bid-ask khiến NFT có tính thanh khoản kém hơn so với các kênh đầu tư khác. Những NFT trong cùng một bộ sưu tập có thể được treo bán với giá trị khác nhau tùy thuộc vào độ hiếm hoặc các đặc điểm thu hút khác, dẫn đến sự khác biệt trong giá giữa các NFT.
Chính việc sử dụng nhiều phương pháp định giá khác nhau, thậm chí là định giá theo cảm tính, đã mở rộng khoảng cách giá giữa chào mua và giá chấp nhận bán của hầu hết các NFT trên thị trường hiện nay.
NFT Lending/Borrowing
Cho vay NFT là một lĩnh vực đang phát triển trong ngành NFT. Giống như cho vay ở DeFi, nhưng thay vì thế chấp tiền điện tử, thì bạn sẽ thế chấp NFT. Sau đó, bạn có thể nhận về tiền điện tử. Chính sự giao thoa giữa DeFi và NFT đã mở ra nhiều khả năng cho những người nắm giữ NFT bằng cách làm cho NFT của họ trở thành một tài sản có tính thanh khoản cao hơn nhiều.
Để bảo đảm an toàn cho người cho vay, các dự án có thể đặt ngưỡng giá thanh lý phù hợp khi giá sàn của các bộ sưu tập NFT giảm. Ví dụ, dự án JPEG’d cho phép sử dụng NFT để tạo stablecoin. Còn đối với mô hình mua trước trả sau, người mua phải trả trước một khoản tiền để nhận NFT và sau đó trả lại phần còn lại trong một khoảng thời gian cụ thể. Các nền tảng hỗ trợ dịch vụ này có thể kể đến như Wing Finance, ApeNow và BendDAO.
NFT Renting
NFT Renting có nghĩa là cho thuê NFT. Thử tưởng tượng bạn sở hữu một NFT có tiện ích (đặc biệt là NFT trong trò chơi) nào đó. Bạn có thể tự mình sử dụng tiện ích đó hoặc bạn có thể cho người khác thuê NFT với một khoản phí nhất định.
Quy trình cho thuê NFT sẽ như sau:
- Chủ NFT sẽ liệt kê tài sản của họ trên thị trường cho thuê. Người thuê sau đó có thể tham gia thuê.
- NFT được đặt trong một hợp đồng thông minh với các điều khoản và điều kiện nhất định. Các điều kiện này bao gồm phí thuê và tài sản thế chấp có giá cao hơn NFT thuê để bảo vệ người cho vay.
- Sau khi hết hạn hợp đồng hoặc người thuê không còn nhu cầu, NFT và tài sản thế chấp sẽ trở lại chủ sở hữu ban đầu của nó.
Cho thuê NFT vẫn còn mới như một mô hình kinh doanh trong thế giới của NFT, và do đó vẫn còn dễ bị khai thác các lỗ hỏng. Ví dụ, đợt ApeCoin cho những người nắm giữ BAYC. Một người dùng đã thuê 5 BAYC NFT trước đợt airdrop để làm cho ví đủ điều kiện cho đợt airdrop ApeCoin. Họ đã nhận được airdrop ApeCoin và chủ sở hữu NFT đã kiếm được 800.000 đô la nhờ dịch vụ cho thuê NFT.
NFT Derivatives
Derivatives NFT là một loại dịch vụ “phái sinh” cho các sản phẩm NFT, được tạo ra dưới dạng hợp đồng quyền chọn (option), hợp đồng tương lai (futures contract), hoặc hợp đồng khác (such as swaps).
Điều này cho phép người dùng có thêm nhiều hình thức đầu cơ vào NFT. Ví dụ, bạn không chỉ cần mua NFT và đợi nó tăng giá, bạn vẫn có thể thu được lợi nhuận khi giá trị của NFT giảm (ví. Nhìn nhung NFT Derivatives giống giao dịch phái sinh ở thị trường tiền điện tử. Nó sẽ giúp mở ra nhiều khả năng về tính thanh khoản của NFT khi sử dụng đòn bẩy để giao dịch NFT. Lĩnh vực này rất có tiềm năng, bởi thị trường phái sinh trong TradFi lớn hơn đáng kể so với thị trường giao ngay (Spot).
Tuy nhiên nếu tham gia vào lĩnh vực này, bạn hãy nhớ rằng các công cụ phái sinh NFT có rủi ro cao, đặc biệt là khi sử dụng đòn bẩy, vì nó có thể làm tăng lỗ. Tăng trưởng càng lớn thì mất mát càng lớn. Và hiện tại, chỉ có một số bộ sưu tập NFT hàng đầu được cho phép giao dịch phái sinh.
NFT Aggregators
Aggregator là “giải pháp tổng hợp giá từ các sàn NFT” khác nhau với mục đích giúp người dùng tiện lợi hơn khi mua hoặc bán NFT. Thay vì phải lướt nhiều sàn giao dịch khác nhau để tìm một mức giá tốt nhất, thì nhà đầu tư chỉ cần tham gia duy nhất một nền tảng NFT Aggregator mà vẫn có thể nắm được mức giá tốt nhất. Hiện nay, có nhiều nền tảng NFT Aggregators phổ biến như OpenSea, Blur, Rarible, SuperRare, Nifty Gateway, và Mintable.
Mỗi nền tảng có những đặc điểm riêng, ví dụ như OpenSea có số lượng NFT lớn nhất, Blur có phsi rẻ nhất. Rarible cho phép tạo NFT miễn phí và tùy chỉnh linh hoạt hơn, SuperRare tập trung vào nghệ thuật số và độc đáo, Nifty Gateway chuyên về NFT từ các nghệ sĩ nổi tiếng, và Mintable cho phép tạo NFT một cách dễ dàng hơn thông qua việc tương tác với nhiều blockchain khác nhau.
NFT Fractionalization
Fractionalized NFT hay còn được gọi là “chia nhỏ NFT”, là một các mới để giúp nhà đầu tư và người dùng phổ thông có thể tiếp cận với các bộ sưu tập NFT blue-chip với giá sàn rất cao một cách dễ dàng hơn. Việc chia nhỏ NFT thành các phần nhỏ hơn sẽ giúp nó giao dịch trên thị trường dễ dàng. Quy trình này giúp chia sẻ quyền sở hữu NFT thông qua một tập hợp các token có thể thay thế được gắn với NFT ban đầu.
Điều này được thực hiện bằng cách chuyển đổi các NFT thành fungible token có chuẩn ERC-20, tương tự như các yield-bearing token của các dự án DeFi như aToken của AAVE hay xToken của SushiSwap.
Fractionalized NFT tuy có ưu điểm là cho phép nhà đầu tư nhỏ lẻ có cơ hội sữu các NFT tiềm năng cao mà không cần phải bỏ một số vốn lớn. Nhưng nó có nhược điểm là, để có thể ghép lại NFT của bạn, tất cả các mảnh ghép nhỏ của NFT phân mảnh đó phải được bán. Quá trình “gắn nó lại với nhau” có thể mất rất nhiều thời gian.
Top các dự án NFTFi tiềm năng nhất 2024
NFT-Fi là một công cụ mà chúng mình tinh rằng chúng là vô cùng cần thiết để cải thiện thực trạng của thị trường NFT hiện tại. Chỉ cần NFT còn tồn tại, thì chắc chắn những giải pháp của NFTfi sẽ được chú ý, và các đồng coin thuộc mảng này sẽ thu hút được nhà đầu tư. Vì vậy, thay vì chờ đợi một đợt sóng mạnh và fomo khi quá muộn, thì thời điểm này bạn có thể theo dõi một số dự án NFTfi trên thị trường để đánh giá và tìm cho mình những “hidden gems” tốt nhất.
Còn dưới đây là những cái tên nổi bật nhất, bạn có thể tham khảo:
Blur (BLUR)
Blur coin là đồng tiền chính của nền tảng Blur.io – một nền tảng kết hợp giữa NFT Aggregator (giải pháp tổng hợp giá từ các sàn NFT) và NFT Marketplace (Sàn giao dịch NFT tổng hợp) nhằm mục đích tối ưu trải nghiệm giao dịch NFT, cũng như cung cấp những công cụ cần thiết dành cho các nhà giao dịch NFT chuyên nghiệp thuộc hệ sinh thái Ethereum.
Chỉ trong thời gian ngắn sau khi ra mắt, Blur đã thu hút sự tham gia nhiệt tình từ cộng đồng với số lượng người dùng hàng ngày đã liên tục đứng thứ 2, bằng khoảng 1/4 so với OpenSea.
Xét dữ liệu trong 4 tháng qua, thì bất ngờ nhất khi khối lượng giao dịch hàng ngày của Blur đã vượt OpeaSea và độc chiếm top 1. Điều này có thể thấy Blur hiện đang là một dự án NFTfi rất được chú ý và tiềm năng phát triển còn rất dài. Đặc biệt, Blur cũng vừa được list trên một số sàn lớn như Huobi, Bitget, Bybit, OKX… nên nhà đầu tư có thể tiếp cận mua dễ dàng.
Wing Finance (WING)
Wings Finance là một nền tảng “Cross-chain Lending & Borrowing” hỗ trợ tất cả các dịch vụ trên DeFi được hậu thuẫn bởi những tên tuổi lớn trên thị trường như: Binance Labs, DefiLlama, SushiSwap,…
Gần đây, Wings Finance vừa ra mắt thêm NFT Pools cho phép người dùng thế chấp các NFTs từ các bộ sưu tập hàng đầu hiện nay như: BAYC, Cryptopunks, MAYC, Azuki để nhận loại khoản vay như ETH, pWING” để tham gia các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận khác trên DeFi.
Tuy vừa ra mắt, nhưng NFT Pool của Wing đã đạt hơn $659,415 NFT Collateral TVL với mức Total Supply đạt hơn $1.1M. Theo dữ liệu giá hiện tại, token WING đang được giao dịch quanh mức $8.3 và đang có dấu hiệu “vượt qua” các vùng tích lũy với lượng “cung lưu hành” hiện tại đã đạt hơn 73,62% tổng tương đương $26.1M Marketcap.
X2Y2 (X2Y2)
X2Y2 là một nền tảng NFT Marketplace sở hữu giao diện thân thiện với người dùng được hậu thuẫn bởi nhiều cái tên nổi bật trong mảng DeFi và NFT như: Uniswap, NFTGO, OpenSea, Nansen,…
Đội ngũ phát triển của X2Y2 luôn tích cực trong việc nghiên cứu thị trường NFT, điều này được phản ánh qua sự đa dạng của các bộ sưu tập NFT hiện hữu trên marketplace của nó.
Với mức volume đạt được hơn $110M trong 7D, xếp hạng thứ #3 trên DappRadar sau mỗi OpenSea và Blur. Điều này cho thấy mô hình kinh doanh của X2Y2 vô cùng hiệu quả và mang lợi nguồn lợi nhuận lớn cho dự án.
JPEG’d (JPEG)
Dự án JPEG’d là nền tảng “Lending & Borrowing” kết hợp DeFi và NFT khá nổi tiếng. Nó cho phép chủ sở hữu của Cryptopunk tạo vĩ mô NFT (NFDP) bằng cách sử dụng tiền punk của họ làm tài sản thế chấp.
Giống như như “Wings Finance”, JPEG’d cũng tích hợp phần lớn các bộ sưu tập NFT hot hiện nay, và cung cấp cho người dùng khoản vay thế chấp dựa trên độ hiếm và giá trị các NFT mang lại.
Với mức tổng vốn hóa thị trường khoản $28.2M, JPEG đã trải qua một đợt tăng giá “gấp 4” lần từ đáy và đang “sideway” ở mức $0.0014 với volume giao dịch đạt $2-3M mỗi ngày. JPEG hoàn toàn có thể tiếp tục “bùng nổ” nếu trend NFTFi diễn ra.
BendDAO (BEND)
BenDAO là một nền tảng “NFT Lending” được ra đời vào giai đoạn cuối mùa Bull-Run 2021, và là cái tên được cộng đồng nhắc đến rộng rãi do vừa có một “đợt tăng giá hơn 600%”. Dữ liệu từ DefilLama, nền tảng này đang thu hút được tổng cộng hơn $238.8M TVL trên mạng lưới và đã thêm hơn $100M kể từ giai đoạn T12/2022 khi $BTC được giao dịch ở mức $16K.
Theo thống kê từ Dune Analytics, lượng tài sản dự trữ hiện tại của BendDAO đã liên tục gia tăng kể từ giữa tháng 1, hiện đang đạt hơn 95,000 $ETH. Điều này càng củng cố thêm về sự vững trãi về mặt tài chính của dự án, khiến nó trở thành một trong các đồng coin NFTfi tiềm năng nhất hiện nay.
LooksRare (LOOKS)
LooksRare là dự án đã xây dựng một nền tảng NFT Marketplace với đa dạng các bộ sưu tập và sản phẩm cung cấp cho người dùng một trải nghiệm mua sắm hoàn toàn mới và độc đáo. Kể từ ngày ra mắt, nó đã đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
LooksRare đã “hợp tác với nhiều đối tác và nghệ sĩ nổi tiếng” trong lĩnh vực nghệ thuật và giải trí để phát triển nội dung NFT độc đáo và phong phú như Netflix, Coca-Cola, và Mercedes-Benz. Tại thời điểm bài viết, hoạt động ghi nhận trên LooksRare Marketplace đã có phần “sôi động”, số lượng giao dịch tăng lên kèm theo lượng volume giao dịch trên mạng lưới đã tăng “gấp 3 lần” trong 24h qua.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về các “xu hướng mới trên thị trường” và các “blockchain” mới đáng chú ý tại các bài viết dưới đây:
- Xu hướng Liquid Staking Derivatives (LSD) – Top dự án LSD tiềm năng 2023
- Nhận định trend ZK – Top những đồng coin hệ ZK đáng chú ý nhất
- Nhận định trend AI của tiền điện tử – Top coin AI tiềm năng nhất 2023
- Top các Blockchain đáng quan tâm nhất trong năm 2023
Trên đây là những thông tin về NFTfi là gì cùng những gợi ý về các dự án NFTfi tốt nhất hiện tại. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích để có thể đánh giá, nhận định về lĩnh vực này, cũng như tìm được các dự án NFTfi tốt nhất để đầu tư. Ý kiến cá nhân của bạn ra sao? Bạn đánh giá thế nào về NFTfi? Theo bạn, NFTfi sẽ trở thành xu hướng của tiền điện tử 2023 chứ?