Ngày 14/2 vừa qua, Blur là một dự án gây chú ý khi đã được list hàng loạt trên các sàn lớn như Houbi, Bybit, OKC, Kucoin, Gate.io, Bitget… Được biết, đây là một dự án thuộc mảng NFT-FI hay NFT Marketplace nói chung. Nhưng cụ thể Blur coin là gì? Nó có gì đặc biệt so với các NFT Market khác? Liệu đồng BLUR coin có tiềm năng để đầu tư dài hạn không? Hãy cùng dautucoin.io đi tìm hiểu chi tiết ở nội dung bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
BLUR coin là gì, nên đầu tư không?
Blur coin là gì?
Blur coin là đồng tiền chính của nền tảng Blur.io – một nền tảng kết hợp giữa NFT Aggregator (giải pháp tổng hợp giá từ các sàn NFT) và NFT Marketplace (Sàn giao dịch NFT tổng hợp) nhằm mục đích tối ưu trải nghiệm giao dịch NFT, cũng như cung cấp những công cụ cần thiết dành cho các nhà giao dịch NFT chuyên nghiệp thuộc hệ sinh thái Ethereum.
Nếu bạn chưa hiểu NFT là gì, hãy đọc: NFT là gì? Hiểu đúng, đủ nhất về NFT
Nói chi tiết hơn, thì sàn giao dịch Blur.io là:
- NFT Marketplace dành cho cả trader lẫn collector.
- Thay vì tự liệt kê các mặt hàng ngay trên sàn, thì Blur sẽ tự tổng hợp dữ liệu từ nhiều sàn giao dịch NFT khác nhau để người dùng có thể giao dịch NFT chỉ trên một nơi duy nhất. Tạo sự thuận tiện cho người dùng để lựa chọn các mặt hàng phù hợp.
- Cung cấp các tool hỗ trợ pro trader NFT, những người cần một công cụ hỗ trợ tối đa trải nghiệm giao dịch và quản lý danh mục đầu tư.
Đặc điểm nổi bật của BLUR coin là gì?
Có thể thấy, Blur.io khác biệt rất lớn so với phần lớn các sàn giao dịch NFT hiện nay như OpenSea, Gem, X2Y2,…khi tập trung hơn vào bán lẻ và sưu tầm. Nó tích hợp không chỉ các thông số dữ liệu cơ bản như giá bán gần nhất, thời gian mà còn hiển thị rõ độ hiếm của từng NFT, giao dịch đang diễn ra, độ sâu thanh khoản, phí gas hiện tại,… Một vài điểm mạnh của sàn Blur.io có thể kể đến:
- Chi phí thấp: Blur không thu từ người dùng bất kì khoản nào như OpenSea 2.5%, X2Y2 0.5%,… Như vậy, kèm với 0% phí bản quyền, người dùng có thể hưởng 100% doanh thu khi giao dịch trên Blur.
- Giao diện thân thiện: Blur.io tổng hợp có thông tin như volume giao dịch, holder,.. với giao diện trực quan, dễ nhìn, và tất cả các thông tin đều được cập nhật liên tục.
- Nhiều công cụ: Dự án đưa ra những đường dẫn tới các NFT Marketplace khác, cung cấp giao diện dành riêng cho trader và collector và những bảng biểu trình bày hỗ trợ cho giao dịch. Ngoài ra, Blur.io cũng đưa ra set phí gas cố định.
- Hệ thống vận hành cực nhanh: So với các sàn NFT khác thì Blur nhanh hơn gấp 10 lần, từ khởi chạy hệ thống, listing NFT hay các pending transaction.
Một số tính năng nổi bật khác:
– Tính năng Sweep: Bạn có thể mua nhiều NFT với giá sàn cùng lúc để có thể tối ưu lợi nhuận. Blur sẽ nhanh chóng loại bỏ những NFT đáng ngờ hoặc xử lý chậm. Lưu ý chính là phí gas trong các trường hợp mua số lượng lớn NFT một lần trên Blur sẽ tốn nhiều phí gas hơn so với các NFT Marketplace khác. Ví dụ như phí gas trên Element để mua 1 hay nhiều NFT/lần sẽ bằng nhau. Tuy nhiên, đặc điểm này nhằm đảm bảo tỷ lệ thành công cao nhất khi mua nhiều NFT cũng như tăng tốc độ giao dịch.
– NFT Aggregator: Blur tổng hợp thông tin NFT niêm yết trên nhiều NFT Marketplace khác nhau. Nhà giao dịch NFT có thể tương tác và giao dịch nhiều NFTs đến từ OpenSea, LooksRare,… trên nền tảng Blur. Đối thủ cạnh tranh trong mảng này của Blur chính là Gem. Thế nhưng Blur đã vượt qua Gem và trở thành NFT Aggregator #1 sau 3 ngày ra mắt.
– Mô hình tùy chỉnh phí bản quyền (royalty): Phí bản quyền vẫn đang là đề tài gây tranh cãi trong cộng đồng NFT giữa quyền lợi của nhà sáng tạo hay tăng tính thanh khoản cho thị trường NFT. Các sàn như OpenSea hay X2Y2 thì phí bản quyền là bắt buộc, nhưng Blur thiên về nhóm đối tượng giao dịch chuyên nghiệp hơn nên để có thể linh hoạt, nên cho nó cho phép người dùng có thể tùy chỉnh phí bản quyền, có thể điều chỉnh về 0.
*** Lưu ý nhỏ, là dù có được chỉnh phí bản quyền về 0, nhưng không có nghĩa là phí bản quyền của BLur luôn là 0. Dưới đây là minh họa cho tỷ lệ tiền bản quyền của Blur trung bình là 0,65%, đôi lúc còn cao hơn so với toàn thị trường ***
Thông tin về tokenomics của BLUR
Giống như nhiều sàn giao dịch NFT muốn cạnh tranh với OpenSea, Blur sử dụng token và chiến lược airdrop để thu hút người dùng NFT. Từ ngày đầu ra mắt cho tới hiện tại, đã có 3 đợt airdrop, cụ thể:
- Airdrop 1: Yêu cầu tham gia trading NFT trên các nền tảng thuộc mảng lưới Ethereum trong vòng 6 tháng trước khi Blur ra mắt.
- Airdrop 2: Yêu cầu người dùng list NFT trên Blur trước ngày 6/12/2022.
- Airdrop 3: Người dùng đặt lệnh Bid với giá gần với mức giá sàn nhất trên Blur (hạn chót 14/2/2023).
Trong mỗi đợt airdrop sau đều được Blur khẳng định là lượng token lớn hơn nhiều so với đợt airdrop trước. Điều này đã tạo động lực cho người dùng tiếp tục trải nghiệm sản phẩm của Blur.
Trong đó:
- 51% – 1,530,000,000 BLUR dành cho cộng đồng.
- 29% – 867,601,888 BLUR dành cho những người đã tham gia cống hiến cho dự án.
- 18.8% – 565,633,826 BLUR dành cho các nhà đầu tư.
- 1.2% – 36,764,286 BLUR dành cho cố vấn dự án.
Nhìn chung, tokenomics của BLUR khá tương đồng với tokenomics của UNI (Uniswap) nhưng với thời gian khoá và vesting dài hơn. 12% tổng cung BLUR (360,000,000 BLUR) sẽ được trích từ phần tokenomics dành cho cộng đồng để trả token của 3 đợt airdrop vừa qua. Sau khi ra mắt, BLUR đã được list trên nhiều sàn giao dịch tập trung như Coinbase, Bybit, Kraken, OKX, KuCoin… Bạn có thể tìm mua BLUR trên các sàn giao dịch này.
*** Lưu ý: Sau khi trả airdrop vào ngày 14/2, Blur thông báo kết thúc airdrop season 1, nghĩa là 3 đợt airdrop vừa qua thuộc Season 1. Vậy là Blur sẽ tiếp tục airdrop đến người dùng bỏ lỡ đợt airdrop trước đó. Theo thông tin Blur tiết lộ, thì Season 2 sẽ được mở đến 14/3.
=> Nhìn chung, cách sử dụng token của Blur khá khéo léo, cộng thêm sản phẩm hiệu quả, được người dùng đón nhận, Blur đang là đối thủ trực tiếp và cũng là đối thủ duy nhất xứng tầm với OpenSea ở thời điểm hiện tại. ***
Đội ngũ, nhà đầu tư, đối tác của BLUR
– Đội ngũ: Hiện tại, BLUR chưa công khai các thành viên đứng sau Marketplace của nó, nhưng được biết họ là một nhóm những người có kinh nghiệm từ MIT, Citadel, Five Rings Capital, Twitch, Brex, Square, và Y Combinator.
– Nhà đầu tư: Năm 2022, Blur đã gọi vốn thành công hơn $11 triệu từ những nhân vật hay tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực NFT như quỹ Paradigm, 6529, Cozomo Medici, dhof, Bharat Krymo, Zeneca, OSF, MoonOverlord, icebergy, Deeze, Andy8052, Keyboard Monkey. Blur đang sở hữu tiềm lực khá tốt và được cộng đồng NFT chuyên nghiệp đánh giá tích cực.
Ngay sau khi ra mắt token, The Block đã đưa tin sàn giao dịch Blur đang hoàn tất vòng gọi vốn tiếp theo với mức định giá hơn tỉ đô, số tiền gọi vốn dự đoán ở mức 15 – 30 triệu USD.
Ngoài ra, Không chỉ có nhà đầu tư lớn, Blur cũng có market maker hàng đầu thị trường là Wintermute.
– Đối thủ cạnh tranh: là những sàn giao dịch NFT khác, và những cái tên nổi bật bao gồm: OpenSea, Pine Protocol, Fracton Protocol, X2Y2, Cripco…, Đặc biệt, đối thủ ở cùng mảng NFT Aggregator là Gem.xyz.
Một số dữ liệu on-chain của BLUR
Là dự án mới, nên Blur đã triển khai 3 đợt chiến dịch airdrop nhằm đẩy số lượng người sử dụng nền tảng và đã tạo được hiệu ứng FOMO khá hiệu quả. Chỉ trong thời gian ngắn sau khi ra mắt, Blur đã thu hút sự tham gia nhiệt tình từ cộng đồng với số lượng người dùng hàng ngày đã liên tục đứng thứ 2, bằng khoảng 1/4 so với OpenSea.
Tuy nhiên, phải đến khi Art Gobblers NFT rất được mong đợi được ra mắt ngày 31 tháng 10, tiềm năng thực sự của Blur mới được tiết lộ. Nhờ nguồn cấp dữ liệu thời gian thực của Blur về doanh số bán hàng và danh sách NFT, những người muốn giao dịch Art Gobblers drop đã đổ xô đến nền tảng này với số lượng lớn. Và theo tài khoản Twitter chính thức của Blur, nền tảng này đã vượt qua Gem để trở thành công cụ tổng hợp NFT (NFT Aggregator) có khối lượng cao nhất chỉ ba ngày sau khi phát hành.
Xét dữ liệu trong 4 tháng qua, thì bất ngờ nhất khi khối lượng giao dịch hàng ngày của Blur đã vượt OpeaSea và độc chiếm top 1. Điều này có thể lý giải rằng khối lượng giao dịch cao chủ yếu đến từ nhóm nhà đầu tư thực hiện Wash Trading – người dùng mở giao dịch bán và rồi tự mua cho chính họ để đẩy khối lượng giao dịch nhằm tăng cơ hội. Mặc dù đội ngũ của Blur rằng họ sẽ lọc Wash Traders khỏi danh sách nhận airdrop, nhưng không thể đảm bảo và đánh giá khối lượng giao dịch thật sự của Blur trong thời gian này.
BLUR coin có tiềm năng để đầu tư không?
Được đầu tư $14 triệu và trong 3 tháng kể từ khi ra mắt, Blur NFT Marketplace cho thấy sức hút của mình khi đã nhanh chóng vươn lên xếp hạng 1 về khối lượng giao dịch NFT hàng ngày. Cho tới thời điểm hiện tại, Blur là dự án NFT Marketplace đầu tiên có thể vượt qua OpenSea về khối lượng giao dịch NFT. Các giao dịch trên OpenSea và Blur đều được coi là khá “sạch”, các giao dịch wash trade chiếm tỉ trọng rất nhỏ.
Nhìn chung, Blur là một nền tảng giao dịch NFT phù hợp cho các trader NFT chuyện nghiệp, với nhiều ưu điểm vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh của nó. Mặc dù vậy, nhìn ở một góc độ khác, thì Blur vẫn tồn tại nhiều nhược điểm, ví dụ:
- Thứ 1: Thông tin về nhóm Blur hiện đang ẩn danh. Thực ra, việc ẩn danh đội ngũ không phải là hiếm trong không gian tiền điện tử – một số nhà phát triển lớn cũng lựa chọn ẩn danh. Tuy vậy, việc ẩn danh sẽ đem đến một rủi ro nhỏ, vì nếu có vấn đề gì xảy ra với Blur, thì sẽ khó có thể tìm ai để giải trình và chịu trách nghiệm.
- Thứ 2: BLUR đang hoạt động khá tốt, và nó đang trên đường trở thành một phần có giá trị và lâu dài của cơ sở hạ tầng Web3. Mặc dù chất lượng của những gì Blur cung cấp không phải là vấn đề cần bàn cãi, nhưng liệu nó có thể được áp dụng đại trà hay không lại là chuyện khác. Vấn đề đặt ra là đối tượng mục tiêu của nền tảng chủ yếu là các nhà giao dịch chuyên nghiệp – khá nhỏ, nên Blur có thể gặp khó khăn khi tiếp cận nhiều người mới đến với nền tảng của nó.
- Thứ 3: Blur ghi điểm nhờ lượng người dùng liên tục tăng và có thời điểm khối lượng giao dịch còn vượt qua cả OpenSea. Tuy nhiên có lẽ một phần lớn là chiến dịch airdrop đã thúc đẩy điều này (vì nó trả token cho những người giao dịch trên nền tảng). Một câu hỏi đặt ra, là sau khi họ đã nhận được đủ phần thưởng airdop, họ có tiếp tục ở lại và sử dụng Blur nữa không? Liệu Blur có tiếp tục duy trì được lượng người dùng?
- Thứ4: Phí giao dịch của Blur được đánh giá là rẻ hơn nhiều so với các nền tảng khác. Ngắn hạn nó hiệu quả, vì sẽ giúp thu hút được người dùng đến với nền tảng trong giai đoạn đầu. Nhưng dài hạn nó sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của nền tảng – liệu Blur có thực sự bền vững khi doanh thu kém hay không không? Điều này có thể hạn chế sự tăng trưởng trung và dài hạn của nền tảng nếu nó không tìm ra cách giải quyết vấn đề này.
Có nên đầu tư vào BLUR coin không?
Bất chấp mùa đông tiền điện tử hiện tại, nhóm BLUR vẫn làm việc tích cực để đưa ra một nền tảng hỗ trợ giao dịch NFT rất hữu ích cho mọi người. Từ góc độ kỹ thuật, nó đã đánh bại các thị trường và công cụ tổng hợp NFT khác, và việc nó được sử dụng trong quá trình đúc Art Gobblers là một minh chứng cho thực tế này. Mặc dù nó tồn tại nhiều nhược điểm, nhưng mình nghĩ với những gì đội ngũ BLUR đã và đang làm, thì chắc chắn trong tương lai họ cũng sẽ biết cách cải thiện nền tảng sao cho phù hợp và phát triển bền vững hơn.
Trước mắt, trong ngắn hạn, mọi con mắt đang có nhiều con mắt đổ dồn vào đợt list sàn cũng như airdrop lần 3 của BLUR. Điều này có khả năng sẽ tạo nên một “trend” cho đồng BLUR coin và mảng NFT-Fi hay NFT Marketplace nói chung trong ngắn hạn.
Còn trong trung và dài hạn, hãy thử chờ đợi xem sau những đợt airdrop, liệu dữ liệu người dùng và khối lượng giao dịch của Blur có tích cực hay không? Liệu có thể tạo ra một mô hình doanh thu bền vững hơn hiện tại? Hay liệu có tên tuổi nào mới xuất hiện và vượt trội hơn, cạnh tranh với Blur? Và liệu toàn thị trường NFT nói chung có bùng nổ hơn trong 2023, hay vẫn phải đối mặt với vấn đề thanh khoảm? Tất cả chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của BLUR coin. Không ai có thể dự đoán trước, nhưng nếu bạn tin tưởng vào tiềm năng của Blur trong dài hạn, bạn có thể cân nhắc đầu tư một số vốn nhỏ vào BLUR.
Chúc bạn sáng suốt và đầu tư thành công.
DAUTU.IO