EOS coin đã từng là một đồng tiền điện tử được coi là blockchain tốt nhất để xây dựng các ứng dụng phi tập trung (dApps) và thứ hạng của nó đã từng rất cao trên thị trường. Nhưng hiện nay nó đã dần tụt hạng cũng như mất đi niềm tin từ các nhà đầu tư.
Vậy EOS coin là gì, tại sao nó lại phát triển kém như vậy? Liệu có tiềm năng cho EOS coin trong tương lai không? Hãy cùng theo dõi bài đánh giá này để quyết định xem có nên đầu tư vào EOS coin hay không nhé.
Nội dung
- 1 EOS Coin là gì, nên đầu tư không?
- 1.1 EOS coin là gì?
- 1.2 Đặc điểm nổi bật của EOS coin là gì?
- 1.3 So sánh Blockchain Ethereum và EOS
- 1.4 Đội ngũ sáng lập ra EOS là ai?
- 1.5 Token EOS là gì?
- 1.6 Tại sao EOS coin lại “rẻ” như vậy?
- 1.7 Ưu điểm khi đầu tư vào EOS coin là gì?
- 1.8 Những hạn chế của EOS coin là gì?
- 1.9 EOS coin có tiềm năng để phát triển không?
- 1.10 Mua bán và lưu trữ EOS Coin ở đâu?
EOS Coin là gì, nên đầu tư không?
EOS coin là gì?
EOS coin là một trong những loại tiền điện tử lâu đời nhất, là một nền tảng blockchain được tạo ra để phát triển các ứng dụng phi tập trung (DAPPS). Nhờ có EOS cung cấp các dịch vụ chất lượng mà các dApp được phát triển tốt hơn, có tính hướng tới người dùng cao hơn.
Không chỉ vậy, EOS còn tạo ra các tính năng cốt lõi, giúp các doanh nghiệp, tập đoàn hay các cá nhân có thể tự mình tạo ra các ứng dụng tiện ích trên Blockchain, tương tự như việc tạo ứng dụng trên Website. Đồng thời EOS cũng sẽ hỗ trợ người dùng khi muốn phát triển các ứng dụng phức tạp.
Đặc điểm nổi bật của EOS coin là gì?
Sau khi bắt đầu trên Ethereum, sử dụng thuật toán bằng chứng công việc SHA-256 lâu đời để mở rộng quy mô giao dịch, việc sử dụng tăng lên đã dẫn đến tắc nghẽn lớn và phí gas cao cho người dùng EOS.
=> EOS coin đã đổi sang sử dụng thuật toán bằng chứng cổ phần (DPOS) được ủy quyền.
Nhờ đó, EOS xây dựng được một nền tảng có khả năng xử lý ‘thần tốc’ với hàng nghìn giao dịch/giây mà chi phí bằng 0. Chính vì thế mà nền tảng này được biết đến như một ‘Ethereum Killer’ – Điều này có nghĩa là EOS không những có thể làm được những thứ mà Ethereum đang thực hiện, mà thậm chí nó còn xử lý tốt hơn, hướng tới những tính năng độc đáo vượt trội hơn.
So sánh Blockchain Ethereum và EOS
- Khả năng mở rộng: Có thể nói, EOS là Blockchain có khả năng mở rộng cao nhất và tốt nhất so với Ethereum. Bởi khả năng mở rộng của Ethereum hiện tại vẫn còn khá hạn chế, khi mỗi giây chỉ xử lý được khoảng ~20 giao dịch. Trong khi đó EOS lại có khả năng mở rộng vượt trội, lên tới hàng triệu giao dịch/giây. Không chỉ vậy, với EOS nó còn có thể thực hiện xử lý bất cứ ứng dụng nào trong thế giới thực nữa nhé.
- Cơ chế đồng thuận: Đối với Ethereum sử dụng mô hình Proof of Work, nhưng với EOS nó lại thực hiện bằng cách khác, đó là sử dụng cơ chế đồng thuận Delegated Proof of Stake – DPoS (Hay còn gọi là bằng chứng cổ phần được ủy quyền).
– Với DPoS, việc bạn nắm giữ Token không có nghĩa là bạn được xác thực giao dịch. Thay vào đó, bạn sẽ bỏ phiếu cho người khác để xác thực giao dịch của bạn. Những người này được gọi là Block Producers và họ cũng có cơ hội nhận được phần thưởng từ việc xác minh này. Hiện tại trong nền tảng EOS có khoảng 21 Block Producers có trách nhiệm xác minh giao dịch và đảm bảo an toàn cho mạng lưới Network. - Chi phí giao dịch: Với Ethereum, các giao dịch được tạo ra đều mất phía Gas. Các vấn đề liên quan tới giao dịch đó, cũng như khối lượng của Network nó tác động trực tiếp tới giá.
– Tuy nhiên, đối với EOS nó lại thực hiện theo cách khác và không hề tốn phí giao dịch. Các hoạt động giao dịch được tạo ra sẽ được xác thực bởi Block Producers và họ sẽ nhận được phần thưởng là các khối Block Reward. Do đó, để duy trì được hoạt động này, EOS phải đảm bảo có lượng Block Reward không giới hạn, nhưng vô tình nó lại tạo ra sự lạm phát trong nền kinh tế của hệ sinh thái EOS.
Đội ngũ sáng lập ra EOS là ai?
Dự án EOS có trụ sở ở Hồng Kông và được thành lập bởi công ty Block.one vào tháng 05/2017. Trong đó, người sáng lập chính phải kể tới:
-
Giám đốc điều hành Brandan Blumer: Từng làm việc với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực công nghệ, ông đã gặt hái được nhiều thành công trong mảng này. Điển hình phải kể tới dự án GameCliff – Account Network và Okay.com (Dự án do ông sáng lập).
-
Giám đốc kỹ thuật Dan Larimer (CTO): Không chỉ biết tới là giám đốc kỹ thuật của EOS, mà Dan Larimer còn là người đồng sáng lập ra Bitshares và Steemit nữa nhé. Với bộ não tinh tế và trí tuệ uyên thâm, cùng tầm nhìn xa trông rộng, trước khi bắt tay vào dự án EOS ông đã có ý tưởng cho việc loại bỏ phí giao dịch cho các ứng dụng phi tập trung trước đó.
Ngoài ra, EOS còn có sự góp mặt của rất nhiều giao sư, tiến sỹ và các cố vấn phát triển khác nữa.
Token EOS là gì?
Đây là Token chính thức của dự án EOS hay gọi cách khác là đồng tiền điện tử của mạng EOS. Để có thể thực hiện giao dịch với đồng tiền này, yêu cầu người dùng phải sở hữu nó. Đối với những nhà phát triển, điều kiện tối thiểu là phải nắm giữ EOS Token thì mới có thể sử dụng được các tài nguyên mạng, nhằm xây dựng và phát triển, cũng như đảm bảo quá trình hoạt động của các dApp.
Token EOS đóng vai trò giống như BNB, ETH, ICP, ADA và TRX trong việc chủ yếu giải quyết các giao dịch thông qua các ứng dụng phi tập trung (DAPPS) chạy trên blockchain của nó.
Là đồng tiền điện tử chính thức của EOS, nên việc nắm giữ EOS Coin bạn sẽ có cơ hội:
-
Có thể đưa ra ý kiến bầu cử trong cơ chế DPos. Cụ thể là người dùng sẽ dùng EOS để tiên hành thực hiện vote cho các Block Producers.
-
Thực hiện Staking để có thể tranh cử trở thành Block Producers.
-
Làm Block Reward cho các Producers.
Tại sao EOS coin lại “rẻ” như vậy?
Hiện tại, EOS đang giao dịch ở mức giá tương đối “rẻ”. Tại sao lại nói là rẻ, bởi vì giá của nó đã từng rất tốt trong quá khứ, nhưng hiện nay thì không được như vậy.
Điều gì đang làm cho giá EOS coin thấp như vậy?
Nhu cầu về EOS coin giảm: Kể từ khi ra mắt, EOS đã giảm xuống dưới mức giá khởi điểm của nó không biết bao nhiêu lần. EOS coin cũng có giai đoạn tăng giá và đạt ATH hồi tháng 5, nhưng rồi lại sụt giảm, và giá của nó phải nói là “èo uột”. ROI từ khi niêm yết đến giờ tuy là dương (+), nhưng so với các đồng coin khác thì quá ít.
=> Chính như vậy đã khiến các nhà đầu tư xa lánh nó. Chẳng ai muốn mua 1 đồng coin không tăng giá cả.
Quá khứ gây tranh cãi: Quá khứ của EOS đầy rẫy những tranh cãi, và đây được cho là đã góp phần rất lớn vào việc làm cho giá của nó ở mức thấp như vậy. EOS đã bị phạt 24 triệu đô la từ SEC, rồi sau đó là cả những vấn đề xuất hiện trong công ty mẹ của nó – Block.One xuất hiện.
Đội ngũ sáng lập EOS trong blockchain có quan điểm khác nhau về tương lai của EOS coin, nên nó bị trì hoãn việc ra mắt, rồi bị nhiều nhà đầu tư kiện đòi hoàn lại tiền. Sau đó, ngay khi mọi người nghĩ rằng cuộc chiến quản lý đã kết thúc – thì người đồng sáng lập EOS – Danial Larimer đã từ chức khỏi Block.One và từ bỏ dự án EOS vào tháng 1/2021.
Giá EOS coin ngày hôm nay (realtime)
EOS (EOS)
Ưu điểm khi đầu tư vào EOS coin là gì?
Một số chuyên gia và nhà phân tích tiền điện tử đã dự đoán EOS coin có thể sẽ tăng giá trong tương lai, bởi vì hiện tại nó sở hữu những ưu điểm như sau:
✅ EOS là đồng coin khá phổ biến
EOS là coin nền tảng đã có mặt trên thị trường được vài năm, và có tới hơn 650 dApps hoạt động trên nền tảng của nó, nên hầu hết các nhà đầu tư đều biết nó.
EOS coin đang có tính thanh khoản lớn khi khối lượng giao dịch ngày càng tăng lên. Tại thời điểm hôm nay, khối lượng giao dịch 24h qua của EOS là $ 356.19 M.
Điều đó sẽ là một tín hiệu tích cực để thúc đẩy giá EOS ngày càng tăng lên.
✅ EOS đang bị định giá quá thấp
Nếu tìm hiểu sâu về công nghệ blockchain, bạn có thể nhận thấy rằng EOS coin có thể là một trong những nền tảng tốt nhất để tạo ra các dApp.
Xét với các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này, ví dụ như Ether (ETH), Polkadot (DOT), Solana (SOL), Chainlink (LINK)…, có thể thấy giá của chúng đều cao hơn EOS. Nhiều nhà phân tích đã định giá rằng EOS lẽ ra nên đạt được mức cao nhất mọi thời đại là 100 USD.
Bạn cứ thử nghĩ xem, thật khó để tượng tưởng được một token chính để giải quyết các giao dịch trên nền tảng DeFi có hơn 650 ứng dụng phi tập trung (DAPPS) chạy trên chúng lại có giá giao dịch thấp như vậy. Các ứng dụng này ghi nhận hàng tỷ khối lượng giao dịch hàng tháng, và EOS xứng đáng có một mức giá cao hơn.
✅ EOS có nguồn cung hữu hạn
Tính đến thời điểm hiện nay, có tổng cộng 1,516,885,789 token EOS đang lưu hành trên thị trường, trong khi tổng lượng cung là gần 1,3 tỷ token.
Có nghĩa là lượng cung đang lưu hành hiện tại đã chiếm tới 92,60% tổng nguồn cung. Điều này có nghĩa EOS sẽ không còn lo sợ bị lạm phát, nguồn cung của nó sẽ dần bị giới hạn, và giá của EOS coin sẽ tăng lên nếu nền tảng của nó thu hút được nhiều người dùng và nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng.
✅ Ra mắt sàn giao dịch cạnh tranh với Binance
Vào ngày 11/5/2021, Bullish Global sẽ được ra mắt với tư cách là một sàn giao dịch tiền điện tử, chạy trên blockchain của EOS (EOSIO). Tổng số tiền tài trợ cho dự án này lên tới hơn 10 tỷ đô la. Và hơn hết, các tổ chức như Galaxy Digital & Nomura cũng như các nhà đầu tư nổi tiếng như Alan Howard , Louis Bacon, Richard Li , Christian Angermayer, Mike Novogratz và Peter Thiel đã tham gia cung cấp vốn cho sự hợp tác này.
Vì Bullish sẽ chạy trên mạng EOSIO, nên EOS sẽ có tính thanh khoản lớn vì đây là token cung cấp năng lượng cho tất cả các hoạt động trong hệ sinh thái. Khi thông tin này được đưa ra đã khiến EOS đạt mức cao nhất mọi thời đại là 14,45 đô la vào ngày 14/5/2021.
Mặc dù hiện tại giá EOS coin đã sụt giảm, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng nó sẽ khôi phục được mức giá cao này nếu sàn giao dịch này thành công.
✅ Có phần thưởng cho người nắm giữ EOS
Những nâng cấp gần đây nhất trên nền tảng EOS liên quan đến việc phân bổ tài nguyên và đặt phần thưởng. Trên blockchain này, bất kỳ ai có số dư bắt buộc tối thiểu của một loại tiền điện tử cụ thể đều có thể xác thực các giao dịch và kiếm phần thưởng Staking.
=> Việc nâng cấp như vậy là cực kỳ quan trọng để thu hút nhiều nhà đầu tư hơn vào EOS, là động lực để đẩy giá EOS coin tăng lên mức giá cao mới trong tương lai.
✅ Nâng cấp mô hình EOS PowerUp
Mô hình PowerUp cho phép người dùng mạng EOS trả phí để cấp nguồn cho tài khoản của họ trong 24 giờ . Điều này giúp họ giao dịch trên mạng trong khoảng thời gian thay vì phải trả phí cho mọi giao dịch. Ngoài điều này, chủ sở hữu EOS coin cũng có thể kiếm được lợi nhuận bằng cách gửi các token EOS chưa sử dụng để nhận phần trăm của tất cả các khoản phí tăng cường do network của nó tạo ra.
=> Điều này có thể thu hút nhiều người chuyển từ Ethereum sang EOS hơn, và về lâu dài sẽ tác động tích cực đến giá EOS coin.
Những hạn chế của EOS coin là gì?
Ngoài những ưu điểm của EOS coin mình vừa phân tích, thì đồng coin này cũng tồn tại một số nhược điểm mà bạn cần lưu ý khi đầu tư vào nó.
❌ Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt
Mục đích của EOS là tạo ra một nền tảng có thể khởi chạy các Dapps. Thật không may là trong lĩnh vực này, đã có rất nhiều đồng coin nền tảng đều có thể triển khai, và nhiều nền tảng vượt trội hơn EOS.
Ethereum có lợi thế là người đi đầu, còn các blockchain khác như Cardano, Solana, Polkadot, Tron, Polygon… lại đều có những công nghệ vượt trội và chúng cạnh tranh nhau ở danh hiệu “kẻ giết chết Ethereum”. Vì vậy nếu EOS muốn khẳng định được bản thân, nó cần phải có cần có một cái gì mới mẻ, độc đáo hơn.
❌ EOS đi theo mô hình giá của Bitcoin
Có một thực tế là hầu tất cả các loại tiền điện tử đều tuân theo mô hình giá của BTC, và EOS cũng không ngoại lệ.
Nói một cách dễ hiểu, BTC kiểm soát toàn bộ thị trường. Vì vậy đầu tư vào EOS coin, bạn sẽ phải theo dõi tất cả những thông tin ảnh hưởng đến BTC và thị trường coin nói chung. Sẽ thật tuyệt nếu EOS tạo được một nền tảng có thể độc lập hơn với những gì xảy ra với BTC, nhưng có lẽ nó sẽ cần một chặng đường rất dài.
❌ EOS coin đang ngày càng tụt hậu
Sau khi ra mắt EOS coin sau một đợt ICO thành công, một số đại diện của EOS đã chỉ ra rằng nó sẽ hỗ trợ hoạt động hiệu quả hơn cho các ứng dụng phi tập trung so với các nền tảng hiện có như Ethereum. Các chuyên gia blockchain khác kết luận rằng EOS có thể đạt chiếm lĩnh thị trường Dapps.
Tuy nhiên, thật không may, Ethereum vẫn kiểm soát DeFi và có nhiều DApps hoạt động nhất. Và rồi sau đó lại có vô số Blockchain khác ra đời và ấn tượng không kém. Dù EOS có thể làm các giao dịch nhanh hơn và chi phí rẻ hơn, nhưng nó lại không đạt được kỳ vọng của người nhiều. Chính vì vậy, sau 3 năm hoạt động, mức giá cao nhất mà EOS đạt được còn rất rấp so với những đối thủ.
Tại một số thời điểm, để gây ấn tượng với người hâm mộ, đội ngũ đằng sau EOS đã tranh luận rằng họ có blockchain hoạt động tích cực nhất. Nhưng rồi họ đã bị cộng đồng phản bác, và đòi hỏi họ phải hoạt động nhiều hơn nữa để thúc đẩy giá EOS tăng cơn.
Nhưng tiếc là, đội ngũ EOS không thực hiện lời hứa, và họ cũng chẳng làm gì cả. Những gì mà người ta đang nhìn thấy ở EOS là một tương lai rất “chơi vơi”.
Thực tế, EOS đã từng lọt vào top 20 đồng tiền điện tử lớn nhất tính theo vốn hóa thị trường vào đầu năm 2021. Nhưng giờ thì nó đã tụt hạng thê thảm thế nào. Hiện tại, nó chỉ đứng hạng 79.
EOS coin có tiềm năng để phát triển không?
Có thể thấy rằng, EOS coin dù có những điểm tích cực, nhưng thực sự nó không quá ấn tượng để đảm bảo có thể tăng giá mạnh so với những đồng coin khác. Bản chất là một coin nền tảng, đã có nhiều dApps chạy trên blockchain của nó, nhưng tính đến hiện nay thì công nghệ của nó so với các đối thủ phải nói rằng thua kém rất nhiều.
Ngoài ra, nó lại tồn tại khá nhiều hạn chế, có thể làm nó dần tụt hạng trong dài hạn.
Vậy, EOS coin có tương lai không?
EOS có một tương lai. Như mình đã nói ở phần trên, đó là công ty mẹ Block.one của nó đã tạo ra một công ty con mới có tên là Bullish Global, và đã tung ra sàn giao dịch Bullish Exchange vào 21/12/2021, áp dụng cho một số quốc gia nhất định, và EOS token sẽ đóng vai trò là token chính.
Tất nhiên, hiện tại thì sàn giao dịch này chưa phổ biến và chưa được nhiều người biết tới. Không rõ tương lai của Bullish Exchange sẽ ra sao, nhưng nếu nó có thể thu hút được nhiều dùng, thì sẽ thúc đẩy nhu cầu về EOS coin, khiến giá EOS coin tăng lên.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng hiện tại có rất nhiều sàn giao dịch đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường, nên cạnh tranh là rất khó. Ngoài ra, đánh giá theo những gì Bullish Exchange đang có cũng như các hành động mà đội ngũ EOS đã làm với nền tảng EOS trong quá khứ, thì mình không đặt kỳ vọng nhiều vào nó.
Có nên đầu tư vào EOS coin hay không?
Quyết định đầu tư là ở bạn, nếu bạn tin tưởng vào tương lai của EOS, rằng đội ngũ của nó sẽ làm điều gì đó để “đột phá” được nền tảng EOS, và cả việc sàn giao dịch Bullish Exchange sẽ được áp dụng rộng rãi trong tương lai, thì bạn hãy có thể đánh cược một chút một vốn nhỏ và chờ đợi trong dài hạn.
Còn nếu không, thì hãy lựa chọn một số đồng coin khác như: Solana, Polkdot, Polygon, Chainlink,… Mình đánh giá chúng cao hơn và có thể đem đến lợi nhuận tốt hơn EOS coin ở thời điểm này.
Mua bán và lưu trữ EOS Coin ở đâu?
Để sở hữu được Token này, bạn có thể thực hiện giao dịch mua bán Coin EOS trên các sàn giao dịch tiền điện tử được niêm yết như: Binance, OKEx, Mandala Exchange, CoinTiger, Huobi Global,… (EOS hiện tại mới chỉ chấp nhận giao dịch với USDT, ETH, BTC). Hoặc cũng có thể đăng ký tham gia làm các Block Producers (Người xác nhận và xử lý giao dịch) để có cơ hội nhận được Reward bằng Token EOS.
Về vấn đề lưu trữ EOS, bạn có thể sử dụng ví sẵn có trên sàn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn lưu trữ thời gian dài và đảm bảo an toàn, có thể sử dụng các loại ví ngoài như: Trust Wallet, Metamask, Coin98 Wallet, ví lạnh Ledger, ví lạnh Trezor,….
Với những thông tin chi tiết được chia sẻ trên đây, bạn đã thực sự hiểu EOS Coin là gì, cũng như tương lai, dự định của dự án EOS chưa nào? Mong rằng kiến thức đó sẽ giúp bạn có được nhận định riêng cho bản thân mình và đưa ra được quyết định đầu tư đúng đắn nhé. Chúc các bạn thành công!