Khi tìm hiểu về Bitcoin hay tiền điện tử thì thuật ngữ Proof Of Work (POW) là một trong những từ khóa mà bạn sẽ thấy thường xuyên. Vậy Proof Of Work (POW) là gì, Proof of Work có ưu nhược điểm gì, cách hoạt động và khác Proof of stake thế nào thì bạn hãy xem thông tin chi tiết ngay dưới đây.
Nội dung
Proof Of Work (POW) là gì?
Proof Of Work (POW) là gì?
Khi nói tới Proof of work thì người ta sẽ nói tới các Miner hay còn gọi là thợ đào. Sự ra đời của Bitcoin đã khiến cho từ khóa “đào coin” trở nên rất sốt một thời. Những người thợ đào sẽ sử dụng sức mạnh tính toán của máy tính của mình để xác minh dữ liệu mới để thêm vào blockchain. Bằng cách này họ sẽ nhận được phần thưởng tiền điện tử mới khi họ xác thực chính xác dữ liệu mới và không gian lận hệ thống.
Nguồn gốc của thuật toán Proof of Work (POW)
Proof of Work được biết đến rộng rãi kể từ khi Satoshi Nakamoto tạo ra Bitcoin và tạo ra tiếng vang lớn trên toàn cầu.
Ý tưởng về Proof of Work (PoW) lần đầu tiên được giải thích trong một bài luận của Cynthia Dwork và Moni Naor với mục đích tạo ra một cách để ngăn chặn thư rác.
“Nếu chi phí gửi email cao hơn thì điều đó có thể đủ để ngăn chặn những kẻ gửi thư rác. Giả sử bạn muốn tính phí bất kỳ ai 0,005 USD để gửi email cho bạn. Bạn không phải thực sự muốn thu tiền của họ mà bạn chỉ muốn có bằng chứng rằng họ sẵn sàng chi một khoản nào đó để gửi email cho bạn. Thay vì yêu cầu một khoản thanh toán vi mô, bạn có thể yêu cầu người gửi mail giải một câu đố, một thứ đòi hỏi tài nguyên máy tính trị giá khoảng 0,005 USD chẳng hạn. Sau đó nếu bạn vẫn nhận được quá nhiều thư rác, bạn có thể tăng tỷ lệ của mình bằng cách đưa cho họ một câu đố khó hơn, tốn kém hơn.”
Đến năm 1997, Adam Back đã trình bày cơ chế chống “chi tiêu gấp đôi” trong Whitepaper của HashCash.
Đến năm 2004, Hal Finney đã áp dụng khái niệm PoW vào tiền điện tử như một giải pháp bảo mật, thông qua cơ chế gọi là “Reusable Proof of Work”.
Năm 2009, Satoshi Nakamoto đã sử dụng ý tưởng của Finney để tạo ra cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW) dành cho Bitcoin.
Mục đích ban đầu của việc phát minh ra Proof of Work là để chặn thư rác nhưng ngày nay nó được biết đến nhiều hơn thông qua sự liên kết của nó với tiền điện tử.
Proof Of Work (PoW) hoạt động như thế nào?
Như bạn đã biết rằng mọi loại tiền điện tử đều có một blockchain về cơ bản là một cuốn sổ cái công khai lưu trữ các bản ghi của các khối giao dịch.
Với tiền điện tử Proof Of Work, mỗi khối có một hàm băm cụ thể. Để khối được xác nhận, thợ đào coin cần tạo một băm mục tiêu nhỏ hơn hoặc bằng khối đó.
Để xác minh các khối, các thợ đào coin sử dụng sức mạnh tính toán để giải các câu đố mật mã phức tạp. Khi xác minh khối thành công, khối sẽ được thêm vào chuỗi và thợ đào nhận coin như một phần thưởng.
Lý do tại sao POW hoạt động là bởi vì việc tìm kiếm hàm băm mục tiêu rất khó. Ngay cả quy trình này cũng phức tạp đến mức nó ngăn cản bất kỳ thao tác nào đối với các bản ghi giao dịch. Đồng thời, sau khi tìm thấy một hàm băm mục tiêu, những thợ đào khác sẽ dễ dàng kiểm tra nó.
Ưu nhược điểm của Proof of Work là gì?
Proof of Work và Proof of Stake khác gì nhau?
Trước những hạn chế mà POW gặp phải trong quá trình phát triển thì cộng đồng tiền điện tử đã tạo ra cơ chế đồng thuận khác là Proof of Stake (bằng chứng cổ phần hay POS).
Với bằng chứng về cổ phần, những người tham gia mạng được gọi là “Validator” thay vì Miner. Một điểm khác biệt quan trọng là thay vì giải quyết các vấn đề toán học, các Validator sẽ khóa số lượng tiền điện tử của họ trong một hợp đồng thông minh trên blockchain.
Quá trình này gọi là “Staking” hay đặt cược, họ có cơ hội xác thực các giao dịch mới và kiếm phần thưởng. Nhưng nếu họ xác thực dữ liệu xấu hoặc gian lận không đúng cách, họ có thể mất một số hoặc tất cả tiền đặt cược như một hình phạt.
Proof of Stake giúp nhiều người tham gia vào hệ thống blockchain với tư cách là Validator dễ dàng hơn. Không cần phải mua các hệ thống máy tính đắt tiền và tiêu thụ lượng điện lớn để kiếm được phần thưởng là tiền điện tử. Với Proof of Stake thì giao dịch sẽ diễn ra nhanh hơn, phí giao dịch cũng sẽ ít hơn so với POW truyền thống.
Ethereum – tiền điện tử đứng thứ 2 thế giới theo vốn hóa đã thành công chuyển đổi lên Ethereum 2.0 và sử dụng Proof of Stake cũng cho thấy những ưu điểm của cơ chế đồng thuận này.
Các đồng coin PoW hàng đầu hiện nay
-
Bitcoin: Bitcoin là tiền điện tử PoW đầu tiên, phổ biến nhất, có sự bảo mật tốt nhất so với các coin POW khác. Cho tới hiện tại thì chưa có đồng tiền điện tử nào làm được như Bitcoin khi là người đi tiên phong của tiền điện tử và khó có thể bị đánh bại. Hiện tại Bitcoin có giá $ 104,384.97, vốn hóa $ 2.07 T, xếp hạng vốn hóa 1
-
Litecoin: Là một bản sao nhẹ hơn của Bitcoin, được biết đến với cái tên gọi “em trai của Bitcoin” nhưng có nguồn cung lớn hơn Bitcoin và có tốc độ tạo khối nhanh hơn Bitcoin. Hiện tại Litecoin có giá $ 121.37, vốn hóa $ 9.15 B, xếp hạng vốn hóa 24
-
Bitcoin Cash: Tương tự như Litecoin, Bitcoin Cash là một bản sao của Bitcoin nhưng có tốc độ giao dịch nhanh, chi phí giao dịch rẻ hơn và đang được chấp nhận rộng rãi. Tuy nhiên thì Bitcoin Cash lại không phổ biến được như Bitcoin, giá trị của Bitcoin Cash cũng khá thấp và bảo mật kém hơn Bitcoin. Hiện tại Bitcoin Cash có giá $ 435.61, vốn hóa $ 8.63 B, xếp hạng vốn hóa 26
-
Monero: Loại tiền điện tử hướng đến quyền riêng tư khi người dùng sở hữu XMR coin có thể hoàn toàn yên tâm khi không ai có thể biết được số lượng tiền mình sở hữu và việc mình tiêu dùng ra sao. Hiện tại Monero có giá $ 219.78, vốn hóa $ 4.06 B, xếp hạng vốn hóa 40
-
ZCash: Một đồng tiền riêng tư khác cũng tập trung và sự riêng tư và ẩn danh giống như Monero với phí giao dịch thấp hơn, tốc độ giao dịch nhanh hơn. Hiện tại ZCash có giá $ 46.04, vốn hóa $ 730.88 M, xếp hạng vốn hóa 140
-
Ethereum Classic: Là một fork của Ethereum với tư tưởng khá bảo thủ, nó hiện đang sử dụng PoW và không có ý định chuyển sang PoS. Xét về tính phổ biến thì ETC khó có khả năng cạnh tranh với ETH nhưng nó cũng là một dự án POW đáng quan tâm. Hiện tại Ethereum Classic có giá $ 26.80, vốn hóa $ 4.03 B, xếp hạng vốn hóa 42
-
Dogecoin: Là đồng memecoin không được đánh giá cao về công nghệ, nó bởi mục đích được tạo ra là để “châm biếng” nền công nghiệp tiền điện tử. Tuy nhiên nó lại bất ngờ nhận được rất nhiều sự yêu thích khi nằm trong top 15 coin có vốn hóa lớn nhất thế giới cũng là đồng memecoin hàng đầu hiện nay. Hiện tại Dogecoin có giá $ 0.348727, vốn hóa $ 51.51 B, xếp hạng vốn hóa 8
Qua đây, mong rằng bạn đã hiểu Proof of Work là gì cũng như những đồng coin POW phổ biến nhất hiện nay. Nếu như bạn vẫn còn điều gì chưa hiểu về POW hay bất kỳ thông tin gì liên quan, bạn có thể để lại comment để được giải đáp trong vòng 24h. Thị trường tiền điện tử vẫn luôn có nhiều rủi ro nên nếu bạn quan tâm và muốn thử đầu tư cũng chỉ nên đầu tư với số vốn nhỏ mà thôi.