MANA không phải là một đồng tiền điện tử thông thường mà nhiều người vẫn sử dụng như một kho lưu trữ giá trị hoặc dùng để mua các sản phẩm, dịch vụ trực tuyến. Thay vào đó, MANA coin gắn liền với nền tảng Decentraland và cung cấp một thứ rất độc đáo hơn, khiến nó trở thành một đồng coin Defi nên có trong danh mục đầu tư của bạn. Vậy cụ thể MANA coin là gì, dự án Decentraland là gì? Chúng hoạt động thế nào, có tiềm năng để đầu tư vào không? Hãy cùng chúng mình đi sâu tìm hiểu về Decentraland và MANA coin ở nội dung bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
- 1 Decentraland – MANA coin là gì?
- 1.1 Decentraland là gì?
- 1.2 MANA coin là gì?
- 1.3 Ai đã tạo ra Decentraland (MANA)?
- 1.4 Điểm đặc biệt của Decentraland – MANA coin là gì?
- 1.5 Có bao nhiêu đồng MANA coin tất cả?
- 1.6 Các ưu điểm của Decentraland (MANA coin) hiện nay
- 1.6.1 Decentraland là nền tảng metaverse chủ chốt
- 1.6.2 Decentraland đã bán được mảnh đất ảo giá trị nhất
- 1.6.3 Decentraland là xu hướng của triển lãm nghệ thuật
- 1.6.4 Có quỹ đầu tư lớn đã đầu tư vào Decentraland
- 1.6.5 Decentraland có lợi thế khi tận hưởng sự bùng nổ của DeFi
- 1.6.6 Decentraland (MANA) có lợi nhuận ấn tượng vào năm 2021
- 1.6.7 MANA coin đang được định giá rất thấp
- 1.7 Thách thức hiện tại của MANA coin là gì?
- 1.8 Có nên đầu tư vào MANA không không?
Decentraland – MANA coin là gì?
Decentraland là gì?
Decentraland là một nền tảng thực tế ảo (VR) hoạt động trên blockchain của Ethereum. Nó cho phép người dùng trải nghiệm, sáng tạo và kiếm tiền từ nền tảng của nó.
Cụ thể hơn, Decentraland có thể coi như một thế giới áo. Trong thế giới này, bạn có thể thoải mái mua đất, xây dựng, phát triển, kiếm tiền, và hoàn toàn sở hữu “thế giới” đó.
Decentraland thực chất là một “trò chơi” nhập vai, nhưng thay vì bạn chơi trên màn hình 2 chiều, thì bạn sẽ được tham gia vào một thế giới ba chiều qua kính VR và tự tạo ra thế giới cho riêng mình.
Để biết chi tiết, cụ thể Decentraland hoạt động như thế nào, bạn có thểm xem qua video giới thiệu của họ:
MANA coin là gì?
Tuy nhiên, với độ phổ biến ngày càng tăng và từng bước có được thứ hạng cao trong thị trường tiền điện tử, MANA coin không còn đơn giản chỉ là đồng tiền dành cho game thủ trong Decentraland, mà nó còn được một số nhà đầu tư coin thuần túy khác lựa chọn để làm một sản phẩm đầu tư sinh lời.
Ai đã tạo ra Decentraland (MANA)?
Decentraland được tạo ra bởi Ari Meilich (Trưởng nhóm Dự án) và Esteban Ordano (Trưởng nhóm Kỹ thuật). Ordano trước đây đã làm việc tại Bitpay với tư cách là một kỹ sư phần mềm và thành lập Smart Contract Solutions, Inc. Cả hai người sáng lập này cũng đã làm việc cùng nhau trong việc tạo ra Stremium và Bitcore.
Decentraland đã tồn tại lâu hơn bạn nghĩ. Thực tế, nó được tạo ra 6/2015 nhưng rất sơ khai, và người ta gọi đó là “thời kỳ đồ đá”. Sau quãng thời gian dần phát triển, Decentraland đã được tiến hành ICO vào năm 2017 và 24 triệu đô la đã được huy động trong một thời gian ngắn.
Đến năm 2019, sau 2 nhiều năm thử nghiệm đã được thực hiện, thế giới ảo của Decentraland đã tung ra phiên bản Close Beta, còn bản Open Beta chính thức vào tháng 2/2020.
Điểm đặc biệt của Decentraland – MANA coin là gì?
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về MANA coin và nền tảng Decentraland là gì, hãy cùng chúng mình tìm hiểu kỹ hơn về các thành phần của Decentraland, bao gồm:
LAND: hay còn gọi là ĐẤT, là thứ bạn bắt buộc phải có nếu muốn xây dựng thế giới trong Decentraland. LAND là token ERC 721 (NFT), dùng để xác nhận quyền sở hữu đối với một mảnh đất đã mua, không thể phá hủy, không thể phân chia.
Sau khi bạn sở hữu một lô ĐẤT, bạn có thể tự do biến tấu nó theo cách mà bạn muốn: xây nhà, tạo trò chơi, ứng dụng, cảnh 3D động, thậm chí là các dịch vụ giáo dục, du lịch…. Tóm lại là toàn quyền làm những gì bạn muốn. Hiện tại, lô rẻ nhất của LAND là 11.750 MANA trong khi các khu vực phổ biến hơn có giá hàng triệu.
Ở LAND cũng có các nhóm, tương đương với các Quận, là một cộng đồng xoay quanh một chủ đề chung. Bạn càng sở hữu nhiều đất trong Quận, thì bạn càng có nhiều phiếu bầu khi muốn biểu quyết vấn đề chung của Quận.
MANA: là token theo tiêu chuẩn ERC 20. MANA cung cấp năng lượng cho nền kinh tế của Decentraland. Mọi tài sản và dịch vụ của Decentraland (đất đai, đồ đạc, hình đại diện, thiết bị, tên, v.v.) đều được định giá bằng MANA.
Marketplace: Là nơi bạn có thể bán những tài sản, đất đai cho chính mình tạo ra để kiếm MANA, thu về lợi nhuận. Hoặc bạn cần thứ gì đó, có thể lên Market của Decentraland để “mua sắm”.
Ý tưởng đằng sau Decentraland là cung cấp cơ hội kinh doanh, phương tiện làm nghệ thuật cũng như trở thành một nơi giải trí cho người dùng.
Ví dụ, ở ngoài đời, bạn muốn mua đất và kiếm lợi nhuận từ nó thì sẽ đòi hỏi rất nhiều tiền, lại tốn thời gian, thủ tục giấy tờ. Nhưng Decentraland cung cấp cho bạn một nền tảng thay thế giúp bạn mua đất, tạo những thứ giải trí theo đúng sở thích trong thế giới của Decentraland, lại có thể kiếm lợi nhuận từ chính thế giới đó.
Có bao nhiêu đồng MANA coin tất cả?
Theo thông tin công bố, thì khi MANA coin được phát hành, tổng nguồn cung của nó là 2,6 tỷ tokens MANA. Nguồn cung này cố định, và hiện tại có tổng cộng 1,868,015,939 đang lưu hành trên thị trường.
Để có thể tạo thể giới trong MANA, bạn sẽ phải mua ĐẤT (LAND). Ban đầu, bạn sẽ mua đất từ Decentraland, và họ bán nó với giá 1000 MANA/LAND, và số MANA này sẽ được đốt (tiêu hủy) ngay sau khi bạn mua.
Ngoài ra, 2,5% lượng MANA giao dịch trên thị trường Decentraland cũng sẽ bị tiêu hủy. Nhưng sau đó, cộng đồng đã quyết định ngừng đốt, và đưa chúng và quỹ cộng đồng.
=> MANA coin có nguồn cung hữu hạn nên sẽ không lo bị lạm phát. Thêm vào đó, MANA được phân bố rất đồng đều, khiến bạn có yên tâm sở hữu mà không sợ tình trạng thao túng giá giống như một số đồng coin khác.
Các ưu điểm của Decentraland (MANA coin) hiện nay
Đầu tư vào MANA coin là chờ đợi nó tăng giá theo thời gian, cũng chính là bạn đánh cược vào sự phát triển của nền tảng Decentraland. Nên những ưu nhược điểm, thách thức của Decentraland lẫn MANA sẽ luôn đi kèm với nhau.
Theo nhiều chuyên gia và nhà phân tích tiền điện tử, việc đầu tư vào Decentraland rất đáng được xem xét vì nó có thể đem đến lợi nhuận khổng lồ cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Vậy đâu là động lực cho những quan điểm tích cực như vậy? Hãy cùng chúng mình xem xét những ưu điểm hiện nay của nó.
Decentraland là nền tảng metaverse chủ chốt
Hiện nay, Decentraland luôn nằm trong số các nền tảng thực tế ảo ưu tiên hàng đầu mà người dùng muốn sử dụng khi họ có ý tưởng về việc tạo ra màn hình 3D, trò chơi và ứng dụng thực tế ảo. Chính vì lẽ đó, Decentraland (MANA) đang đứng thứ đầu trong việc định giá thị trường tài sản tiền điện tử NFT.
Chiliz (CHZ) và Enjin Coin (ENJ) là tài sản kỹ thuật số duy nhất có vốn hóa thị trường cao hơn Decentraland trong không gian NFT vào thời điểm đầu năm 2021. Nhưng tính đến thời điểm biên tập bài viết, vốn hóa của MANA đã bỏ xa 2 đối thủ này.
Hiện nay, vốn hóa của MANA $ 979.99 M, trong khi CHZ là $ 800.37 M, còn ENJ là $ 370.33 M
=> Với thứ hạng ấn tượng trong thị trường thực tế ảo cũng như NFT sẽ là cơ hội rất lớn cho Decentraland ngày càng tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng, từ đó sẽ thúc đẩy tăng giá đồng MANA.
Decentraland đã bán được mảnh đất ảo giá trị nhất
Ngày 18/6/2021, một khu đất ảo ở Decentraland được bán với giá $ 913,000 (tương đương hơn 20 tỷ VNĐ). Một số tiền vô cùng lớn, ngang với giá trị trung bình của một ngôi nhà tầm trung ở New York.
Để mua được khu đất ảo đó, sẽ cần tổng cộng 1,295,000 MANA coin (tính theo giá MANA tại thời điểm đó). Đơn vị đã mua mảnh đất ảo đắt giá này là Republic Realm, và sự kiện này đã trở thành vụ mua đất lớn nhất trong lịch sử của Decentraland.
=> Nếu Decentraland có nhiều giao dịch mua đất hơn trong tương lai, thì sẽ cần tiêu nhiều MANA coin hơn. Điều này sẽ làm tăng nhu cầu MANA, dần dần sẽ dẫn tới sự khan hiếm, và có thể đấy giá MANA lên cao nhất mọi thời đại.
Decentraland là xu hướng của triển lãm nghệ thuật
Vì tầm quan trọng của Decentraland trong không gian thực tế ảo, nghệ sĩ đương lại Philip Colbert – người nổi tiếng với những thiết kế quần áo, hội họa, điêu khắc đã tham gia vào Decentraland Metaverse. Anh ấy đã tạo hẳn một không gian triển lãm để giới thiệu các sản phẩm nghệ thuật của mình qua Decentraland.
Không chỉ Philip Colbert, ngày 4/6/2021, Sotheby’s đã công bố một bản sao của Phòng trưng bày London ở trong Decentraland.
=> Sự thành công của Philip Colbert hay Sotheby’s sẽ kích thích các nghệ sĩ, người sáng tạo khác theo bước chân của họ để sử dụng nền tảng Decentraland, khiến Decentraland càng trở lên phổ biến.
Đặc biệt, nếu muốn sở hữu các “tác phẩm nghệ thuật” này, thì sẽ phải cần MANA để sở hữu. Điều này sẽ khiến nhu cầu MANA tăng cao, đẩy giá MANA cao hơn nữa. Đó không phải vô lý, bởi ví dụ trong trường hợp của Philip Colbert, có tới hơn 1000 người theo dõi trên Twitter muốn sở hữu tác phẩm của anh ấy trên Decentraland.
Có quỹ đầu tư lớn đã đầu tư vào Decentraland
17/3/2021, Grayscale Investments đã đưa ra thông báo về về việc thành lập 5 quỹ đầu tư mới, trong đó có Decentraland, và họ đã tạo ra Grayscale Decentraland Trust . Trong khoảng thời gian 8 tháng kể từ ngày thành lập Trust, Grayscale sở hữu 54,2 triệu đô tài sản MANA.
Xét lợi tức đầu tư (ROI) trong thời gian đầu tư của Grayscale Investments đã đạt mốc 1050,20 %. Số liệu thống kê ấn tượng như vậy sẽ là nguồn “cảm hứng” quan trọng cho những người có nguồn vốn lớn quyết định lựa chọn tiền điện tử để đầu tư. Và dĩ nhiên, MANA coin sẽ được hưởng lợi về điều này.
Decentraland có lợi thế khi tận hưởng sự bùng nổ của DeFi
Năm 2021 được coi là năm của Defi, vì vậy các token Defi cũng tăng lên nhanh chóng, nhưng Decentraland lại là người đã dẫn đầu hoạt động phát triển trong khoảng thời gian này.
Là một nền tảng thực tế ảo chạy trên blockain của Ethereum, Decentraland hiện có 121 nhà phát triển hoạt động trên nền tảng của nó. Trong khi các đối thủ cạnh tranh Axie Infinity, Enjin Coin, Chiliz, The Sandbox …., số lượng này gần như = 0.
=> Khi người dùng DeFi tăng lên, MANA sẽ được hưởng lợi rộng rãi thông qua sự quan tâm của nhà đầu tư đối với nền tảng và tiền tệ kỹ thuật số.
Decentraland (MANA) có lợi nhuận ấn tượng vào năm 2021
Có nên đầu tư vào MANA coin không? Có lẽ điều mà nhiều nhà đầu tư quan tâm nhất, chính là khả năng sinh lời của nó.
Bạn có thể ngạc nhiên khi vào ngày 1/1/2021, MANA có giá giao dịch là 0,08 đô la. Theo thông tin được lấy từ Coindesk, MANA đã trở lại đã tăng trưởng 3340,59% từ đầu năm đến nay. Nó đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 4,69 đô la vào ngày 30/10/2021.
Đối với các nhà đầu tư ngắn hạn, lướt sóng, thì điều này đồng nghĩa với việc MANA coin là cơ hội tuyệt vời để kiếm tiền trong thời gian ngắn. Bạn có thể cân nhắc để đưa nó vào danh mục đầu tư của mình.
MANA coin đang được định giá rất thấp
Khi chúng ta nói về một tài sản được định giá thấp, có nghĩa là tài sản cụ thể đó đang được giao dịch trên thị trường với mức giá mà nhiều người cho rằng thấp hơn nhiều so với giá trị nội tại mà tài sản đó nên sở hữu. Xét về khía cạnh này, MANA coin là một tài sản tuyệt vời để các nhà đầu tư giá trị nên sở hữu và nắm giữ trong dài hạn.
Tháng 1/2021, Decentraland có trung bình 1.500 người dùng mỗi ngày. Con số này tăng hơn 5 lần lên 10.000 người dùng hàng ngày vào tháng 3/2021 và tiếp tục tăng vọt vào các tháng sau đó.
Về dài hạn, khi nền tảng phi tập trung tiếp tục mang lại 5 lợi nhuận cao, nhiều người có lẽ sẽ nghiên cứu sâu hơn về khả năng sinh lời của các token NFT, trong đó có MANA. Điều này có thể cải thiện giá của MANA.
=> Lượng người dùng ngày càng tăng, lượng nhà đầu tư quan tâm đến MANA ngày càng nhiều, thì với định giá hiện tại của MANA còn rất thấp.
Vì vậy, rất nhiều nhà dự báo chuyên nghiệp đã dự báo tích cực về giá MANA có thể đạt được vào năm 2022. Ví dụ:
- Wallet Investor $5,127
- Trading Beasts $4,275.
- The Economy Forecast Agency: $12.67
- DigitalCoin: $5.56
- Coin Price Forecast: $21.11
- Price Prediction: $5.32
*** Lưu ý, dự đoán chỉ mang tính chất tham khảo ****
Giá Decentraland (MANA) ngày hôm nay
Thách thức hiện tại của MANA coin là gì?
Mặc dù Decentraland hiện đang là “ông lớn” trong lĩnh vực Defi cũng như Metaverse, nhưng nó cũng chưa hẳn là một nền tảng hoàn hảo. Thay vào đó, nó cũng đang phải chịu rất nhiều thách thức và nếu không vượt qua được, dự án của nó sẽ bị ảnh hưởng và giá MANA coin sẽ bị sụt giảm.
Có nên đầu tư vào Decentraland (MANA) không? Hãy cùng xem xét những nhược điểm, thách thức khi đầu tư vào đây:
- Decentraland vẫn còn đang trong giai đoạn non trẻ
Bạn có biết rằng dù được phát hành vào 2/2020, nhưng thời điểm đó là lúc đại dịch hoành hành, và tiền điện tử cũng sụt giảm do hàng nghìn nhà đầu tư bán ồ ạt ra thị trường, khiến các đồng tiền đồng loạt lao xuống đáy ngay lúc đó. Có thể thấy, thời điểm xuất hiện của Decentraland không hề suôn sẻ, khiến nó gần như “bị lãng quên” trong giai đoạn ban đầu.
Đến năm 2021, tiền điện tử bùng nổ trở lại thì Decentraland mới bắt đầu đi theo xu hướng của nó. Đây là lý do chính tại sao Decentraland đã ra mắt gần 2 năm, nhưng hiện tại nó vẫn chỉ được coi là “tân binh” và chưa hoàn toàn chiếm lĩnh được thị trường.
Decentraland còn rất mới, chưa quá phổ biến, nó sẽ cần rất nhiều thời gian để thích ứng với nhu cầu và đòi hỏi của thị trường. Đến khi nào nền tảng của nó có tuổi đời từ 2 – 3 năm, người dùng mới có thể đánh giá được độ tin cậy cũng như quan hơn nhiều hơn đến tiềm năng của nó. Còn hiện tại nó vẫn được xếp vào nhóm “dự án mới”, nên nhiều nhà đầu tư vẫn sẽ lo ngại nó sẽ trở thành “cạm bẫy”.
- Cạnh tranh vô hạn trong không gian NFT
Bitcoin đã phải đối mặt với Litecoin, Dogecoin và Dash cạnh tranh với nó. Ethereum gặp phải sự cạnh tranh từ Tron, Binance và cả Cardano khi nó kích hoạt các hợp đồng thông minh.
Decentraland cũng không ngoại lệ, cho dù nó có là người tiên phong đi chăng nữa. Trong thị trường NFT, có vô vàn cái tên có thể là đối thủ của Decentraland như: Axie Infinity (AXS), The Sandbox (SAND), Algorand (ALGO), Crypterium (CRPT), Enjin Coin (ENJ), Bakery Token (BAKE), Chiliz (CHZ), Ecomi (OMI), Flow (FLOW), WAX (WAXP), Ultra (UOS), LUKSO (LYXe) , Dego Finance (DEGO), Ethernity Chain (ERN ), Rarible (RARI ) và Bounce Token (AUCTION).
Trong số những cái tên trên, Axie Infinity , Chiliz và Enjin Coin vẫn đang thống trị thị trường NFT. Còn The Sandbox vẫn đang nổi lên từng ngày như một đối thủ đáng gờm trong lĩnh vực thực tế ảo, có thể “soán ngôi” Decentraland bất cứ lúc nào.
Đặc biệt, hiện nay Facebook đã bắt đầu chuẩn bị để tạo ra một metaverse của riêng nó (và nó đã đổi tên thành META để tiện làm dự án này). Và đừng quên, Amazon cũng có thể nhảy vào lĩnh vực này bất cứ lúc nào, khi nó vừa thành công với dự án MMO New World.
Có nên đầu tư vào MANA không không?
Để đánh giá một đồng tiền điện tử có tiềm năng để đầu tư hay không, có lẽ bạn sẽ cần xem xét ở các khía cạnh:
- Khả năng đem lại lợi nhuận từ MANA coin trong ngắn hạn, dài hạn ra sao?
- Tiềm năng phát triển của Decentraland (MANA) trong tương lai đủ lớn không?
- Những rủi ro có thể gặp ở Decentraland sẽ ở mức độ như thế nào?
Thứ nhất, xét về khả năng sinh lợi nhuận, thì mình nhận đấy MANA phù hợp để đầu tư trong cả ngắn hạn và dài hạn. Bằng chứng là nó đã có thành tích tăng trưởng rất tốt trong 1 năm qua. Rất nhiều nhà phân tích/dự đoán chuyên nghiệp đều tin tưởng rằng giá MANA coin sẽ tăng mạnh trong 1 vài năm tới.
Thứ hai, tiềm năng phát triển của Decentraland rất lớn. Nó là một nền tảng thực tế ảo có tên tuổi, đã đạt được một số thành tích vượt trội hơn so với những đối thủ. Chưa kể, game là thị trường rất màu mỡ, công nghệ thực tế ảo ngày càng phổ biến, NFT cũng đang ngày được tiếp cận nhiều người hơn.
Thứ 3, rủi ro của Decentraland: Điều lo lắng nhất dành cho Decentraland là sự xuất hiện của Meta (Facebook) trong thời gian sắp tới, liệu có cướp đi khách hàng của nó hay không? Và dù Decentraland có thể có nhiều ưu điểm, nhưng lại có một số lượng lớn những nhà đầu tư coin không thực sự hiểu về nó, bởi vì lĩnh vực metaverse và NFT còn quá mới mẻ. Liệu các nhà đầu tư coin thuần túy có đủ kiên nhẫn để hiểu hết được điểm mạnh và bỏ tiền đầu tư vào MANA hay không?
Chắc hẳn sau khi xem xét 3 góc độ này, bạn đã có câu trả lời cho mình.
Cá nhân mình khá lạc quan về tương lai của Decentraland (MANA), cả trong ngắn hạn và dài hạn. Bạn có thể cân nhắc thêm MANA coin vào trong danh mục đầu tư, nhưng hãy nhớ rằng thị trường coin tiềm ẩn nhiều rủi ro và MANA cũng không ngoại lệ, vì vậy chỉ nên đầu tư với số vốn vừa phải, khuyến nghị từ 5 – 15% tổng vốn thôi nhé.
Trên đây là những thông tin liên quan đến Decentraland cũng như đồng MANA coin của nó. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có được cái nhìn toàn diện nhất về đồng coin metaverse này. Còn nếu muốn mua MANA coin, có thể tìm đến những sàn giao dịch hàng đầu như Binance, Huobi Global, FTX, Gate.io…, mà hầu như sàn nào cũng có. Chúc bạn có lựa chọn sáng suốt và đầu tư sinh lời cao.