Với đợt phục hồi mới nhất, nhiều nhà đầu tư đang kỳ vọng Bitcoin (BTC) sẽ chạm đáy. Trong bài viết này, hãy cùng chúng mình đi xác định lại những lập luận này liệu chúng có chính xác không, dựa trên góc độ phân tích kỹ thuật, với điều kiện là triển vọng kinh tế vĩ mô vẫn sẽ như dự kiến.
Nội dung
Bitcoin đã phá vỡ kháng cự của chính nó
Đầu tiên và quan trọng nhất, điều đáng nói là sau đợt tăng giá gần đây, Bitcoin đã vượt qua ngưỡng kháng cự của đường xu hướng giảm, tính từ đỉnh của thị trường gấu. Đây là tín hiệu tăng giá ban đầu để nhiều người tin rằng BTC đã chính thức bước vào xu hướng tăng, miễn là giá có thể duy trì trên đường trendline này (đường kẻ màu đen ở đồ thị bên dưới).
Một số liệu quan trọng khác được hiển thị bên dưới biểu đồ giá là Bitcoin Hash ribbons. Chúng ta có thể thấy bên dưới biểu đồ giá Bitcoin, đường trung bình động 30 ngày (MA30) của Hash rate đã vượt qua đường MA 60 ngày. Điều này đã kích hoạt tín hiệu mua, mà trước đây là một chỉ báo tốt về một đợt phục hồi sắp xảy ra. Hash Ribbons đã cho thấy sự thay đổi theo hướng tích cực trong khai thác Bitcoin.
Chu kỳ Halving của Bitcoin
Bitcoin Halving (chu kỳ giảm một nửa của Bitcoin) là một lý thuyết được sử dụng để dự đoán đỉnh, đáy và thời gian Bitcoin phục hồi – Cho đến nay, mô hình Bitcoin Halving vẫn chưa từng dự đoán thất bại. Chúng ta có thể thấy rằng, kể từ khi ra đời, giá của Bitcoin luôn tuân theo các quy luật rất rõ ràng trước và sau mỗi sự kiện Halving của nó, khi phần thưởng khai thác Bitcoin giảm đi một nửa.
Sau sự kiện halving, Bitcoin sẽ phục hồi trong khoảng 2 năm. Tiếp theo là thị trường giá xuống và giai đoạn hợp nhất khi chúng ta tiến gần đến sự kiện halving tiếp theo. Để tham khảo, lần trước, Bitcoin đã chạm đáy 517 ngày trước khi giảm một nửa. Còn ở lần này, Bitcoin đã chạm mức thấp nhất ở mức 15.500 đô la, thời gian chỉ quanh mốc 500 ngày.
Nói về chu kỳ, trong thị trường gấu trước đó, BTC đã trải qua 386 ngày bên dưới đường MA 200 ngày. Đối với thị trường gấu hiện tại, Bitcoin đã trải qua 381 ngày bên dưới đường MA200.
Một số dữ liệu on-chain của Bitcoin
Một số số liệu thú vị khác có thể được tìm thấy trên chính Blockchain. Vì tất cả dữ liệu giao dịch đều có sẵn, nên chúng ta có thể thu được một số hiểu biết thú vị bằng cách kiểm tra những giao dịch nào đã diễn ra và ai đã thực hiện chúng.
Trong biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy một biểu diễn trực quan về Giá thực tế (Realized Price) – của những người nắm giữ dài hạn (LTH) và những người nắm giữ ngắn hạn (STH).
Bây giờ, Realized Price (màu lam) là mức giá trung bình mà mỗi Bitcoin đã di chuyển lần cuối. Ở một khía cạnh nào đó, có thể coi đây là điểm hòa vốn của thị trường. Dưới mức Realized Price, thị trường bị lỗ và khi cao hơn Realized Price, thị trường có lãi.
Lưu ý, Realized Price không phải là các đường tĩnh, mặc dù chúng được thể hiện như vậy trong biểu đồ này. Giá trị của Realized Price thay đổi với mọi giao dịch. Đây là lý do tại sao STH là thấp nhất trong ba loại. Điều này cho thấy rằng một lượng tiền đáng kể đã được di chuyển trong đợt bán tháo gần đây nhất, điều này đã làm giảm Realized Price cho nhóm này.
Điều đáng chú ý là giá Bitcoin hiện tại đã > Realized Price, của tất cả RP trung bình cũng như RP của người nắm giữa BTC ngắn/dài hạn. Nó cho thấy những người vừa mua Bitcoin đang có lãi, điều này có thể vực dậy tâm lý thị trường. Trong một thời gian dài, Bitcoin đã không thể tăng cao hơn do thiếu sự quan tâm của công chúng khi nó bị giảm giá từ từ khỏi mốc ATH. Nhưng khi BTC tăng trở lại, mọi người sẽ trở nên tích cực hơn, và có thể kéo theo nhiều nhu cầu đầu tư vào BTC hơn.
Vậy, Bitcoin đã chạm đáy hay chưa?
Vậy Bitcoin đã chạm đáy chưa? Câu trả lời đầy đủ duy nhất ta có thể đưa ra là không có đủ bằng chứng về điều này. Để có thể thực sự bước vào chu kỳ tăng giá, BTC cần vượt qua đường trung bình động 200 tuần (hiện tại vẫn chưa vượt qua được).
Đường trung bình động 200 tuần đã và đang theo dõi chặt chẽ giá Bitcoin. Trong quá khứ, nó đóng vai trò hỗ trợ mạnh trong thị trường giá xuống, nhưng cũng là mức kháng cự mạnh. Đường trung bình động 200 tuần hiện ở mức khoảng 24.500 đô la. Thật thú vị khi thấy rằng đường trung bình động 50 tuần đang hội tụ tại đây và đây cũng là điểm rất gần nơi Bitcoin tạo đỉnh vào tháng 5.
Từ quan điểm của Sóng Elliott, hiện tại chúng ta không có đủ bằng chứng để coi đây là đáy. Chúng ta vẫn chưa hoàn thành xung lực năm sóng ban đầu cho sóng lớn cấp độ 1. Sau khi hoàn thành, chúng ta phải thấy mức thoái lui điều chỉnh giữ mức thấp gần đây. Đây sẽ là một điểm tốt để tham gia thị trường. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa thực sự xác nhận đáy đã hình thành cho đến khi BTC phục hồi trở lại trên mức cao của sóng 1.
Tóm lại:
Nếu giá BTC có thể vượt qua đường MA 200 tuần, thì điểm kháng cự tiếp theo sẽ ở mức 30.000 đô la. Khi giá chạm mốc này, chúng ta có thể hy vọng về một đợt giảm giá đáng kể khác. Nếu giá được điều chỉnh, nó sẽ cho chúng ta cơ hội mua vào ở mức ~ trên 20.000 USD. (Hiện tại không thể đưa ra mức chính xác nhất).
Vẫn còn nhiều nghi ngờ về đợt phục hồi này, và không rõ liệu Bitcoin có thể tăng đến ngưỡng bao nhiêu. Nhưng bằng nhiều dữ liệu ủng hộ rằng đáy BTC đã được hình thành, nên vùng giá hiện tại có thể coi là một vị thế tốt để mua và giữa Bitcoin trong dài hạn.
Theo The Digital Trend – Seekingalpha.com