Narrative về Real World Assets (RWA) đang nóng lên và có lẽ đây là công cụ then chốt để khiến tiền điện tử và blockchain được áp dụng hàng loạt. Mọi người đều biết rằng TradFi bị ảnh hưởng bởi công nghệ lạc hậu và phân mảnh, dẫn đến hệ thống chứng khoán và ngân hàng fiat kém hiệu quả. Chính vì vậy, các token RWA ra đời để khắc phục những yếu điểm này. Nhưng cụ thể RWA là gì? Tại sao lại được chú ý? Liệu narrative về RWA này có thực sự bền vững, hay chỉ là bơm thổi nhất thời? Hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu và đánh giá về xu hướng crypto này ở nội dung bài viết dưới đây.
Nội dung
RWA là gì? Nhận định xu hướng RWAs của crypto
Real World Assets – RWA là gì?
Real World Assets (RWAs) là những loại tài sản ngoài đời thực được token hóa (tokenized) ở dạng token hoặc NFT. Chúng tích hợp TradFi (tài chính truyền thống) và DeFi (tài chính phi tập trung) để biến tài sản ngoài đời thực thành các tài sản kỹ thuật số trên blockchain, và từ đó có thể giao dịch dễ dàng hơn.
Tài sản trong thế giới thực ở đây có thể rất đa dạng, như: Tiền, vàng, bạc, bất động sản, chứng khoán, hàng hóa… Việc mã hóa tài sản thực sẽ giúp người dùng DeFi kiếm được lợi nhuận bền vững và mở khóa dòng tiền không bị ảnh hưởng bởi các biến động của tiền điện tử.
Bạn có thể chưa hiệu RWA là gì? Nhưng mình chắc chắn chúng ta đều đã dùng qua nó. Stablecoin là một loại tài sản RWA.
- USDT, USDC chính là đồng USD được mã hóa thành tài sản trên blockchain.
- PAX Gold (PAXG) chính là VÀNG được mã hóa tài sản trên blockchain.
Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng ta không chỉ đề cập đến RWA là stablecoin, mà còn đề cập đến RWA của nhiều tài sản khác. RWA sau khi được mã hoá, nếu như tài sản đó là token thì chúng sẽ được giao dịch trên các DEX như Uniswap. Nếu như chúng là NFT thì có thể giao dịch trên các marketplace.
Tại sao RWA có thể là “tương lai” của tiền điện tử?
Theo một nghiên cứu của Tập đoàn tư vấn Boston, việc token hóa các tài sản kém thanh khoản trên toàn cầu sẽ mang lại cơ hội kinh doanh ước tính trị giá 16 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Không chỉ vậy, các tổ chức nghiên cứu như Blockworks, Messari và Binance Research cũng đã liệt kê RWA là một trong những chủ đề chính trong năm 2023.
Hay Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum) đã dự đoán trước 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ được lưu trữ trên công nghệ chuỗi khối (blockchain) vào năm 2027. Trong đó, phần lớn là khoản vay dựa trên trị giá nhà ở (home equity). Như vậy, bất động sản có khả năng sẽ chiếm phần lớn hệ sinh thái RWAs trong tương lai.
Nhưng tại sao RWA lại được chú ý? Bởi vì token RWA có thể đi kèm với rất nhiều lợi ích:
- Phí quản lý thấp.
- Giúp thị trường DeFi có nhiều ứng dụng thực tế hơn, mang lại giá trị cho thế giới thực.
- Tối ưu hoá dòng vốn trên thị trường toàn cầu.
- Có thể đầu tư ở bất cứ đâu, xoá bỏ rào cản về địa lý, giúp tài sản được sử dụng trên toàn cầu.
- Phân mảnh được tài sản (ví dụ chia nhỏ BĐS), cho phép nhiều người có thể đầu tư, bất kể vốn ít.
- Quan trọng nhất là nó cho phép thanh khoản ngay lập tức
Ví dụ: Giả sử một nhà đầu tư A sở hữu một căn hộ chung cư trị giá 1.000.000 đô la trong danh mục đầu tư của mình, kỳ vọng nó sẽ tăng gấp đôi giá trị trong 10 năm. Trong khoảng thời gian này, A cũng xác định một cơ hội đầu tư khác mà anh ta muốn tham gia, nhưng thiếu vốn để thực hiện.
Theo truyền thống, A sẽ phải bán căn hộ của mình để giải phóng vốn để tham gia vào cơ hội đầu tư mới. A sẽ phải làm thủ tục rất phức tạp, chịu phí cao và mất một thời gian giao dịch kéo dài. Nhưng vơi RWA, vì căn hộ chung cư đã được mã hóa thành tài sản có thể dễ dàng giao dịch trên blockchain, A có thể bán tài sản này ngay lập tức.
Một tín hiệu rất hứa hẹn cho RWA là sự quan tâm ngày càng tăng nhanh chóng từ các tổ chức lớn. Một số ví dụ về sự phát triển RWA gần đây từ thế giới tài chính truyền thống:
- Ngân hàng Trung ương Singapore là một trong những tổ chức tài chính đầu tiên trải nghiệm RWAs với dự án Project Guardian vào năm 2022.
- Ngày 14 tháng 2 – công ty công nghệ Siemens cũng phát hành trái phiếu kỹ thuật số trị giá 60 triệu Euro trên mạng chính Polygon.
- BlockTower, một tổ chức tài chính truyền thống chuyên đầu tư mạo hiểm, bảo lãnh phát hành tín dụng và quản lý danh mục đầu tư cũng tham gia vào hệ sinh thái RWAs. Tháng 1/2023, tổ chức này đã hợp tác cùng MakerDAO và Centrifuge, mang thêm 220 triệu USD vào thị trường DeFi.
- Ngày 16 tháng 2 – Hồng Kông phát hành trái phiếu xanh được mã hóa đầu tiên trị giá 101 triệu đô la.
- Ngày 3 tháng 4 – Credit Agricole CIB và SEB của Thụy Điển bắt đầu phát triển nền tảng dựa trên blockchain cho trái phiếu kỹ thuật số
- Ngày 14 tháng 4 – Bank of America mô tả chi tiết việc token hóa các RWA như hàng hóa, tiền tệ và cổ phiếu như một động lực chính của việc áp dụng tài sản kỹ thuật số
- Ngày 20 tháng 4 – Societe Generale giới thiệu một đồng tiền stablecoin châu Âu , CoinVvertable trên Ethereum – đầy là stablecoin thể chế đầu tiên được triển khai trên một chuỗi khối công khai
- Ngày 26 tháng 4 – Mitsubishi UFG Trust and Banking Corporation phát triển nền tảng chứng khoán kỹ thuật số sử dụng IBC (Cosmos) làm giao thức truyền thông và cơ sở hạ tầng chuỗi khối Corda.
=> Có thể thấy, các tổ chức tài chính sẽ ngày càng thâm nhập sâu vào thị trường DeFi thông qua mảng RWAs. Các tài sản được mã hóa nhiều nhất có thể là bất động sản, trái phiếu, siêu xe… Đây là một tín hiệu tích cự cho thấy RWAs rất đáng để quan tâm và nhiều khả năng trở thành xu hướng của tiền điện tử trong thời gian tới.
Top các dự án RWAs tiềm năng nhất hiện tại
Hiện tại, narrative về RWA đang nóng lên và nhiều dự án thú vị đã xuất hiện trong lĩnh vực này. Nếu bạn đang quan tâm đến RWA là gì và muốn tham khảo một vài dự án nổi bật để theo dõi và cân nhắc đầu tư, thì đừng bỏ qua một số cái tên sau:
MakerDAO (MKR)
MakerDAO là một dự án DeFi blue-chip hầu như không cần giới thiệu thêm. Trong năm qua, MakerDAO đã tích cực làm việc để đa dạng hóa nguồn dự trữ của mình và thiết lập các nguồn doanh thu khác. RWA chiếm 75% doanh thu của họ và đã tích lũy được hơn 600 triệu đô la Mỹ trong tài sản thế chấp RWA.
Các mốc quan trọng đối với họ bao gồm mối quan hệ hợp tác trị giá 10 triệu đô la Mỹ với Ngân hàng Huntingdon Valley, nơi RWA được kết nối và dùng làm tài sản thế chấp khi cho vay DAI. Ngoài ra, nó còn có mối quan hệ hợp tác gần đây vào tháng 12 năm 2022 với Block Tower để tài trợ 220 triệu đô la Mỹ tài sản trong thế giới thực thông qua Centrifuge.
Centrifuge (CFG)
Trong khi đó, Centrifuge là dự án tích cực trong các hoạt động liên quan tới RWAs, họ đang triển khai hai sản phẩm chính là Centrifuge Chain và Tinlake. Centrifuge chain đóng vai trò mã hoá cho phép các tài sản được xác thực và đưa lên thị trường On-chain.
Tinlake hoạt động giống các giao thức cho vay, tuy nhiên, tài sản thế chấp không phải là các Cryptocurrency mà là các RWAs. Trong mô hình này, khách hàng muốn vay sẽ là các công ty truyền thống, còn người dùng DeFi sẽ gửi Stablecoin vào để nhận lãi suất.
Hiện tại, dịch vụ của Centrifuge không chỉ phục vụ Tinlake mà còn hợp tác với nhiều dự án khác như Aave, MakerDAO, RealT Platform,… Vì vậy, Centrifufe cũng được xem là dự án có mảng hoạt động rộng nhất, vừa mã hoá, vừa ứng dụng tài sản đã mã hoá.
RealT Platform (Chưa ra token)
RealT Platform là dự án mã hoá (Tokenization) và chia nhỏ (Fractionalization) các bất động sản thành các token Real World Assets. Mô hình của RealT kết nối và mang lại lợi ích cho nhiều bên, ví dụ:
- Chủ sở hữu bất động sản có thể mã hoá tài sản, sau đó thế chấp để vay.
- Người dùng DeFi có thể gửi xDAI (Stablecoin) để nhận lãi suất hoặc đầu tư vào một phần của bất động sản nhằm kiếm được lợi nhuận thông qua hoạt động đi cho thuê bất động sản.
Hiện tại, như mình đã nói ở trên, RealT cũng kết nối với Aave và Centrifuge trong các hoạt động cho vay và mã hoá bất động sản của mình.
Ondo Finance (ONDO)
Ondo Finance đã công bố các quỹ được mã hóa cho phép người dùng được bảo vệ khỏi sự biến động của tiền điện tử và kiếm được lợi nhuận bền vững. Các quỹ được mã hóa này cho phép chủ sở hữu stablecoin đầu tư trực tiếp vào các công cụ TradFi thông qua ba quỹ RWA riêng biệt, chịu phí 0,15%. 3 quỹ này bao gồm:
- Quỹ Trái phiếu Chính phủ Hoa Kỳ Ngắn hạn Ondo (OUSG) đầu tư vào trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ ngắn hạn thông qua Blackrock US Treasuries ETF (SHV).
- Quỹ Trái phiếu Cấp độ Đầu tư Ngắn hạn Ondo (OSTB) đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp cấp độ đầu tư thông qua PIMCO Enhanced Short Maturity Active ETF (MINT)..
- Quỹ Ondo High Yield Corporate Bond Funds (OHYG) đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp có lợi tức cao thông qua Blackrock iBoxx $ High Yield Corporate Bond ETF (HYG).
TrueFi (TRU)
TrueFi là nền tảng tín dụng DeFi hàng đầu cho phép mọi người vay cả tài sản tiền điện tử và thế giới thực mà không cần đưa ra bất kỳ tài sản thế chấp nào. Bằng cách thực hiện điều này trên blockchain, TrueFi cực kỳ hiệu quả đối với người vay cũng như người cho vay. Vấn đề là, TrueFi đã trải qua một chặng đường dài kể từ khi nó bắt đầu và đã tự khẳng định mình là “giao thức cho vay không thế chấp đầu tiên và hàng đầu của DeFi.
TrueFi mang lại một số lợi nhuận cạnh tranh nghiêm túc khiến nó trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho các nhà đầu tư DeFi muốn kiếm tiền mặt nghiêm túc. Nhưng đó không phải là tất cả. Một trong những điều tuyệt vời về TrueFi là tính linh hoạt mà nó mang lại. Bạn có thể thoát các khoản đầu tư của mình bất cứ lúc nào, không có thời gian khóa và tính thanh khoản cao. Và đây là điểm nổi bật nhất: Quỹ SAFU của TrueFi dành cho các nhà đầu tư TRU, và nó sẽ cung cấp bảo hiểm tổng hợp hàng triệu đô la để bảo vệ tài sản cho vay của bạn.
Được biết, TrueFi đã gọi vốn được 12,5 triệu USD từ BlockTower Capital trong một đợt ICO vào năm 2021.
Chainlink (LINK)
Chainlink được biết nhiều nhất là dự án Oracle cung cấp giá cho nhiều Dapp trong thị trường Crypto. Tuy nhiên, họ còn có nhiều sản phẩm hơn thế. Với vai trò là cơ sở hạ tầng cho thị trường DeFi, Chainlink còn phát triển giải pháp giúp mã hóa các Real World Assets.
Hình ảnh mô phỏng dưới đây cho thấy cách Chainlink sẽ mã hóa bức ảnh Mona Lisa thành các token. Đầu tiên, bức ảnh sẽ được đánh giá và định giá, giá trị sẽ ước tính bởi cách chuyên gia hoặc lấy theo giá trung bình của các sàn giao dịch tranh nghệ thuật. Sau đó dữ liệu này sẽ được đưa vào Chainlink Network để mã hóa thành các token/NFT đại diện cho bức ảnh.
Maple Finance (MPL)
Maple Finance cũng là một dự án khá nổi bật khi được nhiều quỹ lớn đầu tư như Framework Capital, Bitscale, Alameda Research, One Block Capital, Polychain… , đã có mặt từ rất lâu. Sau các vụ vỡ nợ và một cuộc đại tu triệt để, Maple Finance đã tách mình ra khỏi hoạt động cho vay không thế chấp và nghiêng về RWA để quay trở lại. Họ đã loại bỏ các ngưỡng thế chấp quá mức DeFi truyền thống đối với người vay miễn là họ có RWA để trả nợ. Maple đã hợp tác với AQRU có trụ sở tại London để tạo ra các nhóm mới đầu tư vào trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ và tái cấp vốn bảo hiểm với các chiến lược tạo ra lợi nhuận được áp dụng từ TradFi.
Ý tưởng của họ bắt nguồn từ việc các tổ chức, quỹ đầu tư thường có nhu cầu sử dụng vốn trong quá trình tham gia đầu tư dự án (vì các dự án thường có lịch trả token rất lâu và chỉ trả một phần cho nên việc thu hồi vốn nhanh chóng là bất khả thi với các quỹ). Do đó, Maple Finance sẽ xây dựng một giao thức cho phép các quỹ vay vốn dưới thế chấp từ những Liquidity Pool (được góp tiền từ các user).
Hiện tại, Maple đã có nhiều sự hợp tác với sự tham gia của một số tên tuổi lớn – như TRM Labs, Trail of Bits, Meta Mask, Anchorage Digital, ImmuneFi, Fireblocks, meow, Coinbase, Circle, Gnosis Safe, Gemini và Code4arena. Nhìn chung, đây có thể được coi là một dự án RWA tiềm năng nhất hiện tại.
Phuture Finance (PHTR)
Phuture Finance đang xây dựng một trong những quỹ chỉ số tiền điện tử lớn nhất, nó tận dụng các quỹ chỉ số truyền thống để tạo ra một trong những quỹ chỉ số tiền điện tử phi tập trung lớn nhất. Phuture Finance có ba sản phẩm cốt lõi là Phuture DeFi Index (PDI), Colony Avalanche Index (CAI) và USDC Savings Vault (USV).
Tương tự như cách các quỹ chỉ số truyền thống được cấu trúc để cung cấp cho các nhà đầu tư khả năng tiếp cận với một chỉ số thị trường tài chính thay vì một cổ phiếu duy nhất để đa dạng hóa rủi ro, PDI và CAI là các chỉ số có trọng số vốn hóa thị trường cung cấp khả năng tiếp cận với các giao thức DeFi hàng đầu trong hệ sinh thái Ethereum và Avalanche.
USV là một kho tiền tạo ra tiền lãi cho USDC nhàn rỗi của người gửi tiền. $PHTR là token gốc chủ yếu được sử dụng để quản trị và khuyến khích người dùng.
Synthetix (SNX)
sàn giao dịch DEX (phi tập trung), nơi người dùng có thể giao dịch các “synths” – được gọi là phiên bản phái sinh của các tài sản, tương tự như CFD vậy. Synths không chỉ bao gồm tiền điện tử, mà nó còn có thể đại diện một loạt các tài sản RWA khác như vàng, hàng hóa, cổ phiếu…
Synthetix ra đời vào năm 2017 và được phát triển trên blockchain Ethereum. Khối lượng giao dịch các tài sản tổng hợp trên nền tảng này đang đạt hàng trăm triệu USD mỗi ngày. Synthetix cũng là dự án hạ tầng giúp cung cấp thanh khoản cho các dự án như Kwenta, Lyra và Thales.
Dự án Synthetix đã huy động được tổng cộng 66 triệu USD từ các quỹ đầu tư như Coinbase Ventures, IOSG Ventures, Paradigm, Framework Ventures, DWF Labs.
Goldfinch (GFI)
GoldFinch (GFI) đặt mục tiêu xây dựng thị trường tín dụng cho các thị trường mới nổi, cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp ở Châu Phi, Đông Nam Á và Châu Mỹ Latinh với các khoản vay đang hoạt động trị giá 103 triệu đô la tính đến hiện tại. Chính vì thế, chúng ta có thể xếp nó vào danh sách các dự án RWA đáng quan tâm ở thời điểm này.
Nếu bạn chưa hiểu GoldFinch là gì, thì nói đơn giản Goldfinch là một giao thức borrowing trên nền tảng mạng lưới Ethereum. Cơ chế hoạt động của Goldfinch dựa trên sự tin cậy thông qua đồng thuận (trust through consensus), nghĩa là người dùng cần chứng minh được tính tín nhiệm của bản thân dựa trên đánh giá về mức độ cam kết cho các giao dịch khác trước đó.
Goldfinch sẽ sử dụng kết quả đánh giá này như một bộ công cụ để tự động phân bổ nguồn vốn đến người vay. Bằng cách loại bỏ tài sản thế chấp và cung cấp một phương tiện tạo ra thu nhập thụ động, Goldfinch đang mở rộng nhanh chóng về cả lượng người vay và khai thác tiềm năng của các Liquidity Providers.
Những rủi ro liên quan đến Real World Assets – RWA
Bạn đã hiểu RWA là gì, cũng như một số dự án RWA nổi bật nhất hiện nay. Tuy nhiên, đầu tư vào RWAs vẫn tồn tại một số rủi ro, vì chúng phải đối mặt với nhiều rào cản, ví dụ:
- Rào cản dịch vụ lưu ký: Công ty lưu ký tài sản chỉ hoạt động ở một số quốc gia và chỉ có thế mạnh về 1 mảng, ví dụ bất động sản, nghệ thuật, xe cộ,… Mặc dù vẫn đề này có thể giải quyết vì thị trường không thiếu các dịch vụ này, nhưng điều quan trọng là cần thời gian để kết nối các dịch vụ này lại.
- Rào cản pháp lý: Khung pháp lý với tài sản sẽ khác nhau ở mỗi quốc gia. Để một dự án RWAs hoạt động trong thị trường DeFi có thể mã hoá tất cả nhiều loại tài sản, nó sẽ gặp phải nhiều trở ngại. Vì vậy, việc mang RWAs lên thị trường blockchain có lẽ không thể giải quyết sớm được:
- Rào cản địa lý: Nhiều tài sản Real World Assets thường gắn liền với vị trí địa lý, giống như bất động sản có vị trí địa lý cố định và không thể dịch chuyển. Điều này khiến các tài sản cho dù được mã hoá On-chain nhưng cũng không có ứng dụng thiết thực. Ví dụ: Người Việt bất động sản tại Mỹ thông qua DeFi Marketplace, nhưng chưa chắc chúng ta có đầy đủ pháp lý để sở hữu bất động sản đó theo luật pháp của Mỹ.
Nhìn chung, có thể thấy RWAs là mảng quan trọng giúp thị trường DeFi thu hút thêm vón hoá từ thị trường truyền thống. Tuy nhiên, không phải tài sản nào cũng thích hợp để mã hoá On-chain.
Ngoài ra, có 2 rủi ro lớn liên quan đến RWA.
- Thứ 1: Đó là bạn sẽ làm thế nào nếu tài sản RWA của bạn bị hack? Bị hack ví? Quyền sở hữu nhà đất, bất động sản, chứng từ… sẽ được chuyển cho hacker nhanh chóng? Đây có lẽ là rủi ro thực sự nhiều người lo sợ. Với cuộc khủng hoảng CeDeFi đang diễn ra và hơn 3 tỷ đô la Mỹ bị hack vào năm ngoái, chúng ta phải xem xét các rủi ro liên quan đến việc mã hóa một tài sản.
- Thứ 2: Vấn đề khủng hoảng thanh khoản. Chúng ta đã thấy những tác động tai hại mà tính thanh khoản thấp có thể gây ra đối với các tài sản được chốt bằng thuật toán trong điều kiện thị trường biến động. Khi giá bắt đầu giảm, người dùng vội vàng bán các vị trí của họ, làm tăng hiệu ứng và giảm mạnh hơn nữa. Nếu bạn chưa hiểu, hãy nhìn lại cơ chế đằng sau stablecoin gốc của Terra (USDT).
TÓM LẠI – RWAs có tiềm năng hay không?
RWA là gì? Là token hóa tài sản trong thế giới. Mặc dù vậy, việc mã hóa này vẫn phụ thuộc lớn vào sự tồn tại của các tổ chức tài chính truyền thống. Vì vậy, RWAs có lẽ sẽ phức tạp và khó có thể giống thị trường Defi truyền thống mà chúng ta đã biết, nơi chỉ giao dịch tiền điện tử. Tuy nhiên, RWA vẫn là một thứ rất hấp dẫn với các giải pháp lưu ký, dữ liệu tiên tiến hơn theo thời gian.
Hãy thử liên tưởng đến “tài sản kỹ thuật số”. Con người chúng ta hiện nay đã tiếp xúc với chúng rất nhiều mà có lẽ không nhận ra. Giống như kiểu bạn giao dịch, thanh toán bằng thẻ ngân hàng vậy… Nếu chúng ta tiếp tục phát triển theo xu hướng đó, và từng bước cải thiện nó sao cho hợp lý với thị trường tiền điện tử, thì bạn sẽ hình dung ra một thế giới nơi hầu hết mọi thứ có thể được tích hợp bằng giao dịch bằng RWA. Cơ hội là rất lớn, tài sản trên thế giới có thể mã hóa cũng rất nhiều – chính vì vậy, mục tiêu RWAs phát triển và đạt được vốn hóa thị trường 1 tỷ USD không phải là khó khăn.
Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu hơn, Real World Assets đang gặp khá nhiều rào cản. Các tài sản sản ở thế giới thực vẫn chưa được ứng dụng sâu mà chỉ dừng lại ở việc thế chấp để cho vay. Nhưng dù vậy, Real World Asset vẫn sẽ là một narrative cực kỳ lớn và dài hạn mà bạn nên dành thời gian theo dõi cho 2-3 năm nữa. Mình tin rằng xu hướng kết hợp và luân chuyển tài sản giữa TradFi và DeFi này sẽ sớm thịnh hành hơn.
Còn bạn, bạn đánh giá thế nào về RWA? Liệu nó có thể trở thành xu hướng của tiền điện tử không? Hãy cùng để lại comment và thảo luận với chúng mình nhé.
Đọc thêm: Narrative Crypto là gì? Top những “Narratives” đáng quan tâm nhất 2024
DAUTU.IO