Khi tìm hiểu về lĩnh vực đầu tư tài chính như chứng khoán, coin hay forex thì từ trader là từ mà bạn sẽ rất hay gặp. Vậy trader là gì, sự khác biệt giữa trader và holder như thế nào, vì sao trader thường bị thua lỗ và kinh nghiệm giao dịch để trở thành trader thành công (Pro-trader) như thế nào thì các bạn hãy xem thông tin chi tiết ngay sau đây.
Nội dung
Trader là gì? Kinh nghiệm của trader chuyên nghiệp
Trader là gì?
Có những người sẽ dành toàn thời gian của mình để giao dịch kiếm tiền từ chênh lệch giá và họ gọi đó là nghề trader.
Trader có mấy loại?
Có khá nhiều cách để phân loại trader như:
Dựa vào nguồn vốn thì Trader có thể chia làm 2 loại đó là:
-
Trader tự giao dịch bằng tiền của mình: đây là những trader tự do, họ sẽ tự mình giao dịch kiếm lợi nhuận từ tiền vốn của mình và nếu có thua lỗ thì họ cũng tự mình chịu trách nhiệm.
-
Trader giao dịch bằng tiền của người khác: Khi bạn là một trader chuyên nghiệp thì bạn có thể sẽ được mời về để làm nhà giao dịch cho tổ chức, công ty tài chính nào đó. Bạn sẽ quản lý tiền của người khác, nếu thua lỗ lớn bạn cũng sẽ không phải chịu 100% khoản lỗ đó và nếu có lợi nhuận thì bạn cũng không được hưởng 100%. Hình thức này có sự ràng buộc và bạn thường sẽ có một phần lương cứng + hoa hồng tùy theo lợi nhuận bạn đem lại cho công ty.
Ngoài ra, nếu nhìn vào thị trường khác nhau thì chúng ta cũng có thể phân trader ra làm các loại đó là:
♦ Stock trader: là những trader (nhà giao dịch) cổ phiếu
♦ Forex trader: là những trader giao dịch trên thị trường ngoại hối
♦ Crypto trader: là những trader giao dịch trên thị trường tiền điện tử
♦ Commodity trader: là những trader giao dịch trên thị trường hàng hóa
Một cách phân loại trader khác đó là dự vào thời gian nắm giữ vị thế:
- Scalping Trader: là những nhà giao dịch thường chỉ mở lệnh và đóng lệnh trong thời gian rất ngắn, khoảng vài giây, vài phút.
- Day Trader: là những nhà giao dịch trong ngày, so với Calping thì Day Trader thường có thời gian nắm giữ vị thế lâu hơn, có thể tính theo tiếng nhưng mà lệnh sẽ đóng trong ngày chứ không để qua đêm.
- Swing Trader: là những trader giao dịch trung hạn, họ sẽ giữ vị thế của mình trong vài ngày, vài tuần mặc sự giao động của thị trường cho đến khi chốt được lời như họ mong muốn.
Tài sản mà trader thường lựa chọn để giao dịch
- Cổ phiếu: cổ phiếu trên thị trường chứng khoán luôn có sự biến động lớn nên được nhiều trader lựa chọn.
- Hàng hóa: ví dụ dầu, gạo, sắt, thép, lúa mì…
- Vàng: giao dịch với giá vàng là sở thích của rất nhiều trader trên thế giới bởi giá vàng luôn biến động nhanh chóng, nhờ vậy mà giúp họ có cơ hội kiếm tiền từ chênh lệch giá dễ hơn.
- Tiền điện tử (coin): tuy thị trường tiền điện tử có rủi ro cao nhưng nó lại vô cùng hấp dẫn, đặc biệt đó là nếu chứng khoán hay forex nghỉ cuối tuần thì thị trường tiền điện tử lại hoạt động không ngừng nghỉ, liên tục 24/7 và 365/365.
- Forex (tỷ giá các cặp tiền tệ): Forex là thị trường có tính thử thách cao với các trader bởi cơ hội lớn nếu như đoán đúng xu hướng còn nếu không thì cũng sẽ khiến các trader lỗ vốn lớn.
- Chỉ số: ví dụ đặt cược vào sự tăng giảm của các chỉ số như chỉ số VN-Index, chỉ số US500. Với chỉ số thì bạn có thể giao dịch cả ở sàn chứng khoán và cả ở Forex.
Vì sao các trader thường bị thua lỗ?
Theo nghiên cứu từ một số tổ chức và quốc gia trên thế giới thì tỷ lệ thua lỗ của trader lên tới 95% và gần đây thì là 80 – 90%. Các trader trên thị trường Forex và tiền điện tử thường có sự thua lỗ cao hơn so với thị trường chứng khoán bởi biến động trên 2 thị trường trên thường rất lớn.
Vậy nguyên nhân khiến trader bị thua lỗ là gì?
Có một số nguyên do chính khiến các trader bị thua lỗ khi giao dịch phải kể tới là:
+ Chưa có kiến thức: rất nhiều trader khi chưa có kiến thức về giao dịch hay các mô hình giá trong phân tích kỹ thuật (PTKT) và chưa am hiểu về lĩnh vực đó mà đã tham gia vào giao dịch. Những người này thường chỉ giao dịch theo cảm tính và không biết phân tích.
+ Vay tiền để trade: nhiều trader khi nhìn thấy có lợi nhuận từ việc giao dịch thì nghĩ rằng kiếm tiền rất dễ, vậy là vay thêm tiền của người nhà hoặc sử dụng đòn bẩy (vay tiền của sàn) để trade. Nhưng khi sử dụng số tiền lớn để chơi thì lại thua lỗ vì dự đoán không đúng giá của tài sản. Thậm chí nhiều trader còn bị cháy tài khoản và mất hết tiền nếu như không cắt lỗ kịp thời.
+ Nghe lời người khác: có những trader lại bị thua lỗ bởi vì nghe lời người khác, họ không biết nên giao dịch thế nào, mở vị thế mua hay bán hay mua cổ phiếu nào. Họ chỉ nghe từ người quen rằng mua cái này có thể kiếm lời nên cũng làm theo và cuối cùng bị thua lỗ bởi người mách họ đã đoán sai hướng đi của thị trường.
+ Tâm lý không vững vàng: không ít trader vì thường xuyên theo dõi màn hình bảng điện với các con số lỗ lãi nhấp nháy liên tục nên khi thấy lãi nhiều lại tham lam nghĩ còn lãi hơn mà không chốt hoặc khi thấy lỗ nhiều lại cắt lỗ ngay khi thị trường quay đầu theo hướng mà họ mong muốn.
Ví dụ một trader mở vị thế mua vàng với giá 1630 và đặt lệnh chốt lời ở 1640. Tuy nhiên sau khi vào giá 1630 thì giá vàng lại tụt xuống 1625 chẳng hạn, vì nhìn thấy khoản lỗ ngày càng gia tăng nên họ đã đóng lệnh lại trong khi giá vàng tụt xuống 1623 rồi lại quay đầu thẳng tiến lên 1640. Vậy nếu như họ giữ vững tâm lý thì đã có khoản lời cao nhưng giờ thì họ lại lỗ vốn.
+ Không nhận lỗi sai: ngay cả các trader chuyên nghiệp cũng không tránh được điều này khi giao dịch Forex hay chứng khoán. Họ luôn vào lệnh với suy nghĩ rằng mình sẽ thắng và kiếm được lợi nhuận cao, tuy nhiên khi mà giá tài sản không đi theo ý của họ thì họ không nhận rằng mình đã sai mà vẫn cố dồn thêm tiền vào để gỡ. Cuối cùng dẫn tới lỗ vốn càng lớn.
Kinh nghiệm để trở thành trader chuyên nghiệp, hiệu quả là gì?
Có những nguyên tắc đối với trader mà các bạn nên nhớ để có thể nằm trong số 5 – 10% trader chiến thắng còn lại đó là:
-
Trau dồi thêm kiến thức khi trade, học các mô hình nến nhật, mô hình giá trong phân tích kỹ thuật để dự đoán xu hướng giá của tài sản trong tương lai.
-
Khi bắt đầu giao dịch, hãy kiềm chế lòng tham lại, chơi nhỏ thôi để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm dần dần.
-
Những ngày có số liệu kinh tế Mỹ như CPI, FED tăng/giảm lãi suất hay ngân hàng Châu Âu ECB có chính sách gì mới là thời điểm thị trường có biến động rất lớn. Nếu như bạn là trader chưa có kinh nghiệm thì nên tránh giao dịch trong thời gian này.
-
Luôn đặt mức Take Profit (TP) hay dịch ra là chốt lời và Stop Loss (SL) hay dịch ra là cắt lỗ với các lệnh buy hay sell, nhất là trên thị trường Forex hoặc coin. Hãy tự đặt ra nguyên tắc cho bản thân và thực hiện theo nó.
-
Kiểm soát cảm xúc của bản thân, kiên trì và hạn chế nhìn liên tục vào bảng giá là điều tốt nhất. Không nên nôn nóng vào lệnh ngay khi thị trường đang có biến động lớn.
-
Quản lý tài chính bản thân, không nên dùng đòn bẩy cao, không đi vay vốn để trade và chỉ nên dùng số tiền mà bạn có thể mất hoặc tạm quên nó đi mà thôi.
-
Có thể tham khảo nhận định của người khác nhưng không nên quá tin tưởng vào nó. Hãy phán đoán bằng kiến thức mà bạn học hỏi được và nếu như bạn giao dịch theo lời của người khác chỉ thì bạn cũng không thể trách họ bởi vì người quyết định cuối cùng vẫn là do bạn.
Xem thêm thông tin hữu ích liên quan:
- 10 mô hình nến đảo chiều được các trader chuyên nghiệp tin dùng
- Những quy luật cố hữu khiến trader bị thua lỗ
- 7 mô hình giá có tỷ lệ thành công cao trong PTKT
Qua đây, mong rằng bạn đã hiểu trader là gì cũng như những thông tin liên quan tới trader mà các bạn có thể tham khảo. Để trở thành trader chuyên nghiệp thì sẽ cần rất nhiều thời gian cũng như phụ thuộc vào sự lĩnh ngộ của từng người. Với tỷ lệ thua lỗ của trader là trên 80% thì các bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi quyết định có nên tham gia vào nghề này không và chúc bạn thành công với lựa chọn của mình.