Phân tích tâm lý trong giao dịch là một trong những kho vũ khí quan trọng của các nhà đầu tư. Nhưng có nhiều quan điểm sai lầm về phân tích tâm lý thi trường tiền điện tử. Đại đa số mọi người có quan niệm sai lầm về tình cảm (Sentiment). Đám đông nghĩ rằng khi tâm lý cao – hưng phấn, đó là thời điểm để mua và khi nó thấp là thời điểm bán. Trong khi một số người lại rất chống lại tâm lý đám đông, đó là lý do tại họ trở thành một nhà giao dịch đơn độc và thường thành công hơn những người còn lại.
NHƯNG – không phải đám đông lúc nào cũng sai. Chỉ khi đám đông đạt đến mức cực đoan thì bạn mới thấy họ sai. Phân tích tình cảm thị trường tiền điện tử không phải là phương pháp chính để bạn phân tích bất kỳ tài sản này. Tuy nhiên, nó là một công cụ bổ sung rất hữu ích và nổi bật. Giống như bất cứ các công cụ nào khác, điều quan trọng là nó phải được áp dụng đúng cách – Trong khi thực tế, nhiều người đang áp dụng không chính xác.
Vì vậy, nếu bạn muốn tìm hiểu rõ về Sentiment Analysis – Cách phân tích tâm lý tiền điện tử, bài viết dưới đây của chúng mình sẽ giúp đỡ bạn.
Nội dung
Sentiment Analysis – Phân tích tâm lý là gì?
Dù bạn đang giao dịch cổ phiếu, forex hay tiền điện tử, dù bạn đang dùng phương pháp phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật, bạn sẽ luôn bị “ám ảnh” bởi câu hỏi: “Bạn cảm thấy thế nào về thị trường” – “Bạn nghĩ chúng sẽ tăng hay giảm trong thời gian tới”? Đây chính là một ví dụ nhỏ cho thấy tâm lý của một nhà đầu tư đối với thị trường.
Nhìn rộng hơn, tâm lý thị trường đại diện cho tâm trạng và cảm giác chung của các nhà giao dịch.
Vì vậy, phân tích tâm lý thị trường (Sentiment Analysis) là việc phân tích cảm xúc, nắm bắt thái độ của thị trường, giúp bạn đánh giá liệu đám đông nhà đầu tư đang cảm thấy lạc quan hay bi quan về thị trường, từ đó dự đoán xu hướng giá có thể di chuyển trong tương lai và ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Phân tích tâm lý tiền điện tử – Có thực sự hiệu quả?
Con người chúng ta có cảm xúc và chúng ta được lập trình để phản ứng với chúng theo những cách nhất định. Nếu chúng ta sợ hãi và cảm thấy rằng chúng ta có thể gặp nguy hiểm thì bộ não của bạn sẽ bảo bạn chạy và trốn. Ngược lại, nếu chúng ta thấy vui khi làm điều gì đó, thì nhất định chúng ta sẽ làm điều đó một lần nữa. Hơn nữa, nếu chúng ta ghen tị, thì hành động tương tự mà người khiến chúng ta ghen tị đã làm nằm trong danh sách việc cần làm của chúng ta.
“Khi mọi người đều nghĩ giống nhau, mọi người đều có khả năng sai.”
“Công chúng thường đúng về xu hướng, nhưng sai ở cả hai đầu”
“Một ‘đám đông’ suy nghĩ bằng trái tim (nghĩa là bị ảnh hưởng bởi cảm xúc) trong khi một cá nhân suy nghĩ bằng khối óc của mình.” -Humphrey B. Neill –
Và bạn có thường xuyên nghe được câu nói “Đừng chạy theo đám đông“?
Ví dụ, mọi người mua vào một số tài sản, cho dù đó là tiền điện tử hay cổ phiếu, với hy vọng trở nên giàu có. Chúng ta tin vào điều này bởi vì những người khác đã kiếm được nhiều tiền nhờ làm như vậy. Chúng ta cũng ghen tị với người đã mua Shiba Inu trị giá 8000 đô la, và một năm sau khối tài sản đó trở thành 5 tỷ đô la. Chúng ta hành động vì chúng ta tự tin rằng đã mua được một tài sản tiềm năng. NHƯNG – khi giá bắt đầu giảm, niềm tin đó bắt đầu thị thổi bay và thay thế vào đó là sự hoảng loạn và sợ hãi. Bộ não sẽ kích thích chúng ta bán nó và rời khỏi thị trường.
Sau đó, chúng ta quyết định bán. Và rồi nhận ra rằng – Chúng ta vừa MUA ĐỈNH – BÁN ĐÁY. Thật là tuyệt vời đúng không?
Thế nên, nếu dựa vào phân tích tâm lý tiền điện tử, chúng ta có thể biết được đám đông đang nghĩ gì, đang ở mức độ nào, và có thể tránh được việc chúng ta hành động theo họ. Thậm chí, bạn còn có thể biến chúng thành cơ hội.
Một nhà phân tích nổi tiếng trên Hackernoon đã chia sẻ: “Phân tích kỹ thuật là phương pháp chính của tôi để giao dịch tiền điện tử. Tuy nhiên, trong thời kỳ thị trường giá xuống, tôi đã dành một khoảng thời gian đáng kể để nghiên cứu tâm lý thị trường. Và tôi nhận ra rằng, phân tích tình cảm là công cụ cho phép tôi có thể mua Bitcoin với một mức giá “đáy” mà nhiều người ngưỡng mộ. Vì vậy, tôi là một fan hâm mộ lớn của phân tích tình cảm“
Công cụ giúp phân tích tâm lý tiền điện tử
Có rất nhiều cách để tận dụng lợi thế của phân tích tình cảm tiền điện tử, cho cả nhà đầu tư dài hạn và ngắn hạn. Tất cả chúng ta đều biết rằng tiền điện tử có chu kỳ cực kỳ mạnh, có thể mang lại lợi nhuận khổng lồ nếu bạn tìm cách mua ở đáy và bán ở đỉnh. Nhưng đâu là đỉnh, đâu là đáy? Chúng ta cần tham khảo một số công cụ.
Các công cụ phân tích tâm lý tiền điện dưới đây là những công cụ phổ biến nhất, bạn có thể sử dụng chúng miễn phí. Nhưng cần lưu ý rằng, chúng không phải là kim chỉ nam cho bất cứ quyết định đầu tư nào. Vì phân tích tâm lý LUÔN phải đặt kèm với phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản.
Chỉ số Tham lam & Sợ hãi
Đầu tiên, có một chỉ số mà nhiều người rất quen thuộc, đó là “Chỉ số Tham Lam & Sợ Hãi”.
Cách tra cứu:
- Bạn có thể gõ từ khóa: “Crypto Fear & Greed Index” trên công cụ tìm kiếm, sẽ có nhiều Website cung cấp cho bạn.
- Mình thường sử dụng trang web này: https://alternative.me/crypto/fear-and-greed-index/
Ý nghĩa: Hành vi thị trường tiền điện tử rất cảm tính. Mọi người có xu hướng tham lam khi thị trường đang tăng, dẫn đến FOMO (Sợ bỏ lỡ). Ngoài ra, mọi người thường bán tiền của họ trong phản ứng phi lý khi nhìn thấy những con số màu đỏ. Với Chỉ số Sợ hãi và Tham lam, nó sẽ giúp bạn khỏi những phản ứng thái quá về cảm xúc của chính bạn. Có hai giả định đơn giản:
- Nỗi sợ hãi tột độ có thể là một dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư đang quá lo lắng. Đó có thể là một cơ hội mua .
- Khi các nhà đầu tư trở nên quá tham lam, điều đó có nghĩa là thị trường sắp sửa điều chỉnh.
NHƯNG – hãy nhớ rằng chỉ báo này không hoàn hảo. Bởi nếu để ý nhiều chu kỳ giá Bitcoin trong quá khứ, chúng ta có thể nhận thấy nó chỉ có vẻ hữu ích ở đáy thị trường. Còn sự hưng phấn phi lý ở đỉnh có thể tồn tại trong một thời gian rất dài. Ví dụ giai đoạn Bitcoin tăng từ 5.500 USD lên 20.000 USD trong 1 tháng, nhà đầu tư đã chứng kiến chỉ báo Fear & Greed luôn giữ ở mức “hưng phấn cực độ” trong thời gian dài liên tiếp – khi dòng tiền mới liên tục đổ vào thị trường không ngừng nghỉ. Trái lại, tâm lý cực đoan ở đáy lại thường không kéo dài quá lâu (Bởi thường lúc đó sẽ không còn ai để mua hoặc bán, vì mọi người đều đã mua hoặc bán).
Google Trends về tiền điện tử
Google Trends là một công cụ Sentiment Analysis khá hữu ích. Nó cho bạn biết lưu lượng tìm kiếm về một loại từ khóa nhất định, chẳng hạn như “Bitcoin, Crypto”… Cách bạn có thể sử dụng điều là đánh giá thời điểm lưu lượng truy cập bắt đầu đạt đến đỉnh điểm. Đó là bởi vì khi lượng tìm kiếm tăng lên, điều đó thường có nghĩa là các nhà đầu tư nhỏ lẻ đang đổ xô vào do FOMO. Có lẽ họ đã nghe bạn bè khoe khoang về số tiền kiếm được từ Bitcoin và các loại tiền điện tử khác, điều này sẽ khiến họ mua bất kể giá cả nào, vì họ chỉ muốn kiếm tiền.
Truy cập: https://trends.google.com/trends/explore?q=Bitcoin
Đây là chỉ báo phân tích tình cảm thị trường tiền điện tử phổ biến mà nhiều blogger, Youtuber nổi tiếng hay sử dụng. Nhưng nhiều người chưa biết cách sử dụng đầy đủ, và đôi khi lại quá phụ thuộc vào nó. Cách tốt nhất là bạn phải luôn biết cách thay đổi cài đặt, từ khóa, không nên chỉ dùng một “keyword” mặc định duy nhất. Nhìn vào nhiều từ khóa khác nhau, không chỉ mỗi Bitcoin, và áp dụng góc nhìn với nhiều khung thời gian. Đặc biệt, chú ý đến các “điểm uốn” của thị trường (từ tăng thành giảm, hoặc từ giảm thành tăng). Từ đó, bạn sẽ phần nào biết được thị trường đang hướng sự quan tâm của mình vào những điều gì, ở mức độ ra sao.
Chỉ số đau khổ của Bitcoin (BMI)
Chỉ số khốn khổ Bitcoin (BMI) – Bitcoin Misery Index, của FundStrat được hiến lược gia Phố Wall và đồng sáng lập Fundstrat Global Advisors Thomas Lee tạo ra, để cho biết các nhà đầu tư biết những người nắm giữ Bitcoin (BTC) “khốn khổ” như thế nào dựa trên giá hiện tại.
Truy cập: https://fsinsight.com/bitcoin-misery-index-bmi/
Chỉ số khốn khổ Bitcoin (BMI) của Fundstrat, đại diện cho cảm nhận của các nhà đầu tư về “hành động giá” của bitcoin, đo lường tâm lý kỳ vọng của người nắm giữ bitcoin (50 =Trung lập, <27 Đau khổ, >67 Hạnh phúc). BMI Bitcoin sẽ nằm trong khoảng từ 0-100 và cho biết cơ hội mua và bán cho các nhà đầu tư Bitcoin.
- Khi chỉ số BMI giảm xuống dưới 27, nó cho thấy tín hiệu Mua mạnh.
- Chỉ số này càng cao thì khả năng giá Bitcoin giảm càng cao.
Nhìn chung, so với biến động giá Bitcoin trong quá khí, có thể thấy Bitcoin BMI nhiều lúc trùng với những điểm mua đẹp trên thị trường (tuy nhiên không phải lúc nào cũng hoàn hảo).
Chỉ số Bull & Bear Bitcoin
Đây cũng là một cách phổ biến mình thường dùng để phân tích tình cảm thị trường tiền điện tử. Nó cho thấy tần suất về các cuộc trò chuyện tăng/giảm giá về Bitcoin (BTC) trên mạng xã hội. Dữ liệu được thu thập từ Twitter, Reddit và Bitcointalk và cập nhật hàng giờ. 0 là cực giảm, 1 cực tăng.
Bạn có thể xem chỉ báo này tại:
Truy cập: https://www.augmento.ai/bitcoin-sentiment/
Nếu nhìn vào đồ thị trên, có thể bạn cũng nhận thấy rằng nó không hoàn hảo theo bất kỳ cách nào. Tuy nhiên với mọi hình thức phân tích tình cảm tiền điện tử, phải luôn kết hợp với nhiều công cụ khác. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng Bitcoin sentiment – Bull & Bear Index đã chỉ ra các biến động giá nhất định và và khi xem xét kỹ hơn, bạn có thể nhận ra rằng tâm lý thường chuyển sang tiêu cực trước khi giá bắt đầu giảm. Điều này có thể được giải thích bởi một số người đã bắt đầu đề cập đến những vấn đề tiêu cực trên các MXH, khiến kích hoạt một làn sóng sợ hãi và bán tháo.
Công cụ của LunarCrush
Các công cụ phân tích tình cảm thị trường tiền điện tử ở trên khá đơn giản và thường tập trung đối với Bitcoin. LunarCrush là một nền tảng hoàn chỉnh hỗ trợ phân tích tình cảm dành cho nhiều altcoin, lên tới hơn 2000 altcoin. Cách thức hoạt động của LunarCrush là phân tích hoạt động trên các trang mạng xã hội để sau đó cung cấp cho họ điểm số tùy chỉnh, Galaxy Score và AltRank.
Truy cập: https://lunarcrush.com/
AltRank đo lường 4 điều sau:
- Khối lượng thị trường – dựa trên các sàn giao dịch uy tín
- Khối lượng xã hội – khối lượng từ các trang web duy nhất
- Phần trăm thay đổi so với Bitcoin – nó có vượt trội hơn Bitcoin không
- Điểm xã hội – tổng khối lượng xã hội.
Dựa trên bốn tiêu chí này, một loại tiền điện tử sẽ được xếp hạng trong đó 1 là tốt nhất. Cách bạn có thể sử dụng dữ liệu này là xem xét các đồng xu có thứ hạng tăng dần. Chỉ chọn số 1 không phải là lựa chọn tốt nhất vì hành động giá gần đây đóng một vai trò rất lớn, điều đó có nghĩa là nếu một loại tiền điện tử tăng đột biến trong một thời gian ngắn thì nó cũng sẽ nhanh chóng đẩy AltRank lên, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nó bền vững.
Galaxy Score cũng được lấy từ 4 thước đo khác nhau:
- Điểm giá – được tính từ đường trung bình động.
- Điểm xã hội – dựa trên các cập nhật xã hội tăng và giảm.
- Tác động xã hội – dựa trên khối lượng/tương tác/tác động xã hội.
- Xếp hạng tương quan – một thuật toán xác định mức độ tương quan của giá với tình cảm xã hội.
Mặc dù Galaxy Score cũng bao gồm hành động giá nhưng nó ít bị ảnh hưởng bởi điều đó vì nó được tính bằng cách sử dụng đường trung bình động. Do đó, Galaxy Score đo lường tình cảm xã hội tốt hơn, đó là lý do tại sao nó đáng để theo dõi. Điểm Galaxy cho giá trị từ 0 đến 100 trong đó 100 là tốt nhất.
Khi sử dụng LunarCrush, mình sẽ tập trung vào Galaxy Score vì mình nghĩ nó mang lại cơ hội tốt hơn để tìm các altcoin tốt trước khi chúng “fly to the moon”. Ngoài ra, không chỉ AltRank và Galaxy Score, LunarCrush còn cung cấp nhiều hơn nữa, chẳng hạn như mức độ tương tác trên mạng xã hội, các bài đăng trên mạng xã hội, theo dõi người có ảnh hưởng, v.v
Dựa vào dữ liệu Longs/Shorts
Bạn có biết, dữ liệu hợp đồng LONGs và SHORTs của bất cứ tài sản tiền điện tử nào cũng có thể trở thành một công cụ hữu ích để bạn phân tích tình cảm. Có rất nhiều website cung cấp dữ liệu này, nhưng mình thường chọn:
Tại sao mình lại xếp nó vào phân tích tâm lý? Bởi vì dữ liệu này sẽ cho bạn biết các nhà đâu đang kỳ vọng thế nào về giá tài sản, kỳ vọng tăng giá hay giảm giá nhiều hơn.
Vậy nên vận dụng thế nào? Mẹo này thường được các trader chuyên nghiệp sử dụng. Thông thường, họ sẽ tìm những thời điểm chênh lệch LONG và SHORT nhiều, một bên đạt ít nhất < 50%. Sau đó:
=> Bạn sẽ tìm cách LONG khi hầu hết các trader SHORT, và SHORT khi hầu hết các trader khác LONG.
Nhưng quan trọng là không phải LONG/SHORT bất chấp, mà bạn cần tìm được thời điểm hợp lý để tham gia thị trường. Ví dụ, khi bạn thấy tỷ lệ LONG/SHORT chênh nhau nhiều, bạn có thể tìm cách mua ở khu vực Hỗ trợ và xuất hiện tín hiểu đảo chiều giá như xuất hiện nến Pinbar , mô hình Engulfing , v.v.
Tóm lại:
Tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi cảm xúc và đó là điều tự nhiên. Đó cũng là điều cần thiết để giữ cho thị trường tiếp tục. Vâng, đôi khi cảm xúc gây ra những động thái thị trường cực đoan có vẻ đáng sợ. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần nhìn vào bức tranh toàn cảnh hơn, cả khi giá tăng và đặc biệt là khi giá giảm.
Bạn cần phân tích xem các biến động giá có thực sự hợp lý hay đó chỉ là một số FOMO hoặc FUD.
Khi bạn thấy sự sụt giảm lớn đó, bạn không cần phải nghĩ rằng đó là ngày tận thế. Nhìn vào tâm lý dài hạn xung quanh dự án hoặc thị trường, điều gì đã xảy ra? Có phải đó là một sự sụt giảm ngắn, sau đó thị trường sẽ tiếp tục đi lên? Hoặc chúng đã thực sự nhìn thấy đỉnh? Đơn giản chỉ cần tìm câu trả lời và sau đó đưa ra quyết định đúng đắn về việc lệu đó có phải là phản ứng thái quá của số đông hay không, và biến nó thành cơ hội mua vào.
Điều tương tự cũng diễn ra theo chiều ngược lại. Khi bạn thấy một đợt pump lớn trên một số tin tức tích cực, hãy dành chút thời gian để phân tích thực sự những gì đã xảy ra và xem liệu nó có thực sự bắt đầu một sự thay đổi xu hướng lớn hơn hay chỉ là mọi người không biết họ đang làm gì và mua ngoài FOMO. Đừng trở thành một người mua ở đỉnh và bán ở đáy.
Nhìn chung, phân tích tâm lý tiền điện tử là một công cụ khá HỮU ÍCH và QUAN TRỌNG, lại rất dễ tiếp cận. Theo cá nhân mình bạn nên bỏ thời gian tìm hiểu và học cách sử dụng chúng. Như vậy, bạn có thể loại bỏ phần nào cảm xúc chi phối, và dần dần làm chủ được thị trường. Chúc bạn thành công.
DAUTU.IO