Thị trường gấu tàn bạo 2022 đã cướp đi một lượng lớn các dự án tiền điện tử, nhưng cũng có thêm nhiều đồng tiền mới ra đời. Để vượt qua sự biến động, những người tin tưởng lâu dài vào tài chính phi tập trung (DeFi) đang tìm kiếm một thứ: “Real Yield” như một hidden gems, cùng với kỳ vọng rằng nó có thể trở thành xu hướng bền vững, bất kể thị trường hỗn loạn như thế nào.
Vậy cụ thể Real Yield là gì trong Defi? Nó có thực sự tiềm năng không? Tìm các dự án Real Yield thế nào? Hãy cùng chúng mình thảo luận về Real Yield ở nội dung bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
- 1 Real Yield là gì? Top dự án “chuẩn” Real Yield nhất
Real Yield là gì? Top dự án “chuẩn” Real Yield nhất
Real Yield là gì trong Defi?
Trong tài chính thông thường, Real Yield đề cập đến lợi nhuận thực tế – là phần lợi nhuận sau khi đã khấu trừ đi lạm phát. Ví dụ khi bạn mua một trái phiếu với lợi nhuận 8%/năm, nhưng tỷ lệ lạm phát hàng năm là 7%. => Thì lợi suất thực tế (Real Yield) của trái phiếu là 1%.

Thực ra, khái niệm này không có gì mới mẻ, bởi nó chỉ là cách hoạt động đơn giản của một doanh nghiệp thông thường. Nhưng khi áp dụng vào các dự án Defi, thì nó phức tạp hơn. Vậy Real Yield là gì trong Defi?
- Đầu tiên, bạn cần biết là trong thị trường crypto, có nhiều dự án Defi ra đời cho phép người dùng stake, gửi, khóa đồng coin mà họ đang sở hữu. Đổi lại họ sẽ nhận được phần thưởng/lợi nhuận/lãi suất.
- Phần thưởng/lợi nhuận ở đây không phải USD, không phải BTC, nó lại thường là chính đồng token mà dự án đó phát hành. Ví dụ: Bạn gửi coin vào một nền tảng cho vay là Compound (COMP), lợi nhuận bạn thu về là những token COMP.
Vậy điều gì sẽ xảy ra sau đó?
– Họ nâng mức lãi suất (gọi là APR, APY) lên cao ngất ngưởng để thu hút mọi người stake/gửi coin vào nền tảng của họ. Sau đó, họ phát hành token vô tội vạ để trả thưởng.
– Nếu thị trường uptrend, đồng token đó sẽ ngày càng tăng giá – là điều tốt. Nhưng nếu thị trường downtrend thì sao? Mọi nguời đổ xô đi bán token, giá giảm xuống nhanh chóng, thậm chí còn mất cả thanh khoản.
Không bền vững. Tiếc là rất nhiều dự án Defi đã và đang hoạt động theo cách này. Và lúc này, đòi hỏi các giao thức Defi phải xem xét lại cách mà dự án hoạt động. Chính vì vậy, đã sinh ra khái niệm: Real Yield.
Real Yield trong Defi là chỉ những dự án Defi có thể thu được doanh thu từ các dịch vụ mà nó cung cấp. Sau đó, nó sẽ chia lợi nhuận được trích từ nguồn doanh thu này cho các người dùng đang stake hoặc look token. Nguồn thu này phải được tính bằng tài sản blue chip hoặc stablecoin để đảm bảo giữ giá trị và thanh khoản cao theo thời gian.
Tầm quan trọng của Real Yield như thế nào?
Nếu như bạn là một người đã từng tham gia vào các giao thức DeFi vào những năm 2020-2021 để kiếm lợi nhuận như Yield Farming, Staking Pool,.v.v thì hoàn toàn có thể hiểu các giao thức này cung cấp một mức lãi suất “khủng” đến thế nào cho các người tham gia.

Nhìn vào hình trên, chỉ bằng các phép toán thông thường các bạn cũng có thể dễ dàng nhận thấy số tiền mà nhà đầu tư sẽ nhận được sau một thời gian Farming là khủng đến thế nào. Đặc biệt, khi càng đông người tham gia Farming, thì các mức APR, APY sẽ giảm xuống, những người tham gia cuối cùng là những người “thiệt hại” nặng nhất.
Nhưng đối với Real Yield, các dự án sẽ tập trung nhiều hơn vào cách tạo ra lợi nhuận từ các sản phẩm của họ thay vì chỉ in token vô tội vạ và phát cho người dùng. Việc tạo ra lợi nhuận bền vững về lâu dài sẽ giúp cho dự án phát triển ổn định không bị bơm thổi bằng như APY cao ngất ngưỡng để rồi sau đó chìm vào quên lãng.
Nhưng, tạo ra lợi nhuận thôi chưa đủ, mà nó còn phải đối mặt với nhiều câu hỏi:
- Nếu dự án không tạo ra được lợi nhuận đủ nhiều để trả cho các nhà đầu tư đang Farming với con số khủng như vậy, thì điều gì sẽ xảy ra?
- Và nếu Farming ra một lượng lớn token như vậy, thì lạm phát sẽ “kinh khủng” thế nào? Hậu quả là đã có rất nhiều các vụ “Rug Pull” khiến nhiều người tán gia bại sản vì mắc vào một chiếc “bẫy chuột” được bày sẵn.
Như chúng ta đã biết, doanh thu của các dự án thu được đôi khi không bù nổi lạm phát token của dự án do họ trả thưởng cho người với con số không tưởng. Chính vì vậy nên đôi khi chúng ta tưởng chừng dự án đang lãi, nhưng thực chất họ đang lỗ. Vì thế nên ta có công thức tính Real Yield như sau:
Real Yield = Revenue – Token Emissions
Trong đó, Revenue là doanh thu của dự án, Token Emissions là lượng token trả thưởng thông qua các hình thức Incentives cho người dùng.
=> Có thể thấy, Real Yield ra đời như một tiêu chí giúp đánh giá một dự án tiền điện tử có thực sự bền vững và phát triển được lâu dài hay không.
Yếu tố để tạo ra một dự án Real Yield bền vững
Thông thường, khi nhắc về DeFi nhiều người nghĩ ngay đến các cuộc tấn công hacking, rug pull, lạm phát token, dump giá, những sản phẩm không có tính ứng dụng cao.
Tuy nhiên, phong trào Real Yield mở ra cho nhà đầu tư một góc nhìn mới lạ về thị trường tài chính phi tập trung, khác hẳn với thị trường tài chính truyền thống – TradFi (Traditional Finance). Cụ thể các dự án phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có sản phẩm rõ ràng.
- Có người dùng rõ ràng.
- Dự án bắt buộc phải tạo ra doanh thu (yếu tố quan trọng nhất).
Tại sao phải là 3 yếu tố trên? Bởi các giao thức DeFi truyền thống đa phần sẽ incentives cho người dùng với mức APR, APY rất cao, mà xu hướng của người dùng khi nhận được phần thưởng sẽ bán ngay ra stablecoin hoặc các tài sản khác và điều này vô tình tạo một áp lực bán vô cùng lớn lên token của dự án.
Chính vì vậy dự án phải tạo ra nguồn doanh thu đa dạng hơn từ các hoạt động của protocol để “bù” được mức độ lạm phát ra thị trường. Real Yield khác Yield bình thường ở chỗ “Real”, chính vì thế nên dự án nào tạo được nhiều lợi nhuận thực từ giao thức của họ, dự án đó tồn tại Real Yield. Dưới đây là các cách phổ biến mà các protocol thu lợi nhuận từ hoạt động của mình:
- Sàn DEX: Uniswap, SushiSwap, Curve, 1inch, Balancer, PancakeSwap, Trader Joe, Osmosis, QuickSwap và SpookySwap: Trong trường hợp này, phí mà user phải trả cho mỗi giao dịch chính là real yield
- NFT Marketplace: OpenSea và LooksRare: Phí mua bán NFT, Phí bản quyền là real yield
- Giao dịch phái sinh: dYdX, GMX, và Synthetix: Phí đóng, mở, giữ vị thế, phí thanh lý là real yield
Lending/Borrowing: Aave, Compound, MakerDAO và TrueFi: Chênh lệnh lãi suất vay và cho vay - Cơ sở hạ tầng (Infrastructure): Filecoin, Helium, Arweave và The Graph: Cho thuê nguồn lưu trữ dữ liệu, cung cấp dữ liệu, phí tra cứu dữ liệu….
=> Tóm lại, một dự án real yield sẽ phải có một mô hình kinh doanh mà người dùng sẵn sàng trả phí để sử dụng, phần phí thu được ở càng nhiều nguồn thì dự án mới có thể duy trì và phát triển bền vững

Lưu ý: Không phải dự án nào có doanh thu tốt cũng đều là Real Yield, bản chất Real Yield là mức lợi nhuận không bao gồm lạm phát. Nếu doanh thu là 5% và mức độ lạm phát token là 5% thì suy ra mức Yield ở đây = 0.
Làm thế nào để tìm các dự án Real Yield thực sự?
Xác định lợi nhuận thực tế trong DeFi, bạn có thể sử dụng kết hợp 2 công cụ là: Token Terminal và Messari.
- Bước 1: hãy sử dụng Token Terminal để xem tổng doanh thu và doanh thu giao thức của dự án. Từ trang chủ của trang web, hãy chọn “Metrics – số liệu”, sau đó chọn “Protocol Revenue – Doanh thu theo giao thức” và tìm kiếm giao thức mà bạn muốn phân tích.
- Bước 2: sử dụng Messari để xác định lượng phát hành token của dự án. Điều hướng sẽ đưa bạn đến hồ sơ cho một token nhất định, sau đó chọn “Token Economics” sau đó là “Supply schedule”. Nếu Messari không cung cấp dữ liệu này, hãy sử dụng CoinGecko hoặc Dune Analytics làm giải pháp thay thế.
- Bước 3: So sánh Revenue đã tra cứu được trên Terminal với Emissions của nó trên Messari. Hãy nhớ phải nhân giá trị Emissions với giá của token để hiểu được tổng giá trị mà Emissions của nó tạo ra cho người đặt cược.
Sau đó, bạn tính toán theo công thức mình đã nói ở trên:
Revenue – Token Emissions = Real Yield
Lưu ý rằng đây không phải là một phương pháp hoàn toàn chính xác vì nó không cung cấp chi phí hoạt động của một dự án nhất định. Tuy nhiên, nó sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về mức độ phụ thuộc của một dự án vào việc phát hành token cho yield.
Sau bạn cảm thấy rằng bạn đã xác định được một giao thức cho thấy những con số đầy hứa hẹn, hãy đảm bảo rằng giao thức đó có những điều sau:
-
Sản phẩm/Thị trường phù hợp: Mọi người phải có mong muốn cơ bản là sử dụng giao thức, bất kể điều kiện thị trường hay Token Incentives ra sao.
-
Phải có doanh thu Onchain: Nếu giao thức không tạo ra doanh thu, thì đó không phải là lợi nhuận thực. Đảm bảo doanh thu này vượt qua được Token Emissions + chi phí hoạt động. Có tạo ra doanh thu thì dự án mới phát triển bền vững được.
-
Lợi nhuận nên được trả bằng những đồng coin bluechip: Một dự án Defi đạt tiêu chuẩn Real Yield là khi nó trả lợi nhuận cho người dùng bằng các token/coin có giá trị như BTC, ETH hoặc bằng các stabelcoin như USDC hoặc BUSC. Chứ không phải trả hoàn toàn bằng chính token mà dự án đó phát hành.
-
Có lộ trình rõ ràng: Dự án có Real Yield chưa hẳn đã tốt, và ngược lại – dự án không có Real Yield chưa hẳn là dự án kém chất lượng, quan trọng là dự án có lộ trình sử dùng nguồn Yield từ emission rõ ràng.
Ngoài ra, bạn cũng cần nhớ rằng doanh thu, lợi nhuận và phần giá trị dành cho người dùng là 2 vấn đề riêng biệt. Vì nhiều dự án tạo ra doanh thu, lợi nhuận cao nhưng không chia sẻ phần doanh thu đó cho các token holder.
Top các dự án Real Yield trong Defi hàng đầu
Nhưng nếu bạn đang lo lắng về cách tìm cách dự án Real Yield trong Defi quá phức tạp, thì đừng quá lo lắng. Chúng mình sẽ bật mí cho bạn 5 dự án Real Yield hàng đầu hiện nay.
*** Lưu ý: Không coi những gợi ý dưới đây là lời khuyên đầu tư. Bài viết này chỉ dành cho mục đích tham khảo và giúp bạn hiểu hơn về Real Yield là gì ***
GMX (GMX)
GMX là sàn DEX hàng đầu của Arbitrum, với 250 triệu đô la TVL. Nó cung cấp đòn bẩy lên tới 30 lần đối với các cặp giao dịch tiền điện tử giao ngay như BTC, ETH và AVAX với độ trượt giá thấp. Giao thức GMX bao gồm hai token: GMX – token tiện ích và quản trị và GML – token của nhà cung cấp thanh khoản.
Những người nắm giữ lưới GMX thu được 30% phí được tạo thông qua giao dịch hoán đổi và đòn bẩy, trong khi những người nắm giữ GLP nhận được 70% còn lại. Hơn nữa, các khoản phí này được thanh toán bằng ETH – một loại tiền điện tử ‘blue chip’ có giá trị lâu dài tương đối đáng tin cậy.
Sự thành công của GMX với mô hình kinh tế độc đáo, đã khiến GMX trở thành một trong những dự án Real Yield rất thành công ở thời điểm hiện tại. Dữ liệu tháng 11/2022, GMX đã phân phối khoảng 73 triệu USD lợi nhuận và số lượng người dùng sử dụng sản phẩm lên đến 238k người dùng. Các LP kiếm được 70% doanh thu của GMX thông qua token GLP và 30% còn lại thuộc GMX holder (user đã lock GMX) được phân phối bằng ETH hoặc AVAX, tùy thuộc vào chain sử dụng. GMX có 86% token hiện đang được khóa để kiếm lợi nhuận theo mô hình trên.
Dydx (DYDX)
dYdX là một sàn giao dịch phi tập trung hoạt động trên Ethereum vô cùng nổi tiếng. Nó hỗ trợ giao dịch giao ngay, nhưng chủ yếu tập trung vào việc cung cấp các công cụ phái sinh và giao dịch ký quỹ cho người dùng.
Theo Token Terminal, dYdX đã thu về 63 triệu đô la doanh thu giao thức trong 90 ngày qua. Những người nắm giữ DYDX có thể đặt cược dYdX để nhận được một phần doanh thu đó và cũng họ đủ điều kiện để được chiết khấu phí giao dịch.

Cũng cần lưu ý rằng, mặc dù có lợi nhuận, nhưng token dYdX có sự pha loãng đáng kể trước nó. Nguồn cung lưu thông của nó hiện là 65 triệu, nhưng nguồn cung tối đa là 1 tỷ. Nguồn cung còn lại của nó sẽ được phân phối trong bốn năm tới – với chỉ 2,5% dành cho những người đặt cược dYdX hiện tại.
Synthetix (SNX)
Synthetix là một giao thức phi tập trung để giao dịch các tài sản tổng hợp và các công cụ phái sinh. Đây là một trong những giao thức lâu đời nhất trong DeFi, đã sớm đạt được thành công trong hệ sinh thái Ethereum sau khi nó cải tiến mô hình tokenomics của nó để mang lại lợi nhuận thực cho những người nắm giữ SNX. Theo dữ liệu của Token Terminal, giao thức tạo ra doanh thu hàng năm khoảng 82 triệu đô la và toàn bộ số tiền này sẽ được chuyển đến các nhà đầu tư SNX.

APR hiện tại để đặt đặt cược SNX thường ở mức rất cao, có thời điểm lên tới hơn 100%. Lợi suất một phần đến từ phần thưởng đặt cược do lạm phát bằng token gốc và một phần từ phí giao dịch trao đổi dưới dạng stablecoin sUSD. Bởi vì một số phần thưởng khai thác thanh khoản đến từ việc phát hành token lạm phát, Synthetix không phải là một giao thức Real Yield thuần túy. Tuy nhiên, đây là một trong những giao thức tạo doanh thu hàng đầu của DeFi, mang lại một trong những lợi suất hỗn hợp cao nhất cho hoạt động đặt cược trên thị trường.
Umami Finance (UMAMI)
Một giao thức chạy trên Arbitrum khác và rất nổi tiếng trong những dự án có Real Yield. Umami là nhà tạo lập thị trường và nhà cung cấp thanh khoản giúp các giao thức đối tác nhanh chóng mở rộng quy mô thanh khoản của họ. Nó tự hào về việc cung cấp “lợi suất DeFi bền vững, được phòng ngừa rủi ro”.
Tất cả các sản phẩm của UMAMI đều dựa vào việc tìm nguồn doanh thu từ các luồng doanh thu onchain, thay vì các mô hình token lạm phát. Bằng cách gửi Umami của một người cho mUmami, chủ sở hữu có thể kiếm được 6% APR, bằng WETH, từ doanh thu giao thức và ngân quỹ của Umami. Mặc dù không cao như một số giao thức khác, nhưng dự án nhắm mục tiêu rõ ràng là “Real Yield” như một chiến lược và nhất quán hoạt động theo nguyên tắc này.
Dopex (DPX)
Dopex là một sàn giao dịch quyền chọn phi tập trung trên Arbitrum cho phép người dùng mua hoặc bán các hợp đồng quyền chọn và kiếm được lợi tức thực một cách thụ động. Dopex cũng cho phép người dùng đặt cược và hưởng lãi suất trong DeFi thông qua Tùy chọn lãi suất và đặt cược vào sự biến động của một số tài sản nhất định dựa vào công cụ gọi là Atlantic Straddles.
Mặc dù tất cả các sản phẩm của Dopex đều cho phép người dùng kiếm được lợi nhuận thực tế bằng cách chấp nhận một số rủi ro cụ thể, nhưng giao thức này cũng tạo ra doanh thu thực tế thông qua các khoản phí mà nó chuyển hướng đến các bên liên quan. 70% phí được trả lại cho các nhà cung cấp thanh khoản, 5% cho các đại biểu, 5% để mua và đốt token rDPX của giao thức và 15% cho những người đặt cược quản trị một bên DPX.
Giống như với Synthetix, một số lợi nhuận đặt cược cho DPX đến từ việc phát hành mã thông báo pha loãng, có nghĩa là mô hình khai thác thanh khoản là hỗn hợp. Dopex hiện cung cấp khoảng 22% APY cho việc đặt cược veDPX – một DPX “được ký quỹ bằng phiếu bầu” sẽ bị khóa trong bốn năm.
Redacted (BTRFLY)
Redacted là một giao thức hoạt động dựa trên cơ chế bonding để mint ra các đồng BTRFLY được cung cấp từ treasury của dự án với mức APY khá cao (dao động khoảng 180,000%), hay nói cách khác, Redacted Cartel được xem là một yield aggregator của yield aggregator, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn ở mức cao nhât và giúp cho người dùng đạt được những lợi ích nhất định của giao thức.
BTRFLY có thể được đặt cược và khóa trong thời gian từ 16 đến 17 tháng để đổi lấy BTRFLY bị khóa (rlBTRFLY). Redacted cũng trích doanh thu được tạo ra bởi hệ sinh thái sản phẩm và ngân quỹ Redacted để chia sẻ cho chủ sở hữu rlBTRFLY, được thanh toán bằng ETH.
Hiện tại, chủ yếu phần thưởng cho người dùng là đến từ Token Emissions. Nhưng BTRFLY v2 mới ra mắt BTRFLY trở thành token có nguồn cung hạn chế và tập trung vào việc “tạo ra lợi nhuận thực cho những người nắm giữ rlBTRFLY.
Liệu “Real Yield” sẽ trở thành xu hướng của Defi?
Cá nhân mình đánh giá, Real Yield nên là điều mà các dự án Defi cần hướng tới. Sự xuất hiện của Real Yield sẽ loại bỏ đi những dự án kém chất lượng, giá trị ảo… giúp tanh lọc lại thị trường. Tương lai các giao thức DeFi Real Yield sẽ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có tính bền vững, tiện ích thực, lợi nhuận thực và mang lại giá trị cho cộng đồng. Từ đó sẽ giúp người dùng có những góc nhìn tích cực hơn về Crypto nói chung và DeFi nói riêng.
Mặc dù “Real Yield” tạo được nhiều ấn tượng tốt, nhưng mô hình này chưa hoàn toàn hoàn hảo và vẫn còn một số điểm hạn chế:
- Thứ 1: các giao thức cần phải có lợi nhuận để cung cấp một cái gì đó cho các bên liên quan, vì vậy nó không có tác dụng gì nhiều đối với các dự án mới có ít người dùng.
- Thứ 2: các giao thức trong giai đoạn mới phát triển vẫn phải sử dụng đến phần token emmisions, để cạnh tranh và thu hút user cung cấp thanh khoản cũng như Volume giao dịch.
- Thứ 3: nếu các giao thức chia sẻ phần doanh thu này cho các User cấp thanh khoản hoặc Token holder, điều đó có nghĩa là dự án có ít kinh phí hơn cho nghiên cứu và phát triển. Điều này có thể ảnh hưởng đến một số dự án về lâu dài.
- Thứ 4: Nhiều dự án đang quá lạm dụng “Real Yield” để đánh bóng tên tuổi. Hãy nhờ rằng Real Yield chỉ được tạo ra khi dự án đã có lợi nhuận ổn định để có thể chia sẻ lại cho các nhà đầu tư vào dự án. Vì vậy, bạn cần phải check kỹ những dự án loại này trước khi xuống tiền đầu tư.
Chỉ những giao thức có nguyên tắc, định hướng rõ ràng và sản phẩm phù hợp với thị trường mới tồn tại được. Xu hướng “Real Yield” chỉ mới bắt đầu gần đây, tương lai DeFi vẫn còn nhiều cửa sáng đáng để chờ đợi.
Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ được Real Yield là gì trong Defi, cũng như xác định được đâu là những dự án đạt được tiêu chuẩn “Real Yield” tốt nhất hiện nay. Hãy luôn ghi nhớ rằng, chỉ có những dự án có “lợi nhuận thực” thì chúng mới có thể phát triển bền vững trong dài hạn. Vì vậy hãy luôn quan sát thị trường crypto để có thể đánh giá và tìm được những dự án Real Yield chuẩn mực để đầu tư nhé. Chúc bạn thành công.