Nếu tìm hiểu về các dự án tiền điện tử, có lẽ bạn sẽ thường xuyên bắt gặp những thuật ngữ Multi-chain, Cross-Chain. Trong bài viết này, chúng mình sẽ đi sâu vào tìm hiểu Multi-chain là gì, sự khác nhau giữa Multi-chain và Cross-Chain, cũng như giới thiệu đến các bạn những dự án Multi-chain tiềm năng nhất hiện nay nhé.
Nội dung
Tìm hiểu Multi-chain là gì?
Trong một vài năm trở lại đây, chúng ta đã chứng kiến nhiều sự thay đổi lớn trong lĩnh vực blockchain rộng lớn này. Nếu như thời gian trước, chỉ có một vài blockchain phổ biến của Bitcoin, Ethereum hay Cardano,… thì bây giờ mọi thứ đã khác. Hàng loạt blockchain mới được ra mắt, và dự kiến sẽ tạo ra giá trị hơn 176 tỷ USD giá trị kinh doanh vào năm 2025, ho, và còn có thể đạt 3,1 nghìn tỷ USD vào năm 2030.
Blockchain chỉ dừng lại ở những cộng đồng nhỏ lẻ nữa, mà ngày càng có nhiều Chính phủ, doanh nghiệp, và cá nhân đang dần dần quan tâm đến nó. Việc gia tăng số lượng người quan tâm và sử dụng các mạng lưới blockchain vốn là điều tốt, tuy nhiên nó cũng gặp nhiều hạn chế, đó là:
- Số lượng người dùng tăng cao, vượt qua khả năng đáp ứng của công nghệ, dẫn đến tắc nghẽn mạng lưới và đẩy phí giao dịch lên mức cao.
- Bản chất các blockchain hoạt động riêng lẻ, thiếu sự liên kết, nên 2 người sử dụng 2 blockchain khó thể giao dịch được với nhau cũng là cả vấn đề lớn.
⇒ Để blockchain trở nên phổ biến và thiết thực với đời sống hơn thì nó cần phải thay đổi nhằm khắc phục 2 hạn chế trên. Chính vì vậy mà những công nghệ như: multi-chain, side-chain và cross-chain. Trong nội dung bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về multi-chain là gì?
- Có thể bạn quan tâm: Cross-chain là gì?
Multi-chain là gì?
Multi-chain là một thuật ngữ có ý nghĩa là “đa chuỗi, đa nền tảng”. Tức là, nếu một dự án được gán mác multi-chain thì đồng nghĩa với việc nó đang được triển khai trên nhiều blockchain hác nhau (ít nhất là 2). Ví dụ một dự án có thể triển khai trên nếu một dự án nào đó được cùng một lúc trên các blockchain như Ethereum, Binance Smart Chain, Solana, Polkadot, Avalanche hoặc các blockchain khác.
*** Lưu ý, cần phiên biệt rõ thuật ngữ Multi-chain với Multichain (MULTI), bởi Multichain (MULTI) không phải là thuật ngữ mà là tên một đồng coin cơ sở hạ tầng cho khả năng tương tác nội dung trên chuỗi
Khác biệt giữ Cross-chain và Multi-chain là gì?
Nếu bạn tìm hiểu về Multi-chain là gì, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc khi nó thường được đi cùng hoặc so sánh với Cross-chain. Mình sẽ nói qua về khái niệm Cross-chain cho bạn hiệu. Cụ thể
Cross-chain tức là “chuỗi chéo”, là một giải pháp giúp người dùng có thể chuyển tài sản từ blockchain này sang blockchain khác nhằm tối ưu khả năng kết hợp giữa các chain. Nó sẽ giúp bạn kết nối và luân chuyển tài sản ở nhiều nền tảng blockchain có cấu trúc khác nhau.
Sự khác nhau giữa Multi-chain và Cross-chain rõ rệt nhất như sau:
- Multi-chain chỉ dự án hoạt động trên nhiều chuỗi khác nhau. Khi dự án A triển khai Multichain, đồng nghĩa với việc ngoài chuỗi gốc ban đầu ra (ví dụ Ethereum) thì dự án “A” có thể triển khai một cách độc lập ở chuỗi khác như BSC hay Polkadot chẳng hạn.
- Nhưng để có thể luân chuyển tài sản giữa các chuỗi độc lập, bạn sẽ cần công cụ Cross-chain. Nó là công cụ giúp mọi người chuyển tài sản giữa chuỗi Ethereum với các chuỗi khác trên thị trường.
Để tránh nhầm lẫn giữa Multi-chain và Cross-chain, hãy nhớ rằng:
- Multi-chain: giống công ty đa quốc gia có nhiều trụ sở đặt tại nhiều nước khác nhau.
- Cross-chain: giống công ty vận chuyển hàng hóa từ nước này đến nước kia.
Tầm quan trọng của Multi-chain là gì?
Trong bối cảnh hiện nay, ví dụ cùng một lĩnh vực là AMM DEX thì trên mỗi nền tảng đều có những cái tên vô cùng nổi bật, trên Ethereum có Uniswap, trên Binance Smart Chain lại có PancakeSwap, trên Polygon có Quickswap.
Tuy nhiên mỗi dự án đang hoạt động rất độc lập và chưa tiếp cận được lượng người dùng rất lớn từ những hệ sinh thái khác. Nhưng nếu các dự án sẽ triển khai Multi-chain?
Khi triển khai cơ chế Multi-chain trên các dự án, không chỉ người dùng mà dự án cũng sẽ được hưởng những lợi ích sau:
Đối với người dùng:
- Dễ dàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ trên các mạng lưới blockhain khác nhau, không còn bị bó buộc vào việc sử dụng các dịch vụ trên một hệ sinh thái duy nhất nữa. Người dùng cũng sẽ có nhiều lựa chọn đa dạng hơn, có thể tiếp cận tới những dịch vụ mà hệ sinh thái quen thuộc của họ vẫn chưa triển khai.
Đối với các dự án:
- Bằng việc áp dụng mô hình multi-chain, dự án sẽ tiếp cận được thêm những nhiều khách hàng ở các hệ sinh thái khác nhau, mở rộng phạm vi hoạt động của dự án.
- Việc khởi chạy dự án đa chuỗi sẽ khắc phục được việc tắc nghẽn, tốc độ chậm ở chuỗi chính mà dự án được xây dựng; tận dụng tốc độ nhanh và chi phí rẻ của các chuỗi khác để đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
- Giảm thiểu rủi ro: trong trường hợp một blockchain nào đó gặp vấn đề, bản thân dự án sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi dự án được triển khai trên nhiều hệ sinh thái khác nhau.
Tuy nhiên, việc triển khai multi-chain cũng sẽ gặp nhiều thách thức ,bởi đây không phải là một việc dễ dàng và có thể hoàn thành trong một sớm một chiều. Mỗi blockchain đều có các đặc điểm, cấu trúc, ngôn ngữ lập trình, bộ công cụ hỗ trợ riêng. Do đó khi muốn triển khai sang một blockchain mới, các dự án sẽ sẽ cần phải nghiên cứu để triển khai trên các chain mới vì mỗi chain sẽ có một đặc thù khác nhau. Điều đó có nghĩa là không thể ngày một ngày hai mà chúng ta có thể hiện thực hóa được. Ngoài ra, vấn đề bảo mật của Multi-chain cũng vẫn còn nhiều tranh cãi khi nhiều dự án Multi-chain hiện chưa đủ bảo mật, chưa đủ an toàn, chưa đủ nhanh,… để đáp ứng được nhu cầu phi tập trung của toàn ngành.
Một số dự án multi-chain tiềm năng nhất
Bạn đã tìm hiểu Multi-chain là gì, vậy bạn có thắc mắc đâu là những dự án đang triển khai Multi-chain không? Trong vài năm qua, nhiều dự án đã ra đời và tuyên bố có khả năng kết nối nhiều chuỗi chuyên biệt thành một mạng lưới toàn cầu, trao quyền cho người dùng cá nhân và phá vỡ độc quyền Internet. Hãy cùng khám phá những dự án Multi-chain nổi bật nhất hiện nay.
Tether (USDT)
Tether (USDT) là stablecoin nổi bật nhất và chiếm đến 80% thị phần của stablecoin của thị trường tiền điện. Bằng việc triển khai multi-chain từ rất sớm, Tether đã được phần lớn những nhà đầu tư tin tưởng, chấp nhận và sử dụng. Hiện nay USDT đã có mặt trên hơn 20 hệ sinh thái khác nhau như Ethereum, Binance Smart Chain, Solana, Algorand, Fantom, Polygon…
Polkadot (DOT)
Polkadot là một nền tảng kết nối nhiều blockchain lại với nhau tạo thành một mạng lưới multi-chain có thể mở rộng.Nósử dụng mô hình phân đoạn với cấu trúc gồm 4 phần gồm Relay Chain, parachain, parathread và bridge. Mỗi cấu trúc này cung cấp một tính năng khác nhau cho mạng Polkadot với đồng coin/token và hệ thống quản trị của riêng mình. Relay Chain có nhiệm vụ đảm bảo kết nối linh hoạt và tính đồng thuận giữa các parachain, parathread trong mạng Polkadot cũng như duy trì bảo mật và giao thức đồng thuận của hệ thống.
Tính điến hiện tại, Polkadot đã có 13 parachain với một số cái tên nổi bật như Moonbeam, Acala, Astar Network…
Cosmos (ATOM)
Cosmos là một dự án tiền điện tử tập trung vào việc tạo ra một mạng lưới các blockchain khác nhau có thể tương tác với nhau. Chuỗi chính Cosmos Hub của nó hoạt động như một sổ cái trung tâm cho các blockchains tương thích được gọi là Zones. Nó cho phép các nhà phát triển thiết kế tiền điện tử của riêng họ, cài đặt xác thực khối tùy chỉnh và các tính năng khác.
Cosmos là một trong những tiền điện tử multi-chain đầu tiên và vẫn là một lựa chọn phổ biến cho đến ngày nay. Hiện nay nhiều mạng đa chuỗi hơn đã tích hợp với các blockchains có lưu lượng truy cập cao như Ethereum và đã cạnh tranh trực tiếp với Côms. Tuy nhiên, Cosmos nhằm mục đích mở rộng các xu hướng hiện tại bao gồm thế chấp tài chính phi tập trung (DeFi), đặt cược liên chuỗi và mã thông báo không thể thay thế (NFT) – tất cả đều định vị Cosmos sẽ ngày càng trở nên phổ biến trong tương lai.
THORChain (RUN)
THORChain là một dự án DeFi ban đầu được khởi chạy trên mạng Cosmos; tuy nhiên, nó đã chuyển sang mạng chính riêng vào tháng 4 năm 2021. THORChain là một giao thức thanh khoản chuỗi chéo được thiết kế để cung cấp năng lượng cho các trao đổi đa tiền tệ trên các chuỗi khối khác nhau.
Hiện tại, các nhà đầu tư và nhà giao dịch tiền điện tử thường trao đổi tài sản của họ trên nhiều nền tảng blockchain khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các blockchains vẫn bị cô lập với nhau và không thể chia sẻ trực tiếp thông tin, tài nguyên hoặc mã thông báo. THORchain cung cấp cho những người dùng này một hệ thống phi tập trung hỗ trợ trao đổi mã thông báo trên các mạng blockchain khác nhau mà không cần trung gian.
Chainlink (LINK)
Chainlink là một hệ sinh thái đa chuỗi được thiết kế để kết nối các chuỗi khối với thế giới thực. Về bản chất, các blockchain không có cách hiệu quả để truy cập dữ liệu bên ngoài – rất khó để kết nối dữ liệu ngoài chuỗi với dữ liệu trên chuỗi khi sử dụng hợp đồng thông minh.
Chainlink kết nối các blockchains với thế giới thực thông qua oracle phi tập trung, có thể cung cấp dữ liệu bên ngoài cho các hợp đồng thông minh trên Ethereum. Oracle là một phần mềm dịch dữ liệu bên ngoài sang ngôn ngữ mà các hợp đồng thông minh có thể hiểu được (và ngược lại). Chainlink có thể kết nối các hệ thống nội bộ, API hoặc các loại nguồn cấp dữ liệu bên ngoài khác. LINK là mã thông báo ERC-20 và được sử dụng để thanh toán cho dịch vụ oracle trên mạng.
SushiSwap (SUSHI)
SushiSwap là một nền tảng giao dịch tiền điện tử phi tập trung được xây dựng ban đầu trên Ethereum nhằm cạnh tranh với Uniswap. SushiSwap cũng là một trong những dự án multi-chain trong mảng AMM DEX nổi bật nhất hiện nay khi hỗ trợ tới 14 chain khác nhau như Ethereum, Polygon, Moonbeam, Avalanche…
Vậy tại sao SushiSwap lại lựa chọn hướng phát triển Multi-chain cho nền tảng của mình? Hiện mảng AMM Dex trên Ethereum đang bị bão hòa với sự cạnh tranh rất lớn đến từ Uniswap và 0x Protocol. Chính vì thế, để mở rộng tiềm năng và thu hút lượng người dùng mới đến với nền tảng của mình, SushiSwap buộc phải triển khai ở những chuỗi khác – những nơi chưa có nhiều dự án AMM Dex nổi bật.
Aave (AAVE)
Aave là một giao thức Defi nổi đình đám hiện nay. Nó đã triển khai nền tảng lending trên Polygon vào tháng 3. Vào tháng 8/2021, CEO Stani Kulechov đã công bố kế hoạch mở rộng nền tảng này trên hệ sinh thái Solana. Ngoài ra, kế hoạch mở rộng cũng bao gồm việc triển khai qua giải pháp EVM tương thích của Neon Labs, Avalanche và các giải pháp Optimistic Rollup như Arbitrum, Optimism. Chính vì vậy Aave hiện cũng là một dự án Multi-chain đáng để quan tâm.
1inch (1INCH)
Sàn giao dịch 1inch là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX), nhưng thay vì hoạt động như một sàn DEX thông thường, thì nó lại là một công cụ tổng hợp, phân chia các lệnh giữa nhiều DEX khác nhau để tìm ra tỷ giá tốt nhất có thể
Ban đầu, 1inch bắt đầu triển khai từ Etherum, nhưng sau đó 1inch đã mở rộng thêm sang hệ sinh thái BSC và Polygon trong năm 2021, khiến nó trở thành một dự án multi-chain.
Coin98 (C98)
Coin98 là một trong những dự án nổi bật hiện đang làm tốt cả 2 mảng Multi-chain và Cross-chain. Bắt đầu là một nền tảng DeFi all-in-one, Coin98 nhắm tới mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái Multi-chain cho phép người dùng thông qua các sản phẩm khác nhau của Coin98 để kết nối và sử dụng các dịch vụ DeFi, GameFi, Metaverse,…
Multichain (MULTI)
Multichain (trước đây là AnySwap) là một dự án định tuyến đa chuỗi hỗ trợ nhiều hệ sinh thái khác nhau, cho phép người dùng chuyển giao tài sản giữa các blockchain với nhau và khai thác thanh khoản.
Hiện Multichain hỗ trợ 28 chuỗi và đóng vai trò là cầu nối cho khoảng 1,295 loại tài sản giữa các blockchain được hỗ trợ, bao gồm Ethereum, BSC, Avalanche, Moonriver,… Nền tảng đang sở hữu hơn 300,000 người dùng với TVL lên tới $6,71 tỷ.
Đâu là đồng coin Multi-chain tốt nhất?
Ngoài Aava, 1inch hay Sushiswap cung cấp một thứ gì đó hữu ích và riêng biệt, thì mình sẽ thử so sánh riêng các nền tảng Multi-chain. Theo đánh giá cá nhân thì:
Polkadot là dự án hàng đầu trong lĩnh vực Multi-chain và blockchain của nó vẫn rất hữu ích tính đến thời điểm này. Không giống như đối thủ cạnh tranh lớn nhất Cosmos, Polkadot cung cấp bảo mật thống nhất trên toàn mạng. Mọi parachain của Polkadot đều được hỗ trợ bởi cùng một bảo mật tổng hợp như Chuỗi chuyển tiếp Polkadot trong khi các blockchains được kết nối với Trung tâm Cosmos không có bảo mật thống nhất.
So với THORChain, Polkadot cung cấp một giải pháp toàn diện và hiệu quả hơn cho khả năng tương tác trên chuỗi. Không giống như THORChain, Polkadot không yêu cầu nhóm thanh khoản chuỗi chéo ở hai bên của các blockchain tương tác với nhau.
Mặt khác, Chainlink là một so sánh khó hơn. Vì Chainlink là một mạng thần kỳ, việc so sánh Polkadot với Chainlink giống như so sánh quả táo với quả cam. Chainlink kết nối dữ liệu thực với blockchain, do đó cung cấp khả năng tương tác ngoài chuỗi tốt hơn. Tuy nhiên, Polkadot hiệu quả hơn trong việc kết nối các blockchains khác nhau, do đó cung cấp khả năng tương tác trên chuỗi tốt hơn.
Polkadot có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất trong số các đối thủ cạnh tranh, nổi bật với số lượng hỗ trợ vượt trội từ cả các tổ chức, nhà đầu tư bán lẻ và nhà phát triển. Mặc dù Polkadot cũng có những mặt hạn chế, nên với tư cách là nhà đầu tư, bạn có trách nhiệm thực hiện nghiên cứu kỹ càng trước khi đầu tư vào tiền điện tử.
Tương lai của multi-chain trong năm 2024
Hiện nay, có hàng trăm blockchain đang hoạt động với các cơ sở hạ tầng công nghệ, tiêu chuẩn token, quy tắc và mô hình quản trị khác nhau. Sự thiếu khả năng tương tác giữa các nền tảng blockchain này cũng khiến dòng vốn trong thị trường phân bố không đồng đều, tập trung và kém hiệu quả làm cản trở sự đổi mới, phát triển của toàn thị trường.
Nếu như trước kia Ethereum luôn được coi là nền tảng hàng đầu, và ai cũng mong muốn tài sản/dự án của họ hoạt động trên blockchain này. Thì ngày nay, các giải pháp cross-chain cũng là một phần lý do làm giảm sự thống trị của Ethereum. Trước năm 2021, TVL của Ethereum gần như chiếm toàn bộ thị phần trong DeFi. Nhưng khi BNB Chain cùng các nền tảng khác được xây dựng và phát triển thì TVL của Ethereum chỉ còn chiếm 60% đến 70% toàn thị trường, tính đến thời điểm viết bài tháng 4 năm 2022. Điều này là dấu hiệu cho thấy tương lai của các dự án multi-chain đang đến rất gần.
Mình đánh giá rằng multi-chain rất có tiềm năng để phát triển xa hơn nữa, bởi nó đem lại nhiều lợi ích cho người dùng và có thể sẽ trở thành “xu hướng blockchain” trong nhiều năm sau. Nó là một mảnh ghép không thể thiếu khi blockchain ngày càng trở nên phổ biến. Chính vì vậy, việc đầu tư những đồng coin của các dự án multi-chain là một điều khá đúng đắn.
Không sớm thì muộn, việc sử dụng giải pháp multi-chain sẽ được áp dụng ngày càng rộng rãi, mở ra một tương lai mà rào cản giữa các blockchain không còn, người dùng có thể thoải mái phiêu lưu trong thế giới tiền điện tử. Bạn nên chú ý tới các dự án thuộc các lĩnh vực đang hot như AMM DEX hay Lending mà hiện tại chưa triển khai giải pháp multi-chain. Đây có thể là những cơ hội đầu tư tốt vì khả năng và xu hướng áp dụng giải pháp multi-chain đang ngày càng gia tăng trong tương lai, nên nếu một trong số chúng áp dụng multi-chain thì có lẽ sẽ là động lực thúc đẩy đồng coin của bạn tăng giá.
Bật mí một số các để dự đoán các dự án sẽ triển khai multi-chain:
-
Luôn theo dõi các hoạt động trên mạng xã hội của các hệ sinh thái tiềm năng lớn như Binance Smart Chain, Polkadot, Avalanche… Trước khi triển khai trên một hệ sinh thái mới, các nhà phát triển sẽ xây dựng các cầu nối cross-chain để người dùng chuyển giao tài sản giữa các chuỗi, hoặc đội ngũ phát triển sẽ công bố việc hợp tác trước khi chính thức triển khai.
-
Theo dõi các dự án DeFi ở nhiều hệ sinh thái khác nhau, bạn sẽ thấy một số hệ sinh thái mới nổi vẫn chưa đầu tư vào những mảnh ghép như AMM DEX hay Lending. Các dự án đã hoàn thiện ở hệ sinh thái gốc thường muốn mở rộng, triển khai ở các chuỗi khác để thu hút thêm người dùng.
Trên đây là những thông tin về multi-chain là gì. Có thể thấy, multi-chain ;à xu hướng của tương lai, và còn cả một chặng đường dài để phát triển, Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ có được những thông tin và kiến thức bổ ích về multi-chain, từ đó có thể đánh giá chính xác hơn về tính hữu ích cũng như tiềm năng của dự án mà bạn đang quan tâm. Nếu có gì thắc mắc, hãy để lại comment bên dưới để mình giải đáp nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài và chúc bạn đầu tư thành công.