Nếu tham gia trader coin trên Binance, bạn sẽ thấy có 3 loại lệnh phổ biến đó là: Market, Limit và Stop Limit. Lệnh Market và Limit thì dễ hiểu, có lẽ ai cũng biết rồi. Nhưng lệnh Stop Limit là gì, được sử dụng trong trường hợp nào, cách dùng ra sao thì không phải ai cũng biết. Nếu đây là những thắc mắc của bạn thì hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu câu trả lời ở nội dung bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
Lệnh Stop Limit là gì?
Trước khi tìm hiểu lệnh Stop Limit là gì, thì hãy cùng chúng mình tìm hiểu qua về 2 lệnh cơ bản nhất trong trade coin trên Binance, đó là lệnh Market (thị trường) và lệnh Limit (Lệnh giới hạn).
- Lệnh Market: Là lệnh mua/bán sẽ được khớp ngay lập tức ở mức giá tốt nhất của thị trường hiện tại.
- Lệnh Limit: Là bạn đặt lệnh mua/bán ở một mức giá bạn mong muốn. Ví dụ bạn muốn bán BTC ở mức giá 48.000 USD. Thì khi giá đạt đến mức 48.000 thì lệnh của bạn mới được khớp. Còn nếu BTC < 48.000 USD thì lệnh của bạn vẫn trong trạng thái chờ khớp.
Vậy lệnh Stop Limit là gì?
Lệnh Stop Limit là một lệnh điều kiện, kết hợp giữa một lệnh Limit và một mức giá STOP. Hiểu đơn giản hơn, nó là lệnh Limit, nhưng chỉ được kích hoạt khi giá đạt đến mức giá STOP (mức giá điều kiện mà bạn thiết lập).
Ví dụ: Hiện tại giá DOT đang chạy sideway quanh một mức giá là 18 USD. Bạn muốn khi nào DOT phá mốc 19 USD, thì bạn sẽ mua thêm vào. Vậy thì mức 19 USD sẽ là mức giá STOP. Khi DOT đạt được giá 19 USD, thì lệnh Limit của bạn sẽ được kích hoạt.
*** Mức giá Limit có thể cao hơn giá STOP hoặc thấp hơn giá STOP, tùy ý bạn chọn. ***
Có nên dùng lệnh Stop Limit không?
Tại sao phải dùng lệnh Stop Limit, và nó có tác dụng gì? Để hiểu được điều này, trước hết bạn cần hiểu được vùng kháng cự và hỗ trợ.
Kháng cự và hỗ trợ là vùng mà khi giá chạm đến mức giá đó, thì sẽ đảo chiều quay đầu tăng/giảm. Ví dụ BTC biến động trong vùng giá 39.000 USD đến 42.000 USD trong nhiều ngày, thì mức 39.000 sẽ được coi là hỗ trợ, còn 42.000 sẽ được cao là kháng cự.
Theo lý thuyết về kháng cự và hỗ trợ, khi giá break out qua khỏi vùng cản này, thì nó sẽ bắt đầu một chu kỳ tăng giá hoặc giảm giá mới. Dĩ nhiên, bạn không thể đặt lệnh Buy Limit để mua cao hơn kháng cự, hoặc Sell Limit để bán thấp hơn hỗ trợ, bởi lệnh của bạn sẽ được khớp ngay lập tức (Và rồi nếu giá không breakout qua khỏi kháng cự/hỗ trợ thì lệnh của bạn sẽ là mua đỉnh, bán đáy).
Lúc này, hãy sử dụng lệnh STOP LIMIT, bởi nó sẽ giúp cho bạn:
-
Chỉ mua sau khi giá đã phá vỡ kháng cự, như vậy bạn sẽ tránh bị chôn vốn nếu mua quá sớm mà không biết giá lúc nào mới tăng.
-
Chỉ bán sau khi giá đã thủng hỗ trợ, như vậy nó sẽ giúp bạn kịp thời bán trước khi giá chuẩn bị giảm mạnh.
Hướng dẫn đặt lệnh STOP LIMIT trên Binance
Giờ bạn đã hiểu lệnh STOP LIMIT là gì rồi đúng không? Để đặt được lệnh này, bạn sẽ thấy nó sẽ bao gồm cách thành phần như ảnh dưới:
- Giá STOP: Khi giá của thị trường đạt đến mức này, thì lệnh Limit của bạn sẽ được kích hoạt.
- Giá Limit: Là mức giá mà bạn chọn, chấp nhận mua/bán ở mức giá này (hoặc tốt hơn), sau khi thị trường đạt đến mức giá STOP.
- Amount (Số lượng): Số lượng tài sản để mua hoặc bán theo lệnh Stop Limit.
Ví dụ 1:
Giá giao dịch của BNB hiện là 498 BUSD và bạn cảm thấy rằng nó có ngưỡng kháng cự xung quanh 500 BUSD.
Nếu bạn nghĩ rằng giá sẽ tăng cao hơn sau khi giá phá vỡ kháng cự, vượt qua 500 BUSD.
=> Bạn có thể đặt lệnh Buy – Stop Limit để tự động mua thêm BNB với mức giá 502 BUSD. Bằng cách này, bạn sẽ không phải liên tục theo dõi diễn biến thị trường để chờ để chờ giá breakout và canh mua được giá mục tiêu của mình. (Lúc này bạn điền giá STOP là 500, còn giá Limit là 502).
Ví dụ 2:
Giá giao dịch của DOT hiện là 17,5 USDT và bạn cảm thấy rằng nó có ngưỡng hỗ trợ (đáy) xung quanh vùng giá 17. Nếu bạn lo sợ rằng nếu giá rơi xuống thấp hơn 17, thì nó khó có thể hồi phục lại được trong ngắn hạn, và có thể giảm mạnh.
=> Bạn đặt lệnh Sell – Stop Limit để tự động bán DOT với giá 16,8 (tự động cắt lỗ). Bằng cách này, bạn sẽ giảm thiểu được rủi ro nhiều nhất, không sợ lúc thị trường rớt không phanh mà bạn chưa kịp đặt lệnh BÁN. (Lúc này bạn điền giá STOP là 17, còn giá Limit là 16,8).
Những lưu ý khi dùng lệnh Stop Limit
Nếu tìm hiểu về lệnh Stop Limit là gì, bạn sẽ nhận thấy chúng khá đơn giản đúng không?
Cốt lõi chính của điều này là, hiểu được về kháng cự/hỗ trợ, thì bạn sẽ hiểu tầm quan trọng của lệnh Stop Limit.
Tuy nhiên sử dụng lệnh này cũng nên lưu ý nhiều điều, ví dụ như:
-
Lệnh Stop Limit thường được dùng nhiều ở Sell – Limit hơn, và là công cụ để cắt lỗ rất hiệu quả.
-
Sau khi đặt lệnh Stop Limit, nếu chưa kích hoạt thì nó sẽ ở trong mục Open Orders (Lệnh mở). Bạn có thể sửa hoặc hủy bất cứ khi nào.
-
Khi lệnh Stop Limit được kích hoạt, thì lệnh của bạn sẽ trở thành lệnh Limit, và nó hoạt động theo quy luật của lệnh này. Ví dụ giá tăng quá nhanh, còn giá bạn đặt mua quá thấp, thì có thể nó không khớp hết được, chỉ khớp được một phần.
-
Giá STOP và giá LIMIT có thể giống nhau. Tuy nhiên mình khuyên bạn không nên như vậy. Mặc dù bạn có thể sẽ mua/bán được ở một mức giá tốt hơn. Nhưng nhiều trường hợp bạn sẽ rơi vào bẫy “fake breakout”, nó sẽ khiến bạn mua đỉnh, bán đáy.
-
Lệnh Stop Limit rất hữu ích, nhưng hãy cẩn thận bởi nó là con dao 2 lưỡi có thể giết bạn bất cứ lúc nào. Bởi dù lý thuyết về kháng cự – hỗ trợ là như vậy, nhưng không phải lúc nào thị trường cũng giống như vậy. Chỉ cần dự đoán sai, lệnh được thi hành thì khả năng thua lỗ của bạn rất lớn.
Trên đây là những chia sẻ của chúng mình về lệnh Stop Limit trên Binance. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu được lệnh Stop Limit là gì và cách sử dụng chúng ra sao. Nếu còn có gì chưa hiểu hoặc thắc mắc, hãy để lại comment bên dưới để chúng mình giải đáp nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài.