Nếu khủng hoảng nguồn cung trên các sàn xảy ra, nó có thể là chất xúc tác khiến giá BTC tăng đột biến. Do đó, mức tăng 40% trong tháng 1 của Bitcoin có thể chỉ báo hiệu sự bắt đầu của một thị trường tăng giá mới. Nếu nhiều nhà đầu tư vẫn có xu hướng nắm giữ dài hạn số BTC của họ, thì cuộc khủng hoảng nguồn cung Bitcoin (ý chỉ lượng BTC sẵn sàng để bán ra) chỉ là vấn đề thời gan.
Trong phân tích ngày hôm nay, hãy cùng xem xét một số chỉ số on-chain minh họa tình hình hiện tại của thị trường BTC: sự tích lũy đang diễn ra, dòng tiền BTC thoát khỏi các sàn giao dịch lớn nhất chưa từng có…
Lượng người nắm giữ BTC dài hạn ở đỉnh lịch sử
Người nắm giữ dài hạn bitcoin – Long-term holders (LTH) được định nghĩa là các địa chỉ giữ BTC trong hơn 155 ngày hoặc khoảng 6 tháng. Mặt khác, những người nắm giữ ngắn hạn (Short-term holders – STH) giữ tiền của họ trong thời gian dưới 155 ngày và giao dịch chúng thường xuyên hơn.
Một cách khác để phân biệt giữa LTH và STH là tỷ lệ phần trăm chênh lệch giữa nguồn cung cấp BTC mới và cũ. Hôm nay, biểu đồ màu xanh lam cho thấy gần 78% người nắm giữ dài hạn, trong khi biểu đồ màu đỏ cho thấy 22% người nắm giữ ngắn hạn.
Nói cách khác, 78% nguồn cung Bitcoin đang nằm trong tay các nhà đầu tư không quan tâm đến các canh bạc thị trường ngắn hạn. Họ sẵn sàng giữ tiền của họ trên cơ sở lâu dài. Việc bán trong nhóm này chỉ có thể xảy ra sau khi giá BTC tăng mạnh. Chỉ 22% nguồn cung Bitcoin được giao dịch ngắn hạn. Hơn nữa, khi giá BTC tăng lên, tỷ lệ phần trăm nguồn cung non trẻ cũng tăng theo, thường được xác định là các nhà đầu tư bán lẻ chỉ mua trong một xu hướng tăng rõ ràng.
Rõ ràng là STH đang ở mức thấp lịch sử, trong khi LTH đang ở mức đỉnh lịch sử. Trong các chu kỳ trước, tình huống như vậy tương quan với việc giá Bitcoin chạm đáy và báo hiệu sự bắt đầu của một thị trường tăng giá dài hạn mới.
Hơn nữa, phần trăm chênh lệch giữa nguồn cung già và trẻ hiện đang cao nhất trong lịch sử (ATH). Trong quá khứ, khi % phân lệch này đạt đỉnh, thì đó cũng là lúc báo hiệu sự bắt đầu của một thị trường tăng giá (khu vực vòng tròn màu xanh lá cây ở đồ thị bên trên).
Khủng hoảng nguồn cung Bitcoin ở các sàn giao dịch đang đến
Nếu xu hướng trên biểu đồ STH và LTH tiếp tục, nó có thể gây ra khủng hoảng nguồn cung Bitcoin và thiếu BTC sẵn có trên các sàn giao dịch. Bằng chứng là biểu đồ số dư BTC trên các sàn giao dịch cho thấy Bitcoin đã chảy ra đều đặn kể từ tháng 3 năm 2020. Ngoài ra, đặc biệt là từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2022, lượng BTC nắm giữ trên các sàn giao dịch đã giảm đáng kể (khu vực màu xanh lá cây).
Khoảng thời gian mới nhất này cũng chứng kiến dòng BTC chảy ra khỏi các sàn giao dịch lớn nhất từ trước đến nay. Đây là một tín hiệu rõ ràng về sự tích lũy tích cực của cá voi và LTH. Họ đã tận dụng sự bán tháo hoảng loạn của bán lẻ và STH, và FUD của thị trường.
BItcoin khan hiếm và quá trình tích lũy vẫn tiếp tục
Một viễn cảnh khác minh họa sự thống trị của các nhà đầu tư dài hạn và báo hiệu một cuộc khủng hoảng nguồn cung Bitcoin tiềm ẩn được thể hiện bằng biểu đồ nguồn cung đang hoạt động. Nó nắm bắt nguồn cung đã hoạt động lần cuối cách đây hơn một năm (màu xanh lam) và cách đây chưa đầy một năm (màu cam).
Sự chênh lệch giữa hai nhóm ngày càng lớn và hiện đã đạt đến mức cao mới mọi thời đại. Mặc dù giá BTC tăng mạnh trong những tuần đầu tiên của năm 2023, nhưng vẫn không có áp lực bán từ nguồn cung đã không hoạt động trong một năm trở lên.
Cuối cùng, biểu đồ tích lũy Bitcoin cũng đang tiến gần đến ATH năm 2015 của nó. Thật thú vị, chúng ta có thể thấy sự gia tăng tích lũy BTC trong thời gian dài, được bắt đầu từ cuối thị trường gấu 2018 – 2019 (khu vực màu xanh lá cây ở đồ thị phía dưới).
Kể từ đó, các nhà đầu tư đã liên tục tích lũy BTC. Chỉ trong năm 2021, trong thị trường tăng giá trước đó, biểu đồ này vẫn không thay đổi (vùng màu cam). Bất chấp sự gia tăng đột biến của BTC vào năm 2023, quá trình tích lũy Bitcoin chỉ đang tăng tốc. Xu hướng này càng củng cố thêm luận điểm là cuộc khủng hoảng nguồn cung Bitcoin chỉ còn là vấn đề thời gian.
– Dữ liệu phân tích từ Glassnode –