Kể từ khi ra mắt từ năm 2009 cho tới nay, Bitcoin (BTC) đã trải qua hơn 10 năm tồn tại với nhiều thăng trầm. Vậy Bitcoin đã sập bao nhiêu lần kể từ khi nó được biết đến là “vàng kỹ thuật số” cho tới nay? Chúng ta sẽ cùng nhìn lại 7 lần sập giá Bitcoin (BTC) sâu nhất và những nguyên nhân kèm theo dưới đây.
Nội dung
- 1 7 lần giảm giá mạnh nhất của Bitcoin (BTC)
- 1.1 Lần sập đầu tiên của Bitcoin vào tháng 6/2011 (-93%)
- 1.2 Vụ sập Bitcoin vào 16 – 19/08/2012 (- 40,75%)
- 1.3 Vụ sập Bitcoin vào 10 – 16/4/2013 (- 70%)
- 1.4 Vụ sập Bitcoin vào 4/12/2013 – 14/1/2015 (- 84,54%)
- 1.5 Vụ sập Bitcoin giai đoạn 16/12/2017 – 15/12/2018 (-83%)
- 1.6 Vụ giảm giá Bitcoin giai đoạn 26/6/2019 – 12/3/2020 (- 61%)
- 1.7 Đợt giảm giá mạnh của Bitcoin từ 8/11/2021 – tháng 6/2022
7 lần giảm giá mạnh nhất của Bitcoin (BTC)
Chúng ta sẽ nhắc lại một chút về Bitcoin cũng như sự ra đời của nó trước khi đến với 7 lần sập sâu nhất của Bitcoin để hiểu rõ hơn về đồng tiền điện tử này.
Sự ra đời của Bitcoin đã tạo nên một cơn sốt chấn động khi độ lan rộng của nó tăng nhanh một cách chóng mặt nhờ vào công nghệ blockchain. Những điều làm cho Bitcoin có thể phát triển nhanh tới như vậy đó chính là tính phi tập trung của nó, có thể giao dịch ở bất kỳ đâu trên thế giới một cách nhanh chóng, đăng ký dễ dàng, loại bỏ được trung gian (giao dịch ngang hàng trực tiếp giữa mọi người), không mất phí trung gian như các giao dịch truyền thống.
Bitcoin đã đánh vào tâm lý của người dân toàn cầu về việc quản lý tài chính của họ. Thay vì tiền bị quản lý và kiểm soát bởi các ngân hàng Trung ương hay Chính phủ thì giờ quyền kiểm soát nằm trong tay của chính họ. Nếu họ không cho phép thì không ai có quyền đóng băng số tiền của họ và mọi giao dịch đều diễn ra trực tiếp giữa người mua – người bán mà không cần bất kỳ trung gian nào.
Những ưu điểm mà Bitcoin mang đến là không thể bàn cãi, tuy nhiên việc tăng giá nhanh quá mức của BTC cũng khiến nó có những đợt giảm mạnh không kém.
Giờ chúng ta sẽ cùng nhìn lại 7 lần sập Bitcoin (BTC) đáng nhớ nhất.
Lần sập đầu tiên của Bitcoin vào tháng 6/2011 (-93%)
Vụ sập Bitcoin đầu tiên diễn ra sau hơn 2 năm Bitcoin được giới thiệu đến cho cộng đồng khiến giá BTC giảm tới 93% từ 32 USD xuống 2 USD. Việc BTC tăng giá quá nhanh là nguyên nhân ban đầu dẫn tới việc giá BTC giảm nhưng cú hích lớn nhất thì phải nói tới ngày 19/6.
Vào ngày 19/6/2011, sàn giao dịch Bitcoin (BTC) lớn nhất thời điểm đó là Mt.Gox (sàn giao dịch của Nhật Bản) đã thông báo bị hacker tấn công. Hàng trăm tài khoản bị hack với số tiền là khoảng 25.000 BTC và có thông tin rằng sau đó số tiền này đã được hoàn trả lại cho người dùng.
Sau đó 6 tuần thì BTC lại có thêm 4 vụ hack khiến tổng thiệt hại là hơn 178.000 BTC. Sau vụ sập đó giá BTC đã giảm từ 16 USD xuống còn 2 USD vào tháng 11 trước khi tăng trở lại. Có thể thấy, nhà đầu tư cũng chỉ sợ hãi trong một thời gian vài tháng và sau đó vẫn lại tiếp tục đầu tư mong tìm cơ hội đổi đời dù rủi ro là rất cao.
Vụ sập Bitcoin vào 16 – 19/08/2012 (- 40,75%)
Nếu như vụ sập phía trên mất vài tháng để giá Bitcoin giảm từ 16 USD – xuống 2 USD (-87,5%) thì vụ sập này diễn ra chỉ trong 3 ngày đã khiến giá Bitcoin giảm tới 40,75% từ mức 13,5 USD xuống chỉ còn 8 USD.
Nguyên nhân giá Bitcoin giảm mạnh vào tháng 8/2012 đó là sự sụp đổ của nền tảng Bitcoin Savings & Trust với lời hứa đem lại lợi nhuận 7%/tuần. Đây là hình thức lừa đảo mô hình kim tự tháp Ponzi khiến nhiều nhà đầu tư sập bẫy khi chủ của nó là Trendon Shavers thông báo lãi suất giảm xuống 3,9% khiến nhà đầu tư không còn tin tưởng vào nó.
Và rồi Trendon Shavers bị điều tra lừa đảo và thao túng tài sản của NĐT, ước tính hắn đã thu về tới hơn 700.000 BTC còn sau khi trả lại thì số tiền hắn lấy là khoảng 146.000 BTC (~ 807.390 USD thời điểm đó).
Cái kết của Shavers đó là án tù 40 năm, bị tịch thu 1,2 triệu USD và bồi thường 1,2 triệu USD cho người bị hại.
Vụ sập Bitcoin vào 10 – 16/4/2013 (- 70%)
Vụ sập giá Bitcoin lần này lại liên quan tới sàn Mt.Gox khi sàn tạm dừng giao dịch và đóng băng tài sản của người dùng. Lý do được sàn đưa ra là họ cần để thị trường “hạ nhiệt” sau một đợt giảm giá mạnh trước đó.
Vì điều này mà khiến nhà đầu tư mất niềm tin vào sàn giao dịch đang chiếm tới 70% khối lượng giao dịch BTC toàn thế giới và giá BTC đã giảm từ 230 USD xuống chỉ còn 68 USD chỉ trong vòng 1 tuần (mức giảm trên 70%).
Vụ sập Bitcoin vào 4/12/2013 – 14/1/2015 (- 84,54%)
Năm 2013 là một năm bùng nổ về giá của Bitcoin khi tăng giảm một cách chóng mặt. Dù tháng 4 giá Bitcoin đã giảm sau vụ đóng băng của sàn Mt.Gox khiến Bitcoin giảm còn 68 USD nhưng nó lại nhanh chóng phục hồi và tăng mạnh lên tới 1151 USD vào tháng 12 (tăng hơn 7000%).
Sự tăng giá này có nguyên nhân bắt nguồn từ việc các phương tiện truyền thông chính thống đưa tin về sự tăng giá của Bitcoin, Oxford online cũng thêm Bitcoin vào từ điển của mình khiến cho nhà đầu tư FOMO và tạo ra một bong bóng kỹ thuật số.
Vì Bitcoin tăng quá mạnh thì nó dĩ nhiên sẽ có sự điều chỉnh và khi mà ai cũng nghĩ BTC sẽ tiếp tục tạo ra những kỷ lục mới thì kẻ tội đồ chính là sàn Mt.Gox lại tiếp tục bị hack (7/2/2014) và kết cục cho kẻ tội đồ này đó chính là sàn bị phá sản vào tháng 2/2014.
Theo thống kê thì sàn Mt.Gox đã gây thiệt hại lên tới 850.000 BTC bao gồm 750.000 BTC của nhà đầu tư và 100.000 BTC do sàn đang sở hữu với số tiền khoảng 423 triệu USD tại thời điểm đó.
Sau nhiều cú sốc cùng sự điều chỉnh đã khiến giá BTC rơi từ 1151 USD vào tháng 12/2013 xuống còn 178 USD vào 14/1/2015. Kỳ ngủ đông này của Bitcoin đã kéo dài khoảng 2 năm trước khi lại tạo ra những cú đột phá mới.
Vụ sập Bitcoin giai đoạn 16/12/2017 – 15/12/2018 (-83%)
Sau một lần sập của Bitcoin thì giá của BTC lại tạo ra những đỉnh mới cao hơn và đỉnh tiếp theo năm 2013 của Bitcoin là đỉnh vào năm 2017 với giá 19.497 USD từ mức 178 USD năm 2015.
Vậy điều gì đã làm cho BTC tiếp tục bước vào kỳ downtrend kéo dài 1 năm với mức giảm từ 19.497 USD vào 16/12/2017 xuống 3.236 USD vào 15/12/2018 (giảm tới 83%)????
Đầu tiên đó là sự điều chỉnh bởi giá Bitcoin đã tăng quá nhanh nên cần có sự điều chỉnh lại. Bên cạnh đó là những thông tin tiêu cực ảnh hưởng tới thị trường tiền điện tử như những vụ hack liên tục diễn ra ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc cùng nhiều quốc gia lên kế hoạch cấm Bitcoin khiến nhiều nhà đầu tư lo sợ và bán tháo.
Vụ giảm giá Bitcoin giai đoạn 26/6/2019 – 12/3/2020 (- 61%)
Vụ sập Bitcoin tiếp theo là kết quả của việc tăng quá nhanh từ đáy 2018. Chỉ trong vòng 7 tháng kể từ tháng 12/2018 cho tới cuối tháng 6/2019 thì giá của BTC đã tăng từ 3.236 lên tới 13.016 USD nên khi bị tác động bởi những yếu tố khách quan như chính trị, xã hội thì đều làm BTC giảm giá.
Tuy nhiên, điều làm cho BTC giảm mạnh nhất trong giai đoạn này đó chính là sự bùng nổ của đại dịch covid-19 khiến mọi thị trường đều giảm mạnh kể cả chứng khoán, Forex và đương nhiên crypto cũng sẽ chịu chung số phận.
Giai đoạn này đã khiến giá Bitcoin tụt từ 13.016 USD xuống còn 4.970 USD và còn được gọi là cú shock “thiên nga đen”, được khắc tên vào cột mốc lịch sử Bitcoin.
Đợt giảm giá mạnh của Bitcoin từ 8/11/2021 – tháng 6/2022
Hiện tại thì chưa biết đâu sẽ là đáy tiếp theo của Bitcoin khi giá Bitcoin đạt đỉnh 69.000 USD vào tháng 11/2021 và từ đó cho tới tháng 6/2022 thì giá đã giảm có lúc chỉ còn 17.744 USD (mức giảm ~75%).
Việc Bitcoin tăng giá quá nhanh đã khiến cho nhiều quốc gia phải áp dụng các chính sách để kiềm chế, ví dụ như Trung Quốc cấm hoạt động đầu tư tiền điện tử.
Thêm vào đó có quá nhiều thông tin bất lợi trong thời gian gần đây như:
- 24/2/2022: Nga đưa quân sang Ukraina và mở đầu cuộc chiến tranh quy mô lớn
- 08/05/2022: Luna bị sập, UST không thể duy trì tỷ lệ 1:1 với USD, rồi tiếp đó là lạm phát Mỹ tăng cao trên 8%.
- 12 – 13/6/2022: Ngân hàng tiền điện tử Celsius tuyên bố đóng băng tài sản của người dùng nhằm “ổn định thanh khoản” là ngày thứ 2 đen tối mà không ai có thể quên được.
- 16/6 lãi suất của Mỹ tăng 0,75 điểm (cao nhất trong vòng 20 năm trở lại đây)
=> Hiện tại thì không chỉ thị trường tiền điện tử đang gặp phải nhiều thông tin xấu mà kể cả thị trường chứng khoán cũng đang lao đao.
Đáy của Bitcoin ở đâu thì chưa thể biết trước được bởi lạm phát đang tăng rất cao.
Xem biểu đồ diễn biến giá Bitcoin trong vài tháng trở lại đây:
Tóm lại, có thể thấy giá Bitcoin sau mỗi lần giảm mạnh thì đều phục hồi nhanh chóng với đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Tuy nhiên tương lai của BTC sẽ ra sao thì không ai biết trước được. Đầu tư vào tiền điện tử vẫn luôn là khoản đầu tư đem lại rủi ro vô cùng lớn nên NĐT không nên dùng số vốn lớn vào đó.
Cuối cùng, các bạn có thể tham khảo một số bài viết đáng chú ý như: