Theo ông Alex Hoeptner, Giám đốc điều hành của sàn giao dịch tiền điện tử Bitmex thì rất có khả năng cuối năm 2022 sẽ có thêm 5 quốc gia cho phép tiền điện từ Bitcoin trở thành giao dịch hợp pháp.
Ông dự đoán những quốc gia này đều sẽ nằm ở các nước đang phát triển với 3 luận điểm như sau:
-
Thứ nhất: Do nguồn tiền gửi về từ kiều hối đang bị tính phí khá cao
Ông lấy ví dụ về quốc gia trung Mỹ El Salvador, quốc gia đầu tiên cho phép đồng Bitcoin trở thành loại tiền hợp pháp vào tháng 9 vừa rồi. Lượng kiều hối gửi về quốc gia này chiếm tới 23% GDP của cả nước vào năm 2022.
Tuy nhiên nếu gửi về qua những đơn vị cung cấp tiền tệ như Western Union thì sẽ phải trả phí trung bình 10%. Đất nước El Salvador đã đi tiên phong trong việc cấp phép cho đồng tiền điện tử Bitcoin và nếu quốc gia này thành công triển khai kế hoạch đưa tiền điện tử trở thành đồng tiền hợp pháp, mang lại giá trị cho quốc gia thì sẽ có thêm nhiều quốc gia đang phát triển khác theo sau.
Giám đốc điều hành của Bitmex còn đưa ra dẫn chứng về việc tổng lượng kiều hối toàn cầu được gửi về các quốc gia đang phát triển với thu nhập trung bình và thấp chiếm tới 75% so với toàn cầu năm 2020 theo Ngân hàng Thế giới.
-
Thứ 2: Do ảnh hưởng của khủng hoảng lạm phát
Các nước đang phát triển là những nước có tỷ lệ lạm phát cao hơn hẳn so với các nước phát triển. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì năm 2021 các nước đang phát triển sẽ có thể lạm phát ở mức 5,4% còn các nước phát triển là 2,4%.
Khi lạm phát lên cao thì sẽ có nhiều người tìm kiếm các loại tiền thay thế cho tiền hiện hành để giảm tổn thất của lạm phát. Với đồng Bitcoin chỉ có nguồn cung hạn chế ở con số 21 triệu thì theo ông sẽ giảm hoặc khắc phục được vấn đề về lạm phát này.
Ông đưa ra ví dụ với Thổ Nhĩ Kỳ, khi lạm phát của nước này tăng lên trên 15% thì số lượng người dân của họ dùng tiền điện tử trong giao dịch hàng hóa, dịch vụ tăng lên cao. Vì sợ tiền điện tử làm ảnh hưởng tới nền kinh tế nước này nên Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm sử dụng nhưng lạm phát vẫn không hề dừng lại mà còn tăng lên hơn 19%.
Theo ông Alex Hoeptner, người dân tại các nước phát triển đang khá quan tâm tới việc sử dụng các loại tiền điện tử.
-
Thứ 3: Lý do về chính trị
Theo ông, ngày càng có nhiều chính trị gia hay nhà cầm quyền có tư tưởng tiến bộ, có kỹ năng và trí tuệ để khẳng định bản thân trong thời đại mới. Ông đưa ra trọng điểm rằng trong năm tới khi quốc gia Trung Mỹ El Salvador tìm ra được những khó khăn khi triển khai áp dụng việc cho phép tiền điện tử lưu hành và khắc phục được nó. Thì sẽ có nhiều quốc gia theo sau và họ sẽ không gặp phải những khó khăn mà El Salvador đã từng trải qua nữa.
Tuy nhiên, ông Alex Hoeptner cũng phải lưu ý rằng: Nếu EI Salvador thất bại trong việc triển khai tiền điện tử ra công chúng thì nó cũng sẽ ảnh hưởng lớn cho việc sử dụng rộng rãi loại tiền này đến các quốc gia khác.