Chọn coin gì là 1 trong 4 bước quyết định thành công khi đầu tư. Cùng xem hướng dẫn phân loại và chọn coin khi đầu tư để có thể đưa ra quyết định tốt nhất.
Nhắc lạ bài trước: Đầu tư coin như thế nào, chúng ta đã có nền tảng cơ bản về 4 yếu tố quyết định thành công khi đầu tư coin: Coin gì / Số vốn / Giá bán cuối cùng / Thời điểm đầu tư.
Nội dung
Phân loại coin theo vốn hóa
Đây là cách phân loại phổ biến và cơ bản nhất. Nó được chia thành nhóm sau:
BTC được phân loại riêng để tránh nhầm lẫn tới TOP coin khi xác định xu hướng. Đối với phân loại vốn hóa cần nắm được như sau:
Mặc dù tổng quan thị trường đã đạt vốn hóa 2700 tỷ đô, nhưng nó vẫn còn rất sơ khai. Thị trường sẽ tiếp tục phát triển và sự thay đổi vị thế trong những đồng coin lớn sẽ liên tục thay đổi. Không kể tới những giai đoạn mới đầu là 2014 – 2015, ngay ở giai đoạn 2017 – 2018 cũng vậy. Chúng ta có thể thấy IOTA, EOS, LTC từng trong top 10, nhưng nó đang ngày một trôi xa.
Tác dụng của phân loại coin theo vốn hóa
Đánh giá theo vốn hóa có 2 tác dụng:
- Xác định độ an toàn, hầu hết các đồng coin có vốn hóa lớn cũng ít rủi ro hơn những đồng coin vốn hóa quá nhỏ.
- Xác định mức độ tăng trưởng. Đối với coin, chúng ta nên sử dụng vốn hóa làm mục tiêu sẽ tốt hơn giá.
Mỗi đồng coin có nguồn cung khác nhau, do vậy có những đồng coin $100 vẫn rẻ và có những đồng coin 0.000001$ vẫn siêu đắt. Đối với một người mới chơi có thể bị nhầm lẫn bởi 1 đồng coin có giá rất “rẻ” do tổng cung của nó lớn. Lưu ý đó là giá “thấp”, không phải rẻ.
- Trong ngắn hạn hoặc trung hạn (vài tuần/tháng) thì coin có vốn hóa lớn thường an toàn hơn. Mức độ giảm giá của nó nhẹ hơn khá nhiều so với những đồng coin có vốn hóa nhỏ. Khi xác định được một xu hướng tăng mà vẫn muốn an toàn, thứ tự ưu tiên luôn là BTC -> Top coin.
- Vón hóa nhỏ và trung bình sử dụng trong 2 tình huống: Xác định một xu hướng tăng và muốn có lợi nhuận ấn tượng hơn với mức rủi ro chấp nhận được.
- Vốn hóa rất nhỏ và coin xổ số: Dùng để đầu tư siêu mạo hiểm. Chỉ nên đầu tư không quá 10% số tiền sử dụng đầu tư Crypto của bạn.
Minh họa về áp dụng vốn hóa trong đầu tư
- Phân bổ hợp lý: 50% BTC, 30% cho 1 – 2 coin TOP. 15% cho những coin tiềm năng và 5% vào coin xổ số.
- Phân bổ cho người ưa mạo hiểm (Cách nói văn hoa của tham lam hơn): 20% vào Top coin, 60% vào nhóm vốn hóa nhỏ, 20% vào nhóm coin vốn hóa rất nhỏ/coin xổ số.
- Phân bổ cho người “nhà có việc gấp: 60% vào những coin có vốn hóa rất nhỏ, 40% vào coin xổ số.
Phân loại coin theo ứng dụng
- Những đồng coin cho mục đích thanh toán, lưu trữ tài sản: BTC, LTC, BCH, ZEC, Dash, XMR v.v
- Những đồng coin nền tảng cho việc triển khai các dự án khác: ETH, Ada, BNB, EOS, Matic, Sol, Dot v.v
- Stablecoin (USDT, BUSD, USDC, TUSD, GUSD, HUSD)
- Ví lưu trữ (TWT, SFP, C98 v.v)
- Những đồng coin thực hiện 1 giải pháp, nhu cầu cụ thể
- Token huy động vốn của đơn vị phát hành (Ví dụ Token các đội bóng: ATM, LIV v.v)
- Coin vận hành mô hình tài chính phi tập trung (Defi)
- Token xác thực tài sản (NFT)
- Game – Trò chơi
Áp dụng việc phân loại coin theo ứng dụng vào đầu tư
Đối với việc phân loại theo tính ứng dụng ta có thể sử dụng chúng như sau:
Đối với ngắn hạn: Có thể là sự lên ngôi của một xu hướng, một giải pháp, một mô hình. Nó tạo ra những “trend” cho xu hướng đó. Cần hiểu rằng tính ứng dụng của những đồng coin phần lớn là rất xa vời trong dài hạn. Tuy vậy chúng vẫn tạo ra những đợt tăng đáng kể.
Đối với dài hạn: Tất nhiên trong tương lai Blockchain sẽ có rất nhiều ứng dụng thực tế hơn. Chọn được một vài đồng có thể thành hiện thực đòi hỏi phân tích dự án rất sâu và kỹ lưỡng. Có 2 vấn đề cần nghiên cứu:
- Những kiểu coin nào có thể phát triển trong dài hạn.
- Chọn một đồng coin nằm trong nhóm đó.
Phân loại coin theo “hệ”
Đây là cách phân loại coin rất phổ biến. Các phân loại này cũng là một kiểu để xác định cơ hội đầu tư. Nó linh hoạt và mở rộng hơn so với phân loại theo tác dụng hay vốn hóa.
Phân loại theo hệ tác dụng
- Coin Memes – Động vật, thú cưng, vui vẻ
- Defi – Mô hình tài chính phi tập trung, vay/cho vay.
- Play to earn – Kiếm tiền với game Blockchain
- Coin Gaming – Trò chơi
- Coin Metaverse – Thực tế ảo
- Collectibles & NFTs: Giao dịch vật phẩm/tác phẩm
- Coin sàn Dex: Decentralized exchange: Sàn giao dịch phi tập trung
- Coin đào (Khai thác bằng phần cứng)
- Coin nền tảng: Smart contract & đồng coin với hệ sinh thái ứng dụng
- Coin sàn – Nhóm coin để hưởng ưu đãi fee giao dịch và các quyền lợi như IEO
Còn một vài nhóm nhỏ hơn như: Hệ lưu trữ, hệ bảo hiểm, hệ năng lượng, hệ thông tin v.v
Phân loại theo hệ nền tảng
- Hệ Polkadot Ecosystem (DOT)
- Hệ Solana Ecosystem (SOL)
- Hệ BSC Ecosystem (Binance)
- Hệ AVALANCHE Ecosystem (AVAX)
- Hệ Tron Ecosystem (TRX)
- Hệ Polygon Ecosystem (Matic)
- Hệ Cosmos Ecosystem (ATOM)
- Hệ Fantom Ecosystem (FTM)
- Hệ Heco Ecosystem (Huobi)
Lưu ý: Một đồng coin có thể được phát triển trên cả 2 nền tảng đồng thời. Thông thường mỗi nền tảng sẽ có vài dự án nổi bật.
Phân loại coin theo nhân vật nổi tiếng
- Coin gắn với Elon Musk – Có liên quan ít nhiều tới Elon Musk hoặc ăn theo
- Coin gắn với CZ – Founder, CEO Binance
- Coin gắn với Sam – Founder, CEO FTX
- Coin gắn với Justin – Founder, CEO TRX
Đối với Elon Musk, ông không trực tiếp làm coin hay đầu tư quá nhiều vào coin (Chỉ BTC, ETH và Doge). Đa số là ăn theo và tạo ra những đồng coin “pump dump”. Xếp chúng vào nhóm đầu tư rất mạo hiểm.
Những dự án được CZ & Sam đầu tư thường khá tốt. Nhiều người thường chọn phương án “theo vết” để dễ có cơ hội thành công hơn và tiết kiệm thời gian nghiên cứu dự án.
Justin cũng có rất nhiều “tai tiếng” bên cạnh sự nổi tiếng của mình. Tuy TRX không cạnh tranh được với những đồng coin trẻ hơn, nhưng nó vẫn có những phát triển nhất định. Tuy vậy vẫn xếp hạng khá rủi ro cho những dự án liên quan tới Justin Sun.
Phân loại coin theo quỹ đầu tư
Quỹ đầu tư cũng là một phương án được nhiều người yêu thích. Cũng là 1 cách tiết kiệm sự nghiên cứu, đi theo chân người khổng lồ. Có rất nhiều quỹ đầu tư, nhưng những quỹ đầu tư được nhiều người yêu thích bao gồm:
- Alameda Research
- Binance Labs
- Pantera Capital
- Coinbase Ventures
- GrayScale Portfolio
- Robinhood Portforlio
Coin xếp hạng theo thang điểm Dautucoin.io
Ngoài những phân loại này, bạn có thể xem thêm trang điểm khuyến nghị của Dautucoin.io. Tại đó chúng tôi đưa ra điểm chất lượng cho từng coin theo tiêu chí của riêng mình. Để xem trực tiếp các coin bạn có thể vào mục đánh giá coin. Ở đó có toàn bộ review, thông tin chi tiết từng coin/dự án để bạn lựa chọn.
Có 10 hạng từ AAA, AA.. tới D. Vui lòng xem chi tiết tại trang: Hệ thống xếp hạng coin tại Dautucoin.io. Hạng càng cao thì càng có chất lượng tốt.
Tổng kết
Chúng ta sẽ dựa vào vốn hóa để xác định giá bán mục tiêu hoặc giá mua vào. Ví dụ 80 tỷ đô vốn hóa cho Doge có phải là món hời để đầu tư? Hay vốn hóa 60 tỷ cho BNB có vẻ vẫn rất tiềm năng với quy mô của nó. Nó sẽ giúp ta hình dung toàn cảnh hơn về tính cơ hội ở hiện tại.
Việc phân loại theo tính ứng dụng, mục đích hay quỹ đầu tư cũng rất hiệu quả. Nó giúp chúng ta chọn được một đồng coin để đánh giá. So sánh về các yếu tố: Công nghệ, tính năng, cộng đồng, đội ngũ sau đó đánh giá. Cuối cùng vẫn nhìn vào vốn hóa dựa trên những cốt lõi để định giá.
Phân loại coin là việc bắt buộc trước khi đầu tư bạn nhé, nếu không bạn sẽ không thể có một danh mục tốt và hiệu quả đầu tư cao, thậm chí thua lỗ.