Web3 đã được dự báo trước là tương lai của Internet. Nó được biết đến như một nền internet phi tập trung, hoạt động dựa trên blockchain và không hề chịu sự kiểm soát của bất cứ tổ chức trung gian nào. Tuy nhiên, đã có nhiều tranh cãi xoay quanh tính thực tiền của nó.
Các tranh cãi về Web 3.0 chia làm 2 phe:
- Một số người – chủ yếu là các Bitcoiners – ngày càng tin tưởng rằng Web3 là bất cứ thứ gì ngoại trừ phi tập trung.
- Các đối thủ phe còn lại – Web3 được cho là chỉ đơn thuần chuyển quyền lực từ người dùng internet sang các nhà đầu tư mạo hiểm và các tổ chức, những người kiểm soát nó thông qua một hệ thống ưu tiên nắm giữ nhiều đồng coin đó, hoàn toàn khác với các nguyên tắc mà Web3 tuyên bố áp dụng.
Trong khi Web 3.0 còn đang chập chững ở những bước đầu, thì đã có những ý tưởng cho Web5 ra đời. Web5 được cho là cung cấp cho người dùng quyền kiểm soát thực sự đối với danh tính và dữ liệu của chính họ. Tuy nhiên, trước khi chuyển sang các vấn đề của Web3 và sự xuất hiện của Web5 như một ý tưởng mới, trước tiên, hãy cùng tìm hiểu qua về các phiên bản Internet và sự khác nhau của chúng.
Nội dung
Web 1.0, Web 2.0 và Web 3.0 là gì?
Vào năm 1990, Internet mới ra đời, người ta chưa có định nghĩa Web 1.0 và chỉ đơn thuần gọi nó là Internet.
- Web 1.0 là thế hệ đầu tiên của World Wide Web từ đầu những năm 1990 đến – khoảng 2004. Các trang web này là web tĩnh, cung cấp nội dung theo tính chất 1 chiều, được tạo ra bởi các doanh nghiệp, và người dùng là những người như chúng ta. Chủ website là người đưa ra thông tin, còn người dùng tiếp nhận thông tin trên đó mà không thể làm gì khác.
- Web 2.0 là thế hệ thứ hai World Wide Web, và hiện tại chúng ta đang sử dụng Web 2.0 là chủ yếu. Sự khác biệt giữa Web 2.0 và Web 1.0 lớn nhất là khả năng tương tác giữa người dùng và website. Web 2.0 chính là sự bùng nổ của các mạng xã hội, phương tiện truyền thông trực tuyến, các diễn đàn… Người dùng có thể tạo ra nội dung, ví dụ như nội dung trên vlog, blog, mạng xã hội… Các dữ liệu này được kiểm soát bởi các công ty lớn (như Google hoặc Facebook).
- Web 3.0 là thế hệ mới nhất của World Wide Web, và trọng tâm của nó là phân quyền. Nếu như Web 2.0, bạn vẫn bị một doanh nghiệp quản lý các nội dung của mình (ví dụ Instagram, Twitter có quyền kiểm duyệt nội dung…), thì Web 3.0 sẽ làm cho nội dung được cá nhân hóa, và mọi người có quyền kiểm soát dữ liệu của chính họ.
Những thách thức Web 3.0 đang gặp phải
Web3 đã phát triển thành một phong trào và khiến nhiều người liên tưởng đến một kỷ nguyên hoàn toàn mới của Internet – một nền Internet dân chủ hóa hơn. Mục tiêu chính được nhắc đi nhắc lại nhiều lần: dân chủ hóa, do người dùng làm chủ.
Tuy nhiên, hiện nó vẫn phải đối mặt với một số vấn đề chính sau:
Thứ 1: Tập trung hóa
Dù người ta luôn nhắc đến Web3 như một nền tảng gắn liền với phi tập trung. Tuy nhiên để cho công nghệ mới này phát triển và có thể duy trì, chạy các smart contract, Defi, NFT, Metaverse… thì nó phải liên kết với các nền tảng tập trung để chạy các máy chủ. Ví dụ: OpenSea, Etherscan và MetaMask, đều phải dựa trên Infura, một nhà cung cấp dịch vụ phụ trợ và Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS).
=> Hầu hết các giao thức Web3 chậm phát triển và phụ thuộc vào các nền tảng tập trung để nó có thể hoạt động trơn tru và nhanh hơn. Kết quả là cái gọi là các giao thức và ứng dụng phi tập trung dựa trên cơ sở hạ tầng tập trung, điều này khiến chúng khó trở thành ứng cử viên đáng tin cậy cho một internet phi tập trung mới.
Thứ 2: Khả năng mở rộng
Khả năng mở rộng đã được chứng minh là một vấn đề lớn đối với các blockchain và là trở ngại lớn đối với việc áp dụng Web3. Cho đến nay, một giải pháp dài hạn cho bộ ba vấn đề blockchain: bao gồm khả năng mở rộng (Scalability), vấn đề an ninh (Security) và tính phi tập trung (Decentralization) vẫn còn rất khó nắm bắt.
Nhiều giao thức Web3 đã làm tổn hại đến tính phân quyền và bảo mật bằng cách ưu tiên khả năng mở rộng. Bằng cách này, các dự án này có thể nhanh hơn và có thể cung cấp các giao dịch chi phí thấp nhưng cách tiếp cận của chúng dẫn đến việc tập trung hóa trở lại. Đã có một số giải pháp Web3 bị tấn công vì chúng không đủ phân cấp. Các ứng dụng Web3 khác đôi khi đã bị đóng cửa, mang lại sự bất an và không chắc chắn cho người dùng.
Thứ 3: UI/UX người dùng kém thân thiện
UI/UX đề cập đến giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng. Điều này hiện đang là vấn đề thiếu sot với các ứng dụng Web3. Có lý thể giải là web 3.0 đang trong giai đoạn đầu phát triển, nên trọng tâm hiện tại của các giao thức Web3 là xây dựng bộ giải pháp đầu tiên, hướng đến khái niệm về nó trước. Đây là điều mà các nền tảng Web2 như Facebook và Google đã làm rất xuất sắc là cung cấp UI/UX tiện lợi, thân thiện với người dùng của họ.
Các sản phẩm Web3 không đạt kết quả tốt ở những khía cạnh này, chủ yếu là do thường có sự đánh đổi giữa bảo mật, phân quyền và tiện lợi. Ví dụ, thông thường, một ứng dụng càng tiện lợi và thân thiện với người dùng, thì nó càng kém an toàn.
Vậy WEB 5.0 có phải là một giải pháp mới?
Web 5.0 thực chất không phải là phiên bản nâng cấp từ Web 3.0 hoặc Web 4.0, mà nó là Web 2.0 + Web 3.0. Tức là nó sẽ tổng hợp hết những ưu điểm của 2 nền tảng Web này với nhau, để tạo ra một phiên bản Web 5.0 hoàn chỉnh nhất, khắc phục được hầu hết các thách thức kể trên.
Jack Dorsey – cựu Giám đốc điều hành Twitter, người đã công bố ý định xây dựng Web5 trên nền tảng blockchain Bitcoin. Trong thời gian gần đây, Dorsey đã bày tỏ sự chỉ trích đối với Web 3.0 và những hạn chế hiện tại của nó. Dorsey tin rằng quyền sở hữu là mối quan tâm hàng đầu khi nói đến việc triển khai Web 3.0.
Jack Dorsey đã tuyên bố rằng người dùng không thực sự sở hữu phiên bản này của Internet và quyền sở hữu vẫn bị ràng buộc với các quan hệ đối tác và các nhà đầu tư lớn Ông cho rằng Web 3.0 vẫn là một chương trình tập trung, chỉ là với một cái tên khác. Chính vì vậy, ônh ấy có tầm nhìn về những gì có thể đạt được với Web 5.0.
Web 5.0 của Jack Dorsay sẽ tìm cách tận dụng công nghệ của Bitcoin để tạo ra một hệ sinh thái mới sẽ trao quyền cho người dùng thực sự kiểm soát dữ liệu của họ vì việc lưu trữ dữ liệu đó sẽ diễn ra trong các nút web phi tập trung. Các nút này sẽ hoạt động như kho dữ liệu cá nhân lưu giữ dữ liệu công khai và được mã hóa.
Phiên bản Web5 của dự án sẽ bao gồm các số nhận dạng phi tập trung (DID), các nút web phi tập trung (DWN) và các ứng dụng web phi tập trung (DWA). Theo Jack Dorsey và những người đề xuất Web5 khác, các tính năng trên rất quan trọng trong việc xây dựng một internet Web5 dựa trên Bitcoin.
Tóm lại: Mặc dù mạng internet mới – Web 5.0 này theo các nguyên tắc và thành phần của Web5 vẫn chủ yếu là một khái niệm lý thuyết, sẽ rất thú vị để xem liệu Web5 có thể cải thiện những thiếu sót hiện tại của Web3 hay không. Và đừng quên: Web3 cũng đang đổi mới và trở nên tốt hơn. Mặc dù hiện tại rất nhiều lời chỉ trích về Web3 là đúng, nhưng mọi thứ có thể thay đổi trong tương lai. Suy cho cùng, tương lai là một quá trình, không phải là một điểm đến.