Margin Trading coin là hình thức giao dịch giúp tăng lợi nhuận một cách nhanh chóng. Nó được rất nhiều Trader sử dụng để mua bán, giao dịch Bitcoin, Altcoin. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu hết về các thuật ngữ cơ bản trong Margin Trading là gì chưa? Nếu chưa, hãy xem ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về hình thức giao dịch này nhé.
Nội dung
Margin Trading coin
Margin Trading coin là gì?
Trước đây, thuật ngữ Margin Trading được sử dụng phổ biến trong thị trường chứng khoán, nhưng ngày nay càng được nhiều người biết đến hơn bởi sự phát triển của các đồng tiền điện tử (Coin – Cryptocurrency).
Để thực hiện được các giao dịch Margin, việc đầu tiên bạn sẽ phải nạp vào một khoản tiền thế chấp (Hay còn gọi là tiền ký quỹ). Tùy vào từng sàn giao dịch mà sẽ có mức đòn bẩy Margin khác nhau và trung bình sẽ là x3, x5, x10. Khi chơi Margin Trading, bạn sẽ phải trả lãi hàng ngày và số % sẽ khác nhau, tùy theo số lượng bạn vay mượn.
Ví dụ: Giá Bitcoin hiện tại là 50.000 và trong ví của bạn chỉ có 5.000 USD. Nếu bạn mua Bitcoin theo giá thông thường, chỉ mua được 0,1 BTC, nhưng nếu bạn sử dụng Margin x 10, thì hoàn toàn có thể mua được 1 BTC với giá chỉ 5.000 USD.
Các thuật ngữ cơ bản trong Margin Trading coin
Nếu muốn giao dịch Margin một cách thuận lợi, bạn nhất định phải hiểu rõ các thuật ngữ này:
Trade: Giao dịch – Trader – người giao dịch.
Position – Vị thế/ lệnh: Đây là thuật ngữ cơ bản nhất trong Margin, và nó sẽ có 2 vị thế chính đó là:
- Long Position – Vị thế mua: Bạn sẽ kiếm được lợi nhuận khi thị trường đi lên.
- Short Position – Vị thế bán: Ngược lại với Long Position, ở vị thế này bạn sẽ kiếm được tiền khi thị trường đi xuống. Có nghĩa là, nếu bạn đoán tương lại thị trường của một đồng Coin nào đó có xu hướng giảm, bạn đặt lệnh Short Position thì sẽ chiến thắng.
- Long – Mua giá thấp, bán giá cao.
- Short – Bán giá cao, mua lại giá thấp
Cả 2 loại lệnh số tiền kiếm được đều bằng giá bán trừ đi giá mua. Ngoài ra bạn phải trả thêm 1 khoản phí vay coin hoặc tiền nữa, là Funding fee.
Leverage – Đòn bẩy: Là lựa chọn mức đòn bẩy mong muốn. Nếu bạn có số vốn trong ví Margin là 500 USD, lựa chọn mức đòn bẩy x5, có nghĩa là bạn sẽ được giao dịch với số vốn 2.500 USD.
Liquidation Price – Giá thanh lý: Đây là một trong các thuật ngữ cơ bản trong Margin Trading mà khiến các nhà đầu tư sợ nhất. Khi bạn đặt một lệnh, hệ thống sẽ đưa ra mức giá thanh lý, và mức giá này phụ thuộc vào số tiền, cũng như mức đòn bẩy của mỗi nhà đầu tư. Khi giá chạy tới con số này, số tiền lỗ của bạn thường chiếm 95 – 100% số tiền vốn gốc của bạn (Số tiền ký quỹ – đặt cọc)
Margin Account – Tài khoản ký quỹ: Số tài sản mà sàn sẽ tạm giữ, khi bạn đặt vị thế Position.
Exchange Account: Tài khoản giao dịch thông thường của các nhà đầu tư.
Lending Account: Là dạng tài khoản cho vay, bạn có thể kiếm tiền sinh lời từ những người vay nó.
Maintenance Balance: Thuật này này chỉ mức phần trăm % số tài sản cho phép để không bị thanh lý vị thế. Số tiền còn lại của lệnh đó, phải cao hơn giá trị % của Maintenance. (Ví dụ sàn Poloniex số tiền còn lại phải cao hơn 20%, sàn Bitfinex > 15%,…)
Required Equity: Cũng tương tự Maintenance Balance, đây là số tiền ký quỹ bắt buộc và giá trị này nhằm giúp tài khoản không bị thanh lý. Tuy nhiên, điểm khác biệt là Required Equity được thể bằng bằng bằng con số cụ thể thay vì số %.
Liquidation – Viết tắt Liq, từ lóng: Cháy tài khoản: Lệnh này sẽ được thực thi khi số lỗ của bạn vượt mức cho phép. Tức giá của coin chạm tới mức Liquidation price phí trên.
– Ví dụ sàn Poloniex sẽ thanh lý vị thế của bạn khi lỗ trên 80%, khi đó hệ thống sẽ tự gọi thanh lý với mức giá của thị trường hiện tại và trả lại số tiền thừa vào ví của bạn.
Amount: Số lượng tiền tệ bạn đang mua/bán trên thị trường.
Est. Liquidation Price (LIQ Price): Ước tính giá thanh lý của vị thế đang diễn ra.
Magin Call: Nhắc đến các thuật ngữ cơ bản trong Margin Trading thì không ai là không biết đến Margin Call. Đây là cuộc gọi ký quỹ, khi vị thế của bạn gần đến mức thanh lý, sẽ có tin nhắn về điện thoại/ Email nhắc nhở, để bạn quyết định cắt lỗ hoặc bơm thêm tiền, nâng mức giá trị thanh lý cao hơn.
Base Price: Là giá vào lệnh, giúp bạn ước tính được điểm hòa vốn khi đóng vị thế.
Unrealized P/L: Thuật ngữ này giúp ước tính tổng số lỗ/lãi trong tất cả các vị thế đang diễn ra ở thời điểm hiện tại, nếu bạn đóng toàn bộ vị thế ngay lúc này (P = Profit, lợi nhuận – L = Loss, Thua lỗ).
Unrealized Lending Fees (P/L fee/Funding Cost): Giá trị ước tính tổng số lãi suất bạn đang phải chịu trong toàn bộ vị thế đang diễn ra.
Net Value: Là thuật ngữ chỉ tổng tài sản thế chấp của bạn khi đặt lệnh, bao gồm: Total margin value, unrealized P/L, và Unrealized Lending Fee0.
Kill Margin / Kill Short / Kill Long: Cũng là thuật ngữ cơ bản trong Margin Trading thường được nhắc tới. Hiểu đơn giản, nó là một hình thức thao túng thị trường, khi các ‘cá mập’ nắm giữ số tài sản coin lớn, họ cố tình đẩy giá lên cao để làm cháy toàn khoản của những người đánh Short -> đây gọi là Kill Short. Ngược lại, lượng tài sản lớn mà ‘cá mập’ bán ra, khiến thị trường sụt giảm nhanh chóng, làm cháy toàn khoản của những người đánh vị thế Long -> Đây gọi là Kill Long. Và nói chung, hành động thao túng thị trường này được gọi chung là Kill Margin.
Total Borrowed Value: Là tổng giá trị mà bạn đã vay.
Total Margin Value: Tổng giá trị kỹ quỹ, bao gồm Bitcoin và các đồng tiền khác. Tất cả sẽ được tính theo giá trị của Bitcoin hiện tại.
Initial Margin: Đây là mức ký quỹ ban đầu, nó sẽ được tính theo mức phần trăm % Net Value trên Total Borrowed Value.
– Ví dụ: Bạn muốn vay 6 BTC, thì mức kỹ quỹ của bạn phải đạt được 40% của 6 BTC ~ 2.4 BTC trong tài khoản kỹ quỹ Margin.
Maintenance Margin: Là mức kỹ quỹ duy trì để tài khoản tránh được tình trạng bị thanh lý bắt buộc.
Current Margin: Thể hiện mức kỹ quỹ hiện tại.
Ưu – Nhược điểm của Margin Trading coin
Bên cạnh kiến thực về các thuật ngữ cơ bản trong Margin Trading, thì bạn cũng nên biết những lợi ích và rủi ro khi tham gia hình thức này. Cụ thể như sau:
Ưu điểm khi tham gia Margin Trading coin
- Giúp tăng lợi nhuận nhanh chóng, từ những biến động nhỏ của thị trường.
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư với số vốn nhỏ.
- Bạn có thể kiếm được lợi nhuận kể cả khi thị trường đi xuống.
Nhược điểm khi giao dịch Margin Trading coin
- Tuy lợi nhuận lớn, đồng nghĩa với việc bạn sẽ đối mặt với rủi ro cao.
- Yêu cầu kỹ thuật, kinh nghiệm nhiều, nếu không rất dễ bị cháy toàn khoản.
- Khó kiểm soát lòng tham, tâm lý & cảm xúc.
Kinh nghiệm Trade Margin coin
Chơi Margin coin như nào cho hiệu quả? Đây cũng là chủ đề được rất nhiều Trader quan tâm và nếu là người mới, bạn nhất định phải ghi nhớ những kỹ năng sau:
- Luôn có một kế hoạch giao dịch định sẵn và luôn tuân thủ kỷ luật theo kế hoạch trước đó. Ví dụ như: Điểm vào lệnh, điểm chốt lời, dừng lỗ,…
- Không nên quá tham lam mà sử dụng đòn bẩy quá cao. Cách Trade Margin coin an toàn cho người mới, nên sử dụng các kèo x2, x3, x5 hoặc cao lắm là x10 nếu tỷ lệ chiến thắng >50%.
- Hãy sử dụng lệnh dừng lỗ, để tạo kỷ luật tốt hơn. Bởi việc gồng lỗ là nguyên nhân lớn nhất khiến tài khoản bị cháy nhanh chóng.
- Sử dụng đòn bẩy cao, không nên dùng chiến thuật DCA.
- Chơi Margin, bạn nên dùng số tiền tự có, không nên vay mượn, để tạo tâm lý thoải mái nhất khi vào lệnh.
- Không bỏ trứng vào một giỏ, hãy chia ra nhiều danh mục đầu tư khác.
- Là người mới, hãy học tự Trade với số vốn nhỏ cho hiểu bản chất, trước khi dùng một số tiền lớn để Trade.
Kiến thức khác về Trading cho bạn: Token đòn bẩy Binance là gì?
Với những thông tin hữu ích trên đây, mong rằng bạn sẽ nắm rõ được các thuật ngữ cơ bản trong Margin Trading coin để từ đó có thể làm chủ được quá trình giao dịch. Và nếu còn thắc mắc gì, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết, để được đội ngũ chuyên gia dautucoin.io tư vấn nhé.