Sàn Binance là sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất thế giới hiện nay khi có khối lượng giao dịch hàng ngày lên tới vài chục tỷ USD, có lượng người dùng lớn nhất thế giới. Tuy nhiên sàn Binance có ưu nhược điểm gì trong việc giao dịch tiền điện tử hay không cũng như những đánh giá chi tiết về mọi tính năng của sàn Binance ra sao thì bạn hãy xem review sàn Binance tổng hợp chi tiết ngay sau đây.
Review/Đánh giá sàn Binance từ A-Z 2024
Sàn Binance có lừa đảo không?
Sàn Binance là sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu thế giới, được cấp phép hoạt động ở nhiều quốc gia với lượng người dùng lớn, lên tới trên 120 triệu người dùng khác nhau.
Sàn Binance là sàn giao dịch tiền ảo tập trung, do Changpeng Zhao (CZ) thành lập vào năm 2017, chỉ trong vòng 3 tháng kể từ khi thành lập, Binance đã vượt qua mọi đối thủ để trở thành sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất thế giới và vẫn giữ vị trí số 1 từ đó cho tới nay.
Xem thêm: Changpeng Zhao (CZ) là ai? để biết thêm về tiểu sử, sự nghiệp cũng như các thông tin liên quan về ông chủ của Binance.
Sàn Binance đã nhận được các giấy phép như:
- Giấy phép MVP do Cơ quan quản lý tài sản ảo (VARA) của Dubai cấp
- Giấy phép AFSA do Cơ quan Dịch vụ Tài chính AIFC của Kazakhstan cấp
- Giấy phép Dịch vụ tài chính (FSP) từ Cơ quan quản lý Dịch vụ tài chính (FSRA) của Thị trường toàn cầu Abu Dhabi (ADGM)
- Giấy phép do Cơ quan Giám sát thị trường tài chính Pháp (AMF) cấp
- ….
Review phí giao dịch trên sàn Binance
Binance sử dụng cấu trúc phí Maker/Taker và cùng một số loại phí khác nhau dựa trên khối lượng giao dịch và số dư Binance Coin (BNB) trong ví của người dùng.
Nhìn chung, Binance sẽ giảm phí đối với những trader có khối lượng giao dịch cao hơn nhằm khuyến khích họ giao dịch số tiền lớn trên nền tảng của mình.
Một số loại phí giao dịch trên sàn Binance mà bạn có thể tham khảo đó là:
Để biết thêm các loại phí khác như phí giao dịch P2P, phí swap Farming, phí giao dịch hợp đồng tương lai Coin-M…thì bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Tổng hợp các loại phí giao dịch trên sàn Binance mới nhất 2024
Review tính năng giao dịch P2P trên Binance
Vậy giao dịch P2P là gì? P2P là viết tắt của từ Peer to Peer, tức là bạn giao dịch trực tiếp với người dùng khác mà không cần phải chuyển tiền vào ví của sàn rồi sàn chuyển lại cho người kia.
Có một số loại tiền điện tử mà bạn có thể giao dịch mua trực tiếp thông qua P2P của Binance đó là: USDT, BTC, BUSD, BNB, ETH, C98, XRP, ADA, SLP và DOGE.
Giao dịch P2P trên Binance rất thuận tiện đó là bạn có thể lựa chọn nhiều hình thức thanh toán khác nhau như:
-
Chuyển khoản ngân hàng
-
Zalo Pay
-
Ví Momo
-
Viettel Money
-
VNPT Money
-
VinID
-
ShopeePay-SEA
-
VNPAY
-
SmartPay…
Review khả năng bảo mật của sàn Binance
Các tính năng bảo mật của Binance bao gồm xác thực hai yếu tố (2FA) thông qua ứng dụng Google Authenticator hoặc dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS), địa chỉ Whitelist, quản lý thiết bị và khả năng hạn chế quyền truy cập thiết bị. Nền tảng Binance.us cũng cung cấp bảo hiểm FDIC cho tất cả số dư bằng USD.
Sàn Binance từng bị tấn công vào năm 2019 khi hacker rút thành công 7000 Bitcoin (tương đương khoảng 40 triệu USD thời điểm đó).
Vào tháng 10/2022, cầu nối liên kết với sàn Binance là BNB Chain cũng đã bị hacker tấn công và lấy đi khoảng gần 600 triệu USD.
Nhìn chung, hacker sẽ luôn tìm cách tấn công vào những nơi có nhiều tiền, các sàn giao dịch kể cả chứng khoán, tiền điện tử, forex. Ngay cả các ngân hàng cũng từng bị hacker tấn công, nhưng với quỹ phòng hộ của mình thì hy vọng người dùng của Binance trong tương lai sẽ không chịu thiệt hại từ những vụ tấn công này.
Review khâu xác minh danh tính (KYC) trên sàn Binance
Sàn Binance khá nghiêm ngặt trong khâu xác minh danh tính (KYC) và chống rửa tiền (AML) nên việc đầu tiên bạn cần làm trước khi bắt đầu giao dịch trên sàn đó là thực hiện KYC.
KYC ở đây là viết tắt của từ Know Your Customer, tạm dịch ra là biết khách hàng của bạn là ai. Điều này giống như việc bạn đăng ký tài khoản ở một ngân hàng hay sàn giao dịch chứng khoán vậy, họ sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân như địa chỉ, họ tên, ngày/tháng/năm sinh, hình ảnh chứng minh thư/căn cước công dân 2 mặt…
=> Xem thêm: KYC là gì?
Bạn cũng cần phải quay lại khuôn mặt của bạn trong quá trình KYC trên sàn Binance. Nhìn chung việc KYC khi lập tài khoản trên Binance là cần thiết và bạn nên thực hiện đúng yêu cầu để có thể không gặp những rắc rối về sau.
Nếu như bạn không thực hiện KYC, thì bạn sẽ chỉ có thể rút tiền, hủy đơn đặt hàng, đóng lệnh và đổi điểm và bị hạn chế rất nhiều trong các tính năng của Binance.
Vì Binance đang nằm trong tầm ngắm của các nhà chức trách vì họ cho rằng sàn Binance đang hoạt động mà không có giấy phép và trốn thuế. Hành động này của Binance là để chứng minh họ luôn tuân thủ theo pháp luật và sẽ ngày càng nghiêm ngặt hơn để chống lại những kẻ rửa tiền.
Đánh giá/review dịch vụ chăm sóc khách hàng của Binance
Binance có dịch vụ chăm sóc khách hàng trực tuyến 24/7 sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc của nhà đầu tư. Có nhiều thắc mắc được giải đáp nhờ vào công nghệ AI, tuy nhiên nếu bạn vẫn chưa được giải đáp thì có thể chat trực tiếp với nhân viên hỗ trợ của sàn để được giải quyết.
Vì số lượng người dùng của Binance rất lớn nên thời gian giải đáp thắc mắc của bạn có thể sẽ hơi chậm.
Đánh giá các tính năng cung cấp bởi sàn Binance
Có thể nói, sàn Binance là sàn giao dịch tiền điện tử cung cấp rất nhiều chức năng giao dịch khác nhau mà nhà đầu tư có thể tìm thấy.
Có thể kể tới như:
-
Giao dịch giao ngay (Spot)
-
Vay Margin
-
Tự động đầu tư
-
P2P
-
Chuyển đổi coin (Swap)
-
Future: hợp đồng tương lai USDS-M, COIN-M, Quyền chọn
-
Earn: gửi tiết kiệm bằng coin đang nắm giữ trên sàn với lợi nhuận thụ động hấp dẫn. Ngoài ra, trong mục Earn còn nhiều hình thức đầu tư khác như: farming thanh khoản, simple earn, defi staking, Dual Investment, BNB Vault, Binance Launchpad, Binance Launchpool…
-
Chương trình giới thiệu bạn bè và nhận hoa hồng