Nền kinh tế Mỹ sẽ diễn biến ra sao là điều mà hầu hết các nhà đầu tư trên toàn cầu rất quan tâm, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến gần như tất cả các kênh đầu tư khác. Trong những tháng đầu năm 2023 vừa qua, kinh tế Mỹ đã cho thấy một số dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, thị trường coi điều này là tin xấu vì nó sẽ làm FED nâng lãi suất cao hơn và kéo dài hơn. Những gì FED làm rất quan trọng nhưng mọi người đã quá quan tâm đến nó mà bỏ qua nhiều dữ liệu khác. Trong khi hầu hết những người quan sát tập trung vào lãi suất và lạm phát, thì có rất nhiều yếu tố khác đang ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Vì vậy, tất cả những gì mình liệt kê dưới đây, là bức tranh mô phỏng những gì đang xảy ra ở nền kinh tế hàng đầu này, và tác động của chúng rất khác nhau. Đầu tiên là 10 yếu tố tích cực, hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng. Nhưng sau đó chúng ta cũng phải đối mặt với 20 yếu tố trở ngại.
Nội dung
- 1 Kịch bản nào cho nền kinh tế Mỹ?
- 1.1 10 dấu liệu tích cực cho nền kinh tế Mỹ
- 1.1.1 #1 – Chi tiêu tiêu dùng và doanh số bán lẻ tăng mạnh trong tháng 1
- 1.1.2 #2 – Tiết kiệm của người Mỹ đang giảm, nhưng vẫn ở mức cao
- 1.1.3 #3 – Tiền lương đang tăng và khó có thể dừng lại
- 1.1.4 #4 – Chuỗi cung ứng đã phục hồi, không còn lực cản
- 1.1.5 #5 – Chỉ số “Surprise Index” đang trở nên tích cực
- 1.1.6 #6 – Thị trường việc làm Mỹ đang rất mạnh mẽ
- 1.1.7 #7 – Nhu cầu và nguồn cung ô tô được giải phóng
- 1.1.8 #8 – Mỹ vẫn đi đầu trong việc tạo ra sản phẩm mới
- 1.1.9 #9 – Nguồn cung nhà ở của Mỹ vẫn đang THIẾU
- 1.1.10 #10 – Lĩnh vực dịch vụ đang phát triển mạnh
- 1.2 20 dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ sẽ suy thoái
- 1.2.1 #1 – Lạm phát ở mức cao, và vẫn đang tăng
- 1.2.2 #2 – Lãi suất đang cao và đang tăng
- 1.2.3 #3 – Các ngân hàng đang thắt chặt tiêu chuẩn tín dụng
- 1.2.4 #4 – Nhu cầu được thúc đẩy bởi các kích thích tăng trưởng
- 1.2.5 #5 – Gói kích thích 4.000 tỷ USD năm 2020 đang mất dần
- 1.2.6 #6 – Tâm lý người tiêu dùng ở mức thấp
- 1.2.7 #7 – Các đợt IPO trên sàn chứng khoán giảm mạnh
- 1.2.8 #8 – Thu nhập ước tính 2023 của các DN đang giảm mạnh
- 1.2.9 #9 – Giá nhà cao hơn thu nhập & lượng nhà mới đang giảm
- 1.2.10 #10 – Sức mạnh của đồng USD đang giảm
- 1.2.11 #11 – Nguy cơ “vỡ bong bóng” luôn xảy ra
- 1.2.12 #12 – Hiệu ứng từ các khoản đầu tư thua lỗ 2022
- 1.2.13 #13 – Các khoản vay thế chấp nhà đang ít dần
- 1.2.14 #14 – Dư nợ thẻ tín dụng của người Mỹ đang tăng mạnh
- 1.2.15 #15 – Nợ quá hạn của người tiêu dùng ngày càng tăng
- 1.2.16 #16 – Nhiều lãnh đạo DN đều cho rằng suy thoái sẽ xảy ra
- 1.2.17 #17 – Dữ liệu sản xuất cho thấy sự suy thoái
- 1.2.18 #18 – Nhóm cổ phiếu FAAMG đã gặp khó khăn
- 1.2.19 #19 – Các chỉ báo hàng đầu đều chỉ ra suy thoái
- 1.2.20 #20 – Ngân sách sẽ siêt chặt khi kích thích sau Covid kết thúc
- 1.3 Liệu kinh tế Mỹ có suy thoái? (3rd)
- 1.1 10 dấu liệu tích cực cho nền kinh tế Mỹ
Kịch bản nào cho nền kinh tế Mỹ?
10 dấu liệu tích cực cho nền kinh tế Mỹ
#1 – Chi tiêu tiêu dùng và doanh số bán lẻ tăng mạnh trong tháng 1
Chi tiêu tiêu dùng vốn đang chậm lại đã tăng 1,8% trong tháng 1 so với tháng 12. Doanh số bán lẻ (Retail Sales) của Hoa Kỳ thậm chí còn tăng hơn 3% từ tháng 12 đến tháng 1. Tính tổng cộng trong mười hai tháng từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 1 năm 2023, mức tăng là 6,4%. Một số nhà kinh tế cho rằng mức tăng này là do ảnh hưởng theo mùa. Chúng ta sẽ sớm thấy đây là tăng trưởng ổn định, tăng trưởng tạm thời, hay chỉ là sự điều chỉnh trước khi đối mặt với sự sụt giảm.
#2 – Tiết kiệm của người Mỹ đang giảm, nhưng vẫn ở mức cao
Chính phủ Mỹ đã thông qua 4 gói kích thích tài khóa trong năm 2020 và 2021 trị giá gần 4 nghìn tỷ USD. Điều này nhiều hơn bao giờ hết và dẫn đến người tiêu dùng và doanh nghiệp sở hữu hàng nghìn tỷ đô la tiền mặt thặng dư. Tiền mặt dư thêm này tạo ra một sự bùng nổ nhu cầu gây ra lạm phát mà chúng ta đang đối mặt. Đặc biệt là người tiêu dùng, họ vẫn đang có số tiền rất lớn, nhiều hơn hẳn so với thời điểm trước dịch.
#3 – Tiền lương đang tăng và khó có thể dừng lại
Lạm phát tiền lương sẽ khó dừng lại và có thể sẽ là vĩnh viễn trong tương lai trừ thời kỳ kinh tế suy yếu. Lý do chính là các xu hướng nhân khẩu học như; tỷ lệ sinh thấp hơn, tỷ lệ nghỉ hưu cao, tỷ lệ tham gia lao động thấp hơn, ít người nhập cư vào Mỹ hơn…, trong khi đó doanh nghiệp luôn tiếp tục đổi mới và tăng trưởng. Cho đến nay, hành động Fed chưa có nhiều tác động đến lạm phát lương. Trong khi đó, tăng lương có nghĩa là có nhiều sức mua hơn, đặc biệt khi lạm phát liền lương vượt quá nhiều chỉ số về tổng lạm phát.
#4 – Chuỗi cung ứng đã phục hồi, không còn lực cản
Nền kinh tế Mỹ đã bị kìm hãm đáng kể vào năm 2022 do sự gián đoạn chuỗi cung ứng và chi phí vận chuyển cao. Hiện tại, cả hai vấn đề này hầu như đã không còn.
#5 – Chỉ số “Surprise Index” đang trở nên tích cực
Surprise index – chỉ số này cho biết liệu các chỉ số kinh tế tốt hơn hay xấu hơn so với dự đoán của nhà kinh tế. Bắt đầu từ tháng 1, chúng luôn tốt hơn dự kiến, cho thấy nền kinh tế mạnh hơn dự kiến.
#6 – Thị trường việc làm Mỹ đang rất mạnh mẽ
Người dân Mỹ hiện không gặp khó khăn khi kiếm việc làm. Điều này ngoài tiền lương cao hơn vì nó cũng làm tăng sự tự tin của họ để chi tiêu. Biểu đồ chênh lệch lao động (việc làm dồi dào trừ đi việc làm khó kiếm) dưới đây một lần nữa chỉ ra rằng thị trường đang khan hiếm lao động. Cơ hội việc làm vẫn nhiều hơn số người nộp đơn xin việc với tỷ lệ gần 1,9 trên 1, mức cao trong lịch sử.
#7 – Nhu cầu và nguồn cung ô tô được giải phóng
Do thiếu hụt linh kiện và chậm vận chuyển, việc bán ô tô mới đã bị đình trệ nhiều ở năm 2022, đặc biệt là đối với việc sản xuất bán dẫn được sử dụng trong ô tô. Tuy nhiên, hiện tại, những thiếu hụt này đang dần giảm bớt, tăng cung cấp ô tô có sẵn để bán. Ngoài ra, sự tiến bộ của các loại xe điện và cảm biến đã tạo ra nhu cầu mới.
#8 – Mỹ vẫn đi đầu trong việc tạo ra sản phẩm mới
Hoa Kỳ với 4,5% dân số thế giới chiếm gần 50% giá trị thị trường của tất cả các công ty niêm yết trên toàn cầu. Lý do lớn cho điều này là sự tiến bộ công nghệ, đổi mới. Hầu hết các phát minh mới trong 30 năm qua đến từ các công ty Mỹ. Họ đã tạo ra nhiều việc làm đến nỗi phải gửi hàng triệu người đi nước ngoài trong khi thị trường việc làm ở trong nước vẫn đang thiếu lao động. Khác với các dữ liệu khác, điều này cũng không phải là xu hướng nhất lời. Nhưng dường như nó có vẻ sẽ bị chậm lại một chút, dó các tình hình bất lợi như: thị trường IPO bị chững lại, thị trường vốn rủi ro, các vụ sập ngân hàng điển hình là SIVB…
#9 – Nguồn cung nhà ở của Mỹ vẫn đang THIẾU
Doanh số bán nhà mới và đã có giảm đáng kể trong suốt cuộc khủng hoảng 2007-2009 và chưa bao giờ phục hồi đủ để đáp ứng nhu cầu kể từ đó. Nhu cầu bị kiềm hãm bởi giá cao và lãi suất cao. Nhưng nhu cầu vẫn đó. Sự tăng mạnh giá nhà vào năm 2022 khi các căn nhà được bán với giá cao hơn giá niêm yết là minh chứng.
#10 – Lĩnh vực dịch vụ đang phát triển mạnh
Trong khi sản xuất yếu đi và chi tiêu tiêu dùng chậm lại, ngành dịch vụ vẫn mạnh mẽ. Điều này một phần vẫn do đang phục hồi sau đại dịch. Nhiều nhu cầu bị kiềm hãm đã hồi phục lại như du lịch và các hoạt động giải trí đặc biệt, bên cạnh đó là các nhu cầu về phẫu thuật và nhiều dịch vụ khác. Trong biểu đồ dưới đây, mọi thứ trên 50 đều cho thấy sự phát triển.
20 dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ sẽ suy thoái
#1 – Lạm phát ở mức cao, và vẫn đang tăng
Một số báo cáo gần đây cho thấy lạm phát không những vẫn ở mức cao mà có nơi còn tăng lên. Biểu đồ dưới đây thể hiện doanh số bán xe ô tô đã qua sử dụng và mức Lạm phát PCE dịch vụ phi nhà ở, đều ghi nhận đang có xu hướng tăng mạnh. Đây là lý do chính khiến Fed trở nên nghiêm ngặt hơn gần đây và tương lai FED có thể vẫn tăng lãi suất.
#2 – Lãi suất đang cao và đang tăng
Fed buộc phải tăng lãi suất nhiều hơn dự kiến do lạm phát vẫn đang cao. Lãi suất cao có thể ảnh hưởng lớn đến một số lĩnh vực của nền kinh tế Mỹ như nhà ở, cũng như mở rộng doanh nghiệp.
#3 – Các ngân hàng đang thắt chặt tiêu chuẩn tín dụng
Điều này thường dẫn đến ít doanh nghiệp được cấp tín dụng để mở rộng, duy trì hoặc bù đắp các khoản lỗ.
#4 – Nhu cầu được thúc đẩy bởi các kích thích tăng trưởng
Thông thường, khi kinh tế diễn ra suy thoái, Chính Phủ sẽ đưa ra những gói kích thích nhằm tăng nhu cầu tiêu dùng, đầu tư. Điều này có thể hiệu quả trong giai đoạn đầu, nhưng sau đó chúng ta sẽ chứng kiến sự sụt giảm nhu cầu ngay khi các gói kích thích hết hiệu lực. Ví dụ:
- Kích thích hoàn trả thuế trong mùa hè 2008, và nền kinh tế đã rơi vào suy thoái ngay sau khi chính sách hoàn trả thuế này dừng lại.
- Kích thích lớn tiếp theo là các khoản thuế về nhà ở. Chúng đã giúp tăng doanh số bán nhà một chút và làm giảm tốc độ giảm giá nhà. Nhưng sau khi các khoản thuế kết thúc, doanh số bán nhà tiếp tục giảm với tốc độ càng nhanh hơn.
- Chính phủ Mỹ cũng đã thử chương trình tiền mặt đổi xe cũ để kích thích bán hàng ô tô. Nhưng doanh số mua xe ô tô ngay lập tức trở lại với mức giá thấp như trước khi kích thích này kết thúc.
#5 – Gói kích thích 4.000 tỷ USD năm 2020 đang mất dần
Gói kích thích trị giá 4 nghìn tỷ đô la của chính phủ đã hỗ trợ nền kinh tế kể từ khi nó bắt đầu vào năm 2020. Nhưng phần lớn số tiền đó hiện đã bị tiêu hết. Chúng bao gồm séc giảm giá, các khoản vay PPP (thực sự là trợ cấp) cho doanh nghiệp, thanh toán chăm sóc sức khỏe do đại dịch, tăng cường trợ cấp thất nghiệp, ưu đãi phiếu thực phẩm, hoãn thanh toán khoản vay sinh viên, hoãn thanh toán khoản vay thế chấp và khoản vay thương mại, cũng như các lợi ích về thuế. Có những gói kích thích mới như Inflation Reduction Act, nhưng nó nhỏ hơn nhiều và dàn trải trong thời gian dài hơn. Nhìn chung, kết hợp với #4, chúng ta có thể thấy rằng gói kích thích đang dần hết tác dụng, và kinh tế Mỹ có xác suất cao đối diện với suy thoái.
#6 – Tâm lý người tiêu dùng ở mức thấp
Hầu hết các cuộc khảo sát về tâm lý người tiêu dùng đều cho thấy nó ở mức thấp trong lịch sử. Điều này ban đầu là do lạm phát cao. Tâm lý đã bắt đầu phục hồi khi lạm phát bắt đầu giảm, nhưng rồi nó lại giảm trở lại do sự kết hợp của lạm phát, lãi suất cao và khả năng xảy ra suy thoái.
#7 – Các đợt IPO trên sàn chứng khoán giảm mạnh
Điều này có nghĩa là các công ty đang gặp khó khăn trong việc huy trợ vốn để phát triển tăng trưởng hoặc giải cứu các khoản nợ. Số lượng các IPO sàn chứng khoán đã giảm dần trong suốt năm 2022 và hoạt động niêm yết mới ở hiện tại gần như bị đóng cửa. Các đợt phát hành thêm cổ phiếu thì ổn định hơn một chút, nhưng thực sự thấp hơn nhiều khi bạn xem xét số lượng các công ty đang lỗ và cần tiền ngay bây giờ.
#8 – Thu nhập ước tính 2023 của các DN đang giảm mạnh
Định giá thị trường chứng khoán thường căn cứ vào hệ số P/E. Kể từ giữa năm 2022, các nhà phân tích ước tính thu nhập (E) của các công ty thuộc S&P 500 đã liên tục giảm trong năm 2023. Đây có thể là dấu hiệu quan trọng nhất cho thấy một cuộc suy thoái sắp tới.
Ngoài những điều trên, chất lượng thu nhập cũng đang giảm.
#9 – Giá nhà cao hơn thu nhập & lượng nhà mới đang giảm
Lãi suất cho vay mua nhà trong vòng 30 năm đã tăng trở lại trên 7% sau khi giảm trong năm nay. Giá nhà cao hơn so với thu nhập của người tiêu dùng trong lịch sử. Cả hai yếu tố này đã gây ra sự suy giảm lớn về số lượng hợp đồng xây dựng nhà mới. Nó cũng đang dẫn đến sự giảm giá nhà ở.
#10 – Sức mạnh của đồng USD đang giảm
Đồng USD đang bắt đầu giảm giá so với các loại tiền tệ khác, nhưng vẫn là một trở ngại đáng kể. Nhiều báo cáo thu nhập cho thấy đồng đô la mạnh làm giảm doanh thu và thu nhập trong quý trước. Điều này cũng làm cho hàng hóa của Mỹ trở nên đắt đỏ hơn trên trường quốc tế, làm giảm xuất khẩu.
#11 – Nguy cơ “vỡ bong bóng” luôn xảy ra
Đây là nguyên nhân chính của cuộc suy thoái năm 2000 và 2007-2009. Trên thực tế, luôn có một cuộc suy thoái sau khi bong bóng vỡ, kể từ cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử. cho tới giờ. Trong trường hợp hiện tại, bong bóng sẽ bao gồm bất kỳ thứ gì có rủi ro cao hơn. Thập kỷ vừa qua là kỷ nguyên mà nhiều nhà đầu tư đã chấp nhận rủi ro quá mức. Các bong bóng bao gồm các cổ phiếu tăng trưởng nhanh, IPO, SPAC, tiền điện tử, NFT, các cổ phiếu “meme” và giao dịch quyền chọn.
Biểu đồ bên dưới so sánh thị trường hiện tại với bong bóng chứng khoán vào năm 2000.
#12 – Hiệu ứng từ các khoản đầu tư thua lỗ 2022
Năm ngoái, hầu hết các nhà đầu tư đã mất rất nhiều tiền trên cả cổ phiếu, trái phiếu, tiền điện tử… Nếu có một cuộc suy thoái xảy ra hoặc lãi suất tiếp tục tăng, điều này có thể xảy ra lại vào năm 2023. Giá nhà đất cũng đã bắt đầu giảm xuống, khiến các nguy cơ này càng lớn hơn.
#13 – Các khoản vay thế chấp nhà đang ít dần
Các khoản vay thế chấp nhà ở từ trước đến nay vẫn được coi là một nguồn tiền chính để người tiêu dùng chi tiêu. Nhưng với việc lãi suất thế chấp cao hơn rất nhiều, nó đã trở thành một nguồn tiền quá đắt đỏ để nhiều người có thể tận dụng được. Hơn nữa, giá nhà đang bắt đầu giảm giá, làm cho số vốn chủ sở hữu giảm đi và khả năng vay tiền giảm đi.
#14 – Dư nợ thẻ tín dụng của người Mỹ đang tăng mạnh
Dư nợ thẻ tín dụng là sao kê số tiền mà người tiêu dùng đã sử dụng bằng thẻ tín dụng. Nợ thẻ tín dụng trong năm 2020 và 2021 giảm đáng kể khi tiền kích thích tung ra. Tuy nhiên, ngay sau là thời điểm dư nợ tín dụng tăng mạnh. Điều này cho thấy người tiêu dùng đang gặp khó khăn ngày càng nhiều trong việc thanh toán cho các chi tiêu của họ. Và nó cũng thể hiện rằng mức chi tiêu hiện tại của người tiêu dùng có thể không bền vững.
#15 – Nợ quá hạn của người tiêu dùng ngày càng tăng
Tình trạng nợ quá hạn tăng, dù còn lâu mới đạt đến mức khủng hoảng, nhưng xu hướng đã chuyển sang tiêu cực. Biểu đồ dưới đây cho thấy các thẻ tín dụng thường có tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất (ngoài các khoản vay không có tài sản thế chấp).Ngoài ra, nợ quá hạn cũng tăng cao với các khoản vay mua ô tô và thế chấp nhà đất.
#16 – Nhiều lãnh đạo DN đều cho rằng suy thoái sẽ xảy ra
Đây là một vấn đề lớn bởi vì nhiều giám đốc điều hành của một số công ty đã cắt giảm chi tiêu khi nền kinh tế suy yếu. Chi tiêu ít hơn có nghĩa là hoạt động kinh tế ít hơn.
Tại sao lại khẳng định như vậy? Biểu đồ dưới đây cho thấy những người chủ doanh nghiệp đang bắt đầu bán nhiều hơn và mua ít cổ phiếu của chính họ hơn, điều này cho thấy họ ít tin tưởng hơn vào triển vọng tương lai.
#17 – Dữ liệu sản xuất cho thấy sự suy thoái
Sản xuất đã suy thoái ở Mỹ, bắt đầu từ cuối năm 2022.
#18 – Nhóm cổ phiếu FAAMG đã gặp khó khăn
FAAMG là từ viết tắt dùng để chỉ cổ phiếu của 5 công ty công nghệ nổi tiếng và hoạt động hiệu quả nhất của Mỹ. Các cổ phiếu FAAMG (Facebook hiện là Meta, Apple, Amazon, Microsoft và Google hiện là Alphabet). Sự tăng trưởng của 5 cổ phiếu này là một phần lớn trong sự tăng trưởng kinh tế Mỹ. Nhưng hiện tại, tất cả đều đối mặt với tốc độ tăng trưởng thấp, quy định khắt khe và tỷ suất lợi nhuận giảm. Nền kinh tế Mỹ có lẽ sẽ cần tìm những “nhà lãnh đạo” mới trên thị trường.
#19 – Các chỉ báo hàng đầu đều chỉ ra suy thoái
Các chỉ báo hàng đầu báo hiệu suy thoái – Biểu đồ dưới đây cho thấy các chỉ báo hàng đầu như giấy phép xây dựng, hàng hóa, đơn đặt hàng mới và chênh lệch tín dụng cho thấy kinh tế Mỹ đang tiến gần đến suy thoái.
#20 – Ngân sách sẽ siêt chặt khi kích thích sau Covid kết thúc
Các chương trình kích thích kinh tế đang dần kết thúc.
Ngoài ra, còn có một cơn gió lớn tiềm ẩn khác chưa phải là vấn đề. Theo Bộ Tài chính Hoa Kỳ và các nguồn khác, Mỹ sẽ hết tiền để thanh toán các nghĩa vụ của mình vào mùa hè này nếu trần nợ không được nâng lên.
Liệu kinh tế Mỹ có suy thoái? (3rd)
Dự đoán về nền kinh tế Mỹ, Jeremy Blum (Một nhà phân tích nổi tiếng nhất trên Seekingalpha),đã đưa ra nhận định của ông ấy dựa trên các dữ liệu trên như sau:
Nền kinh tế hiện đang được hỗ trợ chủ yếu bởi chi tiêu của người tiêu dùng. Chi tiêu này đã chậm lại một chút nhưng vẫn đủ mạnh để tránh suy thoái kinh tế. Sở dĩ chi tiêu vẫn ở mức cao là bởi người dân vẫn đang có nhiều tiền từ các gói kích thích, tăng sử dụng thẻ tín dụng, cải thiện chuỗi cung ứng và tăng lương. Tuy nhiên, tất cả đều là những yếu tố tạm thời. Ngoài ra, hầu hết các nhà bán lẻ đang bắt đầu cảm thấy sự chậm lại.
Theo ý kiến của Blum, trong các yếu tố tích cực, thì ảnh hưởng lớn nhất là #2 và #3, liên quan trực tiếp đến số tiền dư thừa được nắm giữ bởi người tiêu dùng từ các gói kích thích và thị trường lao động mạnh. Điều này sẽ khiến cho chi tiêu của người tiêu dùng ổn định. FED đang làm mọi thứ có thể để làm suy yếu thị trường lao động và số tiền kích thích thừa dần bị tiêu hao. Hầu hết các động lực đều là các tình huống tạm thời.
Các yếu tố tiêu cực có tác động lớn nhất có lẽ là #4, #5 và #8. Yếu tố thứ 8 là sự suy giảm dự báo lợi nhuận. Lợi nhuận doanh nghiệp là một trong những chỉ số tốt nhất của nền kinh tế. Dự báo suy giảm đã liên tục và không cho thấy dấu hiệu chậm lại. Dự báo lợi nhuận cho chỉ số S&P 500 đã giảm xuống đến mức gần bằng với năm 2022. Nhưng chúng thường có xu hướng giảm mạnh trong quý này, và tăng trưởng trong nửa cuối năm.
Nhìn chung, sẽ có khoảng thời gian trễ khoảng 9 tháng giữa việc thắt chặt chính sách của Fed và tác động của nó đối với nền kinh tế. Tôi cũng tin rằng thị trường lao động đang tiến gần đến điểm thay đổi, nơi nó sẽ bắt đầu suy yếu với tốc độ ngày càng nhanh.
Dựa trên những điều trên, quan điểm của tôi là nếu chính sách của FED vẫn thắt chặt trong mùa hè, nền kinh tế sẽ rơi vào suy thoái vào mùa thu. Mặc dù việc Fed tăng lãi suất chỉ là một trong nhiều điều cản trở nền kinh tế, nhưng nó cũng đủ để trở thành điểm bùng phát trên tất cả các điều tiêu cực.
Tóm lại, Jeremy Blum tin rằng một cuộc suy thoái đang đến, và nó có thể sẽ bắt đầu trong năm nay.
Còn bạn, bạn đánh giá thế nào về nền kinh tế Mỹ trong thời gian tới? Liệu một cuộc suy thoái có thể diễn ra hay không?