Khi nhắc đến một đối tượng có khả năng thao túng giá Bitcoin, người ta nghĩ ngay đến những “cá voi”, “cá mập”. Vậy cụ thể cá voi, cá mập Bitcoin là gì? Gồm những ai? Họ ảnh hưởng như thế nào đến thị trường? Làm sao để tránh được “bẫy” của các cá mập? Hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu câu trả lời chi tiết ở nội dung bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
- 1 Tìm hiểu về cá voi, cá mập Bitcoin
Tìm hiểu về cá voi, cá mập Bitcoin
Cá voi, cá mập trong crypto là gì?
Cá mập và cá voi là những sinh vật có kích thước cực lớn, bơi quanh cách đại dương trên trái đất. Vận dụng sự liên tưởng này, thì cá voi hay cá mập trong crypto là “từ lóng” để chỉ những cá nhân, tổ chức nắm giữa một lượng lớn tiền điện tử.
Chính vì nắm giữ một lượng tài sản rất lớn, nên mỗi giao dịch mua/bán của cá mập đều ảnh hưởng lớn đến thị trường. Ví dụ:
- Tháng 10 – 11 năm 2021, Shiba Inu (SHIB) đã chứng kiến sự tăng vọt, đạt mức vốn hóa thị trường hơn 20 tỷ đô la Mỹ. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một trong những yếu tố đóng góp đáng kể nhất cho sự gia tăng này là “cá voi”. Theo báo cáo của họ, những con cá voi này kiểm soát 70,52% lượng token SHIB hiện có, và một ví hàng đầu trong số chúng kiểm soát hơn 40%. Vào tuần cuối cùng của tháng 10, những con cá voi này đã hưởng lợi nhuận gần 800% từ các khoản đầu tư của họ.
- Vào năm 2017, một con cá voi Bitcoin duy nhất đã khiến giá BTC tăng lên mức cao kỷ lục 20.000 đô la Mỹ cho mỗi mã thông báo. Ngoài ra, vào tháng 10/2020, một người dùng đã chuyển hơn 1,1 tỷ đô la Mỹ tiền BTC, khiến nó trở thành một trong những giao dịch Bitcoin lớn nhất cho đến nay.
Vậy cá voi, cá mập trong crypto là tốt hay xấu?
Cá voi, cá mập không hẳn là xấu. Chính nhờ sợ góp mặt của những cá voi, cá mập này mà thị trường giao dịch tiền điện tử trở nên sôi động và thu hút các nhà tham gia. Không phải ai cũng chịu thiệt hại mỗi khi cá mập tạo sóng, mà rất nhiều người còn tận dụng cơ hội này để để “bơi” cùng cá mập. Ngoài ra, trong một số trường hợp ngoại lệ cá mập còn có xu hướng gom mua hàng khi giá coin giảm và nắm giữ trong lâu dài. Nên giúp thị trường bớt sụt giảm nghiêm trọng.
Tuy vậy theo nhiều dữ liệu, thì đại đa số cá mập thu được nhiều lợi nhuận hơn các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Sau mỗi đợt “phong ba bão táp”, nếu nhà đầu tư nào không tỉnh táo, mải fomo đu đỉnh hoặc lo sợ bán tháo thường bị thua lỗ nặng nề.
Cá mập Bitcoin là gì?
Trong trường hợp của Bitcoin (BTC), cá mập Bitcoin là những người nắm giữ từ 500 – 1000 BTC. Những người nắm giữ trên 1000 BTC được coi là cá voi.
Tuy nhiên, đối với nhiều nhà đầu tư thì họ thường coi thuật ngữ cá mập và cá voi BTC là một. Chính vì vậy ở nội dung bài viết này, mình sẽ gọi chung 2 thuật ngữ này, bởi chúng đều chỉ những người nắm giữ nhiều Bitcoin và có khả năng ảnh hưởng lớn đến thị trường.
Cụ thể hơn, dựa vào lượng nắm giữ Bitcoin sẽ được phân loại như sau:
- Shrimps – Tôm: (<1 BTC)
- Crab – Cua: (1-10 BTC)
- Octopus – Bạch tuộc: (10-50 BTC)
- Fish – Cá: (50-100 BTC)
- Dolphin – Cá heo: (100 – 500 BTC)
- Shark – Cá mập: (500 – 1,000 BTC)
- Whale – Cá voi: (1,000 – 5,000 BTC)
- Humpback – Cá voi lưng gù: (>5,000 BTC).
- Miners là các thợ đào, còn Exchange là lượng coin trên các sàn giao dịch.
Cá mâp Bitcoin gồm những ai?
Vì địa chỉ Bitcoin là ẩn danh, nên rất khó để xác định chính xác ai là người sở hữu ví nào, nên chúng ta chỉ có thể xác định các cá mập bằng cách phân loại họ theo nhóm. Bao gồm:
- Các sàn giao dịch: Kể từ khi tiền điện tử được chấp nhận hàng loạt, các sàn giao dịch tiền điện tử đã trở thành một trong những ví cá voi lớn nhất khi họ nắm giữ một lượng lớn tiền điện tử trên sổ đặt hàng của họ.
- Các tổ chức và tập đoàn lớn: Dưới thời Giám đốc điều hành Michael Saylor, công ty phần mềm MicroStrategy đã nắm giữ hơn 130.000 BTC. Các công ty giao dịch công khai khác như Square và Tesla cũng đã mua lượng lớn Bitcoin. Các quốc gia như El Salvador cũng đã mua một lượng Bitcoin đáng kể để bổ sung vào dự trữ tiền mặt của họ. Hay quỹ đầu tư Greyscale cũng nắm giữ lượng lớn Bitcoin thay cho nhiều nhà đầu tư khác.
- Các cá nhân: Nhiều cá voi đã mua Bitcoin sớm khi giá của nó thấp hơn nhiều so với ngày hôm nay. Những người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử Gemini, Cameron và Tyler Winklevoss, đã đầu tư 11 triệu đô la vào Bitcoin vào năm 2013 với giá 141 đô la cho mỗi đồng xu, mua hơn 78.000 BTC. Nhà đầu tư mạo hiểm người Mỹ Tim Draper đã mua 29.656 BTC với giá 632 đô la mỗi người trong một cuộc đấu giá Dịch vụ của Thống chế Hoa Kỳ. Người sáng lập và Giám đốc điều hành của Digital Currency Group, Barry Silbert đã tham dự cùng một cuộc đấu giá và mua được 48.000 BTC.
- Bitcoin (wBTC): Hiện tại, có hơn 236.000 BTC được Wrapped trong token ERC-20 của Bitcoin (wBTC) được bọc. Các wBTC này chủ yếu được giữ bởi người giám sát duy trì tỷ giá 1: 1 với Bitcoin. (Bạn có thể tìm hiểu thêm tại: Wrapped Bitcoin là gì?)
- Satoshi Nakamoto: Đây chính là người bí ẩn sáng tạo ra Bitcoin, và người ta ước tính rằng Satoshi có thể có hơn 1 triệu BTC. Mặc dù không có ví nào có 1 triệu BTC, nhưng sử dụng dữ liệu on-chain cho thấy rằng trong số 1,8 triệu BTC đầu tiên được tạo ra lần đầu tiên, có 63% chưa bao giờ được giao dịch, và rất có thể đó là của Satoshi.
Cá mập Bitcoin – Tập trung trong thế giới phi tập trung
Mặc dù tiền điện tử là phi tập trung, không có trung gian và không có ai quản lý. Tuy vậy, nhiều người chỉ trích các cá mập sẽ làm cho không gian tiền điện tử trở nên tập trung, thậm chí có thể tập trung hơn cả các thị trường tài chính truyền thống.
Theo một báo cáo của Bloomberg, họ cho biết 2% tài khoản kiểm soát hơn 95% Bitcoin. Trong khi đó, chỉ 1% dân số hàng đầu thế giới kiểm soát 50% của cải toàn cầu. Điều này cho thấy sự bất bình đẳng trong Bitcoin nặng nề hơn so với các hệ thống tài chính truyền thống, và nó đã phá vỡ quan điểm: Bitcoin có thể phá vỡ các quyền lực trung.
Sự tập trung cho các cá mập Bitcoin đem lại có thể khiến thị trường tiền điện tử dễ bị thao túng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, theo thông tin từ Glassnode cung cấp thì những con số trên có lẽ chỉ đang phóng đại, ví họ không tính đến bản chất của các địa chỉ.
- Không phải tất cả các địa chỉ Bitcoin đều đống nhau. Ví dụ: có địa chỉ nắm giữ tiền từ hàng triệu người dùng, sẽ khác địa chỉ của một cá nhân.
- Địa chỉ Bitcoin không phải là “tài khoản”. Một người dùng có thể sở hữu nhiều địa chỉ và một địa chỉ có thể giữ tiền từ nhiều người dùng.
Nhìn chung, Whale và Humpback hiện đang kiểm soát khoảng 31% nguồn cung Bitcoin. Đây rất có thể là các tổ chức, quỹ đầu tư, quỹ giám sát, sàn OTC và các cá nhân có giá trị ròng cao khác. Đặc biệt, 2% những người sở hữu hàng đầu chỉ mạng kiểm soát 71,5% tổng số Bitcoin. Nó sẽ khác rất nhiều với con số thường được tuyên truyền “2% kiểm soát 95% nguồn cung”.
Mặt khác, các đối tượng nhỏ hơn nắm giữ dưới 50 BTC mỗi loại (Crab, Octupus, Shrimp) , cua và bạch tuộc) kiểm soát gần 23% nguồn cung. => Điều này cho thấy một lượng Citcoin đáng kể đang nằm trong tay các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Đặc biệt, nhìn ở đồ thị trên thì có thể thấy rằng theo thời gian, lượng BTC mà nhà đầu tư trung và nhỏ lẻ nắm giữ ngày càng nhiều hơn so với lượng BTC cá mập nắm giữ. Chứng tỏ, theo thời gian, “mức độ tập trung” trong phân phối của Bitcoin cũng giảm dần.
Cách cá mập Bitcoin thao túng thị trường
Bởi vì các cá voi, cá mập nắm giữ rất nhiều tiền điện tử, nên mọi hành động giao dịch mua bán của họ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường.
Họ thường sử dụng 2 cách sau để thao túng thị trường:
Tạo hiệu ứng “SELL WALL” để gom hàng
“Sell Wall” nghĩa là bức tường bán, tức là có một/nhiều lệnh bán với khối lượng giao cực lớn. Mà để có được lệnh bán lớn này thì chỉ có các cá mập, cá voi mới làm được.
Họ sẽ bán giá thấp hơn các lệnh bán khác với khối lượng giao dịch lớn. Điều này sẽ gây ra sự biến động, dẫn đến việc giảm giá chung của các đồng tiền tiện tử. Tiếp theo là một phản ứng dây chuyền, mọi người sẽ hoảng sợ và bắt đầu bán coin của họ với giá rẻ hơn.
=> Nhờ đó, các cá voi/cá mập Bitcoin có thể gom mua nhiều đồng coin hơn với giá thấp hơn, tăng lượng tài sản mà họ nắm giữ.
Tạo hiệu ứng “FOMO” để xả hàng
Trái ngược với hiệu ứng “SELL WALL”, các cá voi thường tạo hiệu ứng “FOMO” cho các nhà đầu tư khác bằng cách đặt mua cách lệnh lớn. Nhiều người thường thấy một đồng coin này tăng giá nhanh chóng, họ vội vã mua vào vì sợ bỏ lỡ (FOMO). Trong quá trình các trader đang mua vào, thì các cá voi/cá mập có thể bán bớt tài sản của họ ra để thu về lợi nhuận kha khá.
Cá mập Bitcoin đang bán hay đang gom?
Bitcoin hiện đang giao dịch ở mức trên 20.000 USD, và đã giảm khoảng 65% so với mức cao nhất mọi thời đại là khoảng 69.000 đô la vào tháng 11 năm ngoái.
Trong những đợt bán tháo ồ ạt như thế này, nhiều nhà đầu tư đã bị thanh lý vị thế của mình. Tuy nhiên, điều này dường như không đúng khi nói đến những người nắm giữ hơn 1.000 BTC. Dữ liệu mới từ IntoTheBlock chỉ ra rằng nhóm cá voi, cá mập vẫn liên tục tích lũy Bitcoin khi giá giảm.
Đồ thị trên có thể thấy khi giai đoạn “mùa đông tiền điện tử 2018”, thì cũng là quãng thời gian các cá mập Bitcoin gom hàng nhiều nhất. Đến khi giá đạt đỉnh thì không hẳn tất cả các cá mập Bitcoin đều “xả hàng”, mà phần lớn vẫn nắm giữ – hold. Lý giải cho điều này, Kabir Seth – người sáng lập Speedbox và là một nhà đầu tư Bitcoin chia sẻ:
Có nên đu theo cá mập Bitcoin ở đâu?
Bạn có thể tham khảo các thông tin về cá mập Bitcoin để nắm bắt được xu hướng của thị trường. Còn nếu muốn đu theo cá mập thì mình khuyên là KHÔNG, bởi vì nó rất KHÓ.
Bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và lãng phí thời gian khi nhảy theo từng đợt sóng của cá voi, cá mập. Một chiến lược đầu tư dài hạn và luôn theo dõi thị trường để biết được tại sao mọi thứ lại diễn biến như vậy, vẫn tốt hơn là bỏ công sức phát hiện và bơi theo sự thao túng của cá voi.
Tuy nhiên nếu bạn vẫn muốn “bơi cùng cá mập”, thì có thể quan sát những thông tin về các ví cá voi để nắm bắt được chính xác nhất. Có nhiều nguồn thông tin sẽ hỗ trợ bạn vấn đề này, ví dụ:
- Twitter Whale Alert (@whale_alert): Kênh chuyên theo dõi và cập nhật liên tục về các chuyển động của cá mập/cá voi của các dự án tiền điện tử nổi tiếng.
- Coinmarketcap.com: Bạn có thể vào mục Holder, nó sẽ hiển thị cho bạn top 10, top 20, top 50 ví đang nắm giữ bao nhiêu lượng tài sản, và những ví hàng đầu đang sở hữu bao nhiêu tài sản.
- Một số website khác: Sharkscan.io, whale-alert.io, whalemap.io… cũng hỗ trợ bạn tra cứu thông tin cá cá mập, cá voi rất hữu ích.
Trên đây là những thông tin cơ bản để bạn nắm rõ về cá voi, cá mập Bitcoin cũng như cá mập trong thị trường tiền điện tử nói chung. Cá mập không xấu như bạn nghĩ, mà nhiều khi họ còn tạo ra cơ hội để chúng ta có thể kiếm lời, miễn là bạn có chiến lược đầu tư bài bản, không quá tham lam hoặc bất chấp FOMO theo đàn cá con. Chúc bạn sáng suốt và đầu tư thành công.