Đây là cập nhật tiếp theo cho bài phân tích trước đó: Cú nảy mèo chết của thị trường đã rất gần. Chúng ta đã có những dự đoán khá đúng hướng trong việc thị trường hồi phục khi đặt cửa CPI đã có đỉnh & việc CPI tháng 7 đã thực sự giảm.
Nội dung
Nhìn lại quá trình phục hồi của các thị trường
Chứng khoán Mỹ
Là thị trường dẫn dắt toàn cầu, TTCK Mỹ phục hồi rất rõ nét sau những thông tin kinh tế. H.P sẽ đánh giá qua chỉ số S&P500, 1 chỉ số tổng quan nhất cho TTCK Mỹ. Liên tiếp tăng trong 2 tháng, SPX đã phục hồi hơn 50% mức giảm. Cụ thể, từ đỉnh 4810 điểm giảm về 3640 điểm (giảm 1170 điểm), hiện tại thị trường đã hồi phục về 4300 điểm (tăng 660 điểm). Tỉ lệ phục hồi trên tỉ lệ giảm: 660/1170 (56%), rất ấn tượng.
Trên đồ thị kỹ thuật, SPX cũng đã tới vùng cản cao nhất của 1 đợt phục hồi: Vùng biên trên khung W1.
Chứng khoán Việt Nam
TTCK VN (Đánh giá qua chỉ số VNI) cũng khá thành công trong đợt phục hồi này. Tính theo dữ liệu tuyệt đối, chúng ta có vùng đỉnh 1530, đáy 1150 (giảm 380 điểm). Mức phục hồi của VNI tới hiện tại là 1275 tăng 125 điểm. Chúng ta có mức phục hồi trên tổng mức giảm 125/380, khoảng 33%, mức độ cơ bản. Đây chỉ là dữ liệu ở thời điểm hiện tại, VNI vẫn có thể có những tăng trưởng thêm để đạt con số ấn tượng hơn. Tuy nhiên ngay ở mức hiện tại, VNI đã đạt mức độ tối thiểu có thể chấp nhận của 1 cú nảy mèo chết. Nhưng đánh giá rằng, thông thường thị trường có thể vượt qua mức kỳ vọng tối thiểu, nhưng phần kỳ vọng này có rủi ro.
Dễ dàng thấy trên đồ thị kỹ thuật, VNI đã tiến về MA20 W1. Mức cản trung bình, phản ánh đúng tỉ lệ hồi của nó hiện tại.
Bitcoin
BTC là sự thất vọng lớn trong đợt hồi phục này. Vốn được kỳ vọng là 1 thị trường có biên độ cao (đặc trưng của thị trường rủi ro). BTC có chuỗi hồi phục rất tệ, với biên độ dao động trên khung W1 chỉ tương tự với thời điểm 2020.
Trên dữ liệu tuyệt đối, chúng ta có đỉnh của BTC là 48K, đáy của BTC là 18K với mức giảm là 30K. Mức phục hồi hiện tại là 25K2, tương đương với mức tăng 7K2. Tỉ lệ tăng/tỉ lệ giảm chỉ đạt 7.2/30 (24%). Đây là mức chưa đạt tỉ lệ tối thiểu của 1 đợt phục hồi “mèo chết”, tỉ lệ 32%.
Có lẽ với tâm lý lo ngại rủi ro bao phủ, xu hướng chọn các tài sản có tính an toàn mạnh mẽ hơn. Điều đó đã khiến Bitcoin “thất sủng”.
Trên đồ thị kỹ thuật, Cũng giống như VNI & SPX, Bitcoin cũng nằm ở cản. Tiếc là nó vẫn nằm ở cản thấp nhất là đường EMA 10 W1. Mức phục hồi tối thiểu thường thấy trong các đợt phục hồi yếu và bắt đầu đợt giảm tiếp theo. Về lí thuyết, người ta sẽ không coi việc phục hồi chỉ tới EMA10 là 1 cú nảy mèo chết, bởi nó chưa đạt.
Altcoin: Những đồng coin thu hút thông qua các sự kiện (ETH, ETC v.v) hoặc những đồng coin nền tảng (Layer 1) vẫn giữ được tỉ lệ tăng trưởng khá tốt. Những coin rác / nhỏ gần như không có sự phục hồi đáng kể.
Vàng
Vàng có 4 tuần tăng trưởng tốt, sau những cú giảm khá “tồi tệ” trước đó. Từ vùng giá 1683 khá hấp dẫn, vàng ngoi lên được vùng 1800, vùng giá duy trì xu hướng sideway của vàng.
Đánh giá chung về hồi phục
Chúng ta thấy rất rõ một vấn đề qua đợt hồi phục này: Khi có dòng tiền rót vào sẽ có những mức tăng khác nhau. Giờ thi vẫn chưa kết thúc, chỉ là chúng đã bước tới những phút làm bài gần cuối. SPX chắc suất học sinh xuất sắc. VNI đã đạt điểm trung bình, vẫn có cơ hội vươn lên học sinh khá. Bitcoin đã thoát điểm liệt, nhưng vẫn chưa đủ qua môn. Điều này cũng hơi lạ một chút ở một học sinh có năng lực như Bitcoin. Chi tiết hơn, mời bạn xem phân tích phía dưới.
Phân tích tổng quan
Đối với phân tích tổng quan, chúng ta tiếp tục dùng dữ liệu từ SPX & chính sách kinh tế Mỹ như cũ. Đây là thị trường dẫn dắt hầu hết các thị trường khác.
Cụ thể hơn đó là câu hỏi: Sau cú nảy mèo chết, thị trường sẽ diễn biến ra sao?
Ngắn hạn
1 dữ liệu có tỉ lệ xảy ra rất cao: 1 đợt giảm nhẹ phản ứng chống lại diễn biến tăng giá quá mạnh mẽ từ đợt phục hồi này. Như vậy đợt giảm ở mức độ trung bình sẽ đến rất sớm, khi giờ thi đã bước vào những phút cuối. Có thể có dữ liệu để bạn hình dung quy mô: SPX mất khoảng 200 điểm+, trở về vùng 408x điểm. Điều này thường xảy ra ngay trong cuối tháng 08/2022 này.
Dài hạn
Ngoài những dữ liệu ngắn hạn phía trên, dài hạn hơn chúng ta có những kịch bản nào?

Kịch bản 1: Tình huống cổ điển quen thuộc:
Đây đúng nghĩa là đợt phục hồi mèo chết. Sau cú giảm ngắn hạn phía trên, thị trường có những tăng giảm ngắn không đáng kể trước khi tiếp tục đợt giảm tiếp theo. Tuy nhiên mức giảm sau đó là không nhanh mà chỉ chậm chạp, rồi sideway “ngâm tôm” quanh vùng đáy cũ gần đây. Xu hướng kéo dài tới khi chính sách thay đổi thì xuất hiện uptrend tiếp theo.
Kịch bản 2: Tình huống đổ vỡ lớn
Cú phục hồi mèo chết này chính là “last bull trap”, cơ hội thoát hàng cuối cùng. Kinh tế rơi vào suy thoái nặng nề, các chỉ số tiếp tục phá đáy rất sâu so với đáy trước đó. Khác với kịch bản 1, tiếp theo chỉ là những ngày tháng trầm buồn trong lúc đợi ánh bình minh. Kịch bản 2 là 1 thảm họa đúng nghĩa.
Kịch bản 3: Bong bóng giờ mới bắt đầu
Đây là 1 kịch bản rất thú vị. Sau cú giảm ngắn hạn để phản ứng lại đợt phục hồi “mèo chết”, thị trường tiếp tục tăng trưởng mô hình V và bước vào uptrend. Một uptrend lớn đến trong ngỡ ngàng của mọi người. Nó cũng đến như cách uptrend 2020 đến, bạn đầu ít ai nghĩ rằng sẽ có 1 uptrend giữa lúc bệnh dịch suy thoái khắp nơi.
Để có câu trả lời về tỉ lệ xảy ra của các trường hợp, mời bạn tiếp tục với dữ liệu.
Dữ liệu về nguyên nhân tác động tới kết quả thị trường
Để đánh giá các khả năng xảy ra, chúng ta sẽ dùng những dữ liệu có khả năng tác động tới kết quả:
- Giá dầu thô nói riêng, các mặt hàng năng lượng như than, khí đốt, điện nói chung. Đây là nguyên nhân lõi của lạm phát. Mà lạm phát lại là một yếu tố quan trọng nhất trong điều hành kinh tế hiện tại.
- Sự điều hành của chính sách tiền tệ từ Fed.
- Các động thái về kinh tế quân sự từ các quốc gia có ảnh hưởng đặc biệt khác như: Nga, Trung Quốc.
- Dữ liệu về tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ
- Cung tiền & Sự dịch chuyển về nguồn cung tiền tệ
Giá năng lượng
Không có cách nào dự đoán giá năng lượng một cách chính xác. Bạn đã từng thấy giá dầu giao ngay về 0, cũng ngay sau đó chỉ hơn 2 năm, giá dầu lại thiết lập mức đỉnh $120. Giá dầu hoàn toàn phụ thuộc vào “ý chí” chính trị, kinh tế của những thế lực tác động tới nền kinh tế. Nhu cầu có tăng có giảm, nhưng nó không bao giờ “nhảy múa” điên cuồng như giá bạn thấy trên thị trường. Đồ thị kỹ thuật là 1 công cụ nhỏ nhoi có thể dùng để dự báo một cách có cơ sở ít nhiều về giá dầu. Trên góc nhìn kỹ thuật, hiện tại chưa có rủi ro về việc giá dầu sẽ lại lập kỷ lục trở lại.
Đối với các mặt hàng năng lượng khác như khí đốt, than đá đang ở vùng giá cao. Áp lực giảm giá của những mặt hàng này rất lớn. Nó chỉ được hâm nóng liên tục bằng những điều chỉnh chính sách từ phía Nga. Chỉ cần không có động thái gia tăng căng thẳng hoặc trừng phạt châu Âu, giá các nhóm hàng này đều đi xuống rất nhanh.
Năng lượng: Nguồn gốc lớn nhất của lạm phát hiện tại không phải là rủi ro quá lớn hiện tại.
Sự điều hành chính sách của Fed
Chính sách của Fed như đã tóm gọn trước đó: Tăng lãi suất và QT. Tăng lãi suất có lẽ đã không còn là con “ngáo ộp” trong mắt thị trường. Lãi suất hiện tại ở mức 2.5%, với mức dự kiến 4% cũng không có gì ghê gớm.
Thông tin bearish đáng kể từ chính sách của Fed chính là chương trình QT 90 tỷ đô mỗi tháng. Số tiền đó cứ liên tục được rút ra, điều này sẽ khiến thị trường mất đi động lực tăng trưởng.
Tỉ lệ thất nghiệp
Tỉ lệ thất nghiệp là dữ liệu rất thú vị. Nó phản ánh sức khỏe của nền kinh tế & tính cơ hội của thị trường. Gần như ở mọi thời điểm, diễn biến của thất nghiệp luôn ngược chiều với TTCK. Nếu thất nghiệp tăng đồng nghĩa với TTCK đi xuống, và thất nghiệp giảm đồng nghĩa với sự tăng trưởng của TTCK.
Ngoài ra, tỉ lệ thất nghiệp cũng đi kèm 1 quy tắc: Đỉnh của thất nghiệp rất khác nhau, nhưng đáy lại khá cố định. Tức là dù có tốt đẹp tới đâu, chúng ta cũng luôn có 1 lượng tối thiểu thất nghiệp. Thời gian ở đáy của tỉ lệ thất nghiệp cũng không quá lâu.
Từ những dữ liệu này, chúng ta có thể thấy rằng việc gia tăng thất nghiệp trong tương lai gần có khả năng xảy ra hơn rất nhiều so với việc tỉ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm và duy trì tốt. Đây là dữ liệu bearish, bạn có thể nhìn đồ thị dưới để hình dung về khả năng tăng/ giảm của tỉ lệ thất nghiệp.
Một điều đáng lưu ý là độ trễ của tỉ lệ thất nghiệp. Có thể thấy qua ảnh phía trên, khi TTCK đã có đáy thì thất nghiệp mới cận đỉnh. Nhưng trong xu hướng giảm của TTCK, tỉ lệ thất nghiệp phản ứng tốt hơn khi nó thường nhanh chóng tăng trở lại.
Dữ liệu thất nghiệp 2022 khá đặc biệt, nó tốt tới mức đáng ngạc nhiên. TTCK đã suy giảm gần 9 tháng, tuy vậy tỉ lệ thất nghiệp liên tục xô đổ kỷ lục về mức thấp nhất.
Để thị trường bước vào tăng trưởng, tỉ lệ thất nghiệp phải tiếp tục duy trì giảm / thấp từ đây, có vẻ nó không thuận lắm so với tăng lại.
Mối tương quan giữa thất nghiệp và điều hành lạm phát
Tại buổi họp của Fed gần đây, chủ tịch Fed đã tích dẫn một câu nói bằng Tiếng Việt khiến cả thế giới ngỡ ngàng: “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”. Như đã biết qua các chuỗi bài trước, tương quan cung cầu giữa tiền và hàng hóa chính là nguyên nhân gây ra lạm phát. Giảm nhu cầu chính là 1 phương pháp kiểm soát lạm phát. Đó chính là ẩn ý trong câu nói được trích dẫn phía trên. Để mọi việc ổn hơn, không nhất thiết phải nhiều hàng hóa hơn, có thể “ăn ít đi, nằm co lại”. Nếu không có thất nghiệp, khó khăn thì sẽ chẳng ai tự giảm nhu cầu cả.
Như vậy nếu mục tiêu ép lạm phát xuống nhanh, bắt buộc phải tạo ra thất nghiệp ở mức độ nhất định.
Điều hành hạ lạm phát tự nhiên
Lạm phát “tự hết’ nghe có vẻ kỳ lạ nhưng nó hoàn toàn tồn tại. Đơn giản là chẳng cần điều hành gì, lạm phát vẫn tự kết thúc. Lạm phát được so sánh (yoy – year over year, mom – month over month).
Ví dụ với giá bát phở: 30K lên 40K, đó là mức tăng 30%. Nếu giờ này năm sau, bát phở vẫn 40K, lúc đó nó sẽ tính là tăng 0%. Chúng ta không cần so sánh với giá gốc của xuất phát điểm, mà chỉ cần kiểm soát được đà tăng thì lạm phát cũng tự kết thúc. Bạn có thể thấy qua CPI tháng 7, các mặt hàng vẫn trên trời nhưng so với tháng 6 nó tốt hơn, và chúng ta đã có lạm phát “giảm”. Khi sự ổn định ở vùng giá này trôi qua đủ dài, lúc đó có thể coi là lạm phát đã kết thúc.
Nhìn chung mục tiêu hạ lạm phát mà không gây ra đổ vỡ gì, “đánh chuột nhưng không được vỡ bình”, “mục tiêu kép”, “hạ cánh mềm” hoàn toàn có thể đạt được. Vẫn có những ảnh hưởng nhất định, nhưng rất khủng hoảng là hoàn toàn không cần thiết mới kiểm soát được lạm phát.
Cung tiền và dịch chuyển các loại cung tiền
Updating…