Mở đầu
Đây là đánh giá tổng quan về vĩ mô ở góc nhìn dài một chút đầu tiên của Hoài Phong kể từ sau những nhận định về thị trường uptrend của cuối 2020 và rủi ro của cuối 2021. Như thường lệ, thông tin để tham khảo, còn chính xác thị trường thì chính J.Powell (Chủ tịch Fed) còn nói rằng không ai có thể nói trước được.
Phải nói rằng rất khó khăn để đưa ra một bài phân tích ở thời điểm này. Người lạc quan vẫn nhìn nhận những uptrend lớn, người bi quan lại thấy một mùa đông sắp tới. Lạc quan hay bi quan đều không tốt, chỉ khách quan mới tốt nhất.
Tỉ lệ thất nghiệp
Chúng ta sẽ bắt đầu với dữ liệu, H.P sẽ mang đến cho bạn những góc nhìn có logic nhất. Đầu tiên xin được chia sẻ một câu chuyện khi tôi còn giảng dạy ở Harvard. Khi đó một nghị sĩ đã hỏi tôi rằng: Làm thế nào để giảm tỉ lệ thất nghiệp? Câu trả lời của tôi rất đơn giản: “Hãy tăng nó lên trước, chỉ có như vậy bạn mới có thể giảm nó xuống”. Tỉ lệ thất nghiệp là 1 con số thú vị, nó có ngưỡng. Rất rất khó để đưa tỉ lệ thất nghiệp từ 3% về 2%, nhưng rất dễ đưa tỉ lệ này từ 10% về 7%. Bạn có thể có thành tích chính trị: Tỷ lệ thất nghiệp giảm 30%, 50% hay 70% vào nhiệm kỳ tới.
Gần như chỉ số chứng khoán luôn tỉ lệ nghịch với tỉ lệ thất nghiệp. Và tỉ lệ thất nghiệp lại có 1 ngưỡng, điều này báo hiệu rằng thị trường CK nói riêng và TT tài chính nói chung sẽ có những trầm lắng (suy giảm) đáng kể.
Đầu tiên, hãy quan sát dữ liệu tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ:
Rất dễ dàng để thấy 2 vấn đề:
Thứ nhất là tỉ lệ thất nghiệp giảm tới 1 mức sẽ tăng trở lại
Thứ hai là tỉ lệ thất nghiệp hiện tại không phải là một mức cao
Như vậy chúng ta có thể kết luận điều gì?
Tỉ lệ thất nghiệp có giảm cũng không nhiều nữa từ tỉ lệ này.
Việc tỉ lệ thất nghiệp tăng lên có thể xảy ra bất cứ khi nào và sẽ sớm xảy ra.
Để rõ hơn, mời bạn xem dữ liệu tiếp theo. Đó là tương quan của thị trường chứng khoán và tỉ lệ thất nghiệp. H.P đã cắt ngắn từng giai đoạn để bạn nắm được dữ liệu rõ hơn:
Như vậy rất dễ dàng thấy rằng TTCK luôn đi ngược với tỉ lệ thất nghiệp. Tỉ lệ thất nghiệp càng cao cơ hội tăng trưởng của thị trường càng lớn. Các đợt suy thoái đều xuất hiện khi tỉ lệ thất nghiệp thấp. Và hiện tại, tỉ lệ thất nghiệp không cao. Ở mức 4%, giảm xuống là rất khó và biên độ cũng nhỏ, nhưng tăng lên lại rất dễ dàng. Dù tỉ lệ này có tiếp tục giảm xuống, nó cũng sớm tăng trở lại nhanh chóng theo quy luật hàng trăm năm qua.
Lạm phát
Dữ liệu tiếp theo cho bạn đó là : Lạm phát. Chúng ta có mức lạm phát của Mỹ đạt kỷ lục 40 năm gần đây. Nói về lạm phát, chúng ta có một số thông tin như sau:
Hiểu đơn giản rằng khi lạm phát ở mức độ cao nhưng chưa quá lớn, tài sản theo đó mà bùng nổ. Tuy vậy khi lạm phát quá lớn, nó tạo thành bất ổn dẫn tới khủng hoảng, cũng là lúc TTCK sụt giảm đáng kể. Đó chính là giai đoạn chuyển từ “vui thôi” thành “vui quá”.
Qua ảnh trên, dễ dàng thấy rằng TTCK không mấy tốt đẹp khi lạm phát đạt đỉnh. Trở về với dữ liệu hiện tại, Lạm phát tại Mỹ và Châu Âu đều đang dò đỉnh, tất nhiên khi nó dò thấy đỉnh thì thị trường cũng khá đau thương rồi.
Dự đoán về diễn biến thị trường theo lạm phát:
Sau khi 2 người cuối cùng của thế giới là J.Powell (CT Fed) & Christine Lagarde (Chủ tịch ECB) tin rằng lạm phát là có thật thì cũng là lúc chúng ta hiểu rằng lạm phát đã tới mức thô bạo. Thông thường với quy trình này của lạm phát, chúng ta có 4 giai đoạn:
Giai đoạn dò đỉnh của lạm phát => Thị trường CK sụt giảm đáng kể.
Giai đoạn lạm phát giảm lần 1 => Thị trường CK hồi phục mạnh
Giai đoạn lạm phát giảm lần 2 => TTCK giảm theo
Giai đoạn lạm phát giảm lần 3 => TTCK đảo chiều tăng trưởng dài.
Hãy ghi nhớ rằng TTCK thường nhạy cảm hơn, còn lạm phát thì luôn có độ trễ. Tất nhiên cũng có những trường hợp chúng ta có 1 mô hình hồi phục V, thị trường tăng trưởng mạnh ngay sau khi lạm phát đạt đỉnh (Bỏ qua giai đoạn 3). Tuy vậy H.P đánh giá rằng chúng ta sẽ có đầy đủ các giai đoạn.
Áp lực lạm phát chưa có dấu hiệu dừng lại, khi các mặt hàng thuộc nhóm ngành năng lượng điều liên tục leo thang. Dầu thô đã đạt mức $92/thùng và có vẻ vẫn chưa thấy đỉnh.
Kinh tế toàn cầu
Kinh tế toàn cầu lúc này thực sự là một dữ liệu thú vị. Nó là kết quả của 2 con đường mà 2 đại diện lớn là Trung Quốc và Mỹ đã chọn. Trước đây H.P từng đề cập tới câu chuyện lựa chọn của ông Tập Cận Bình trong việc chủ động đập bỏ những yếu kém, thậm chí có phần cực đoan. Chúng ta dễ dàng thấy giữa lúc TT tài chính toàn cầu vẫn bùng nổ, CK TQ và cả HongKong (nhiều công ty lớn của TQ niêm yết tại đây) lại sụt giảm khủng khiếp. Chỉ số China A50 và HK50 đã rơi vào downtrend 1 năm nay. Các công ty yếu kém phá sản hàng loạt, thị trường BĐS giảm từ 20 – 30%. Cùng lúc đó, TTCK Mỹ lập đỉnh mỗi ngày, các công ty nhất là mảng công nghệ đạt mốc nghìn tỷ đô hàng loạt.
Nhưng điều gì đến đã phải đến, chúng ta bắt đầu thấy 2 thị trường là Mỹ và Châu Âu bắt đầu phải xử lý “hậu quả” của chính sách tiền tệ. Cả 2 đã lên những phương án để xử lý lạm phát.
Tổng kết chung, có thể thấy rằng: Thị trường châu Á đã kém hưng phấn hơn châu Âu/Mỹ trong giai đoạn thăng hoa. Tuy vậy hiện tại vấn đề lạm phát ở châu Á là khá dễ chịu. (Ở Châu Á, TTCK VN bám rất sát TTCK Âu Mỹ và sẽ chịu ảnh hưởng trong đợt giảm này).
Chúng ta sẽ được chứng kiến bản lĩnh của người Trung Quốc hoặc đẳng cấp của người Mỹ sau khi trận đấu có kết quả. Dù quốc gia nào chiến thắng, thì đây cũng là sự kiện kinh tế rất nên ghi nhớ.
Tuần qua với việc Paypal chia 3 (giảm 30% chỉ trong 2 ngày), Facebook 1 nến D1 từ $322 về $230. Trước đó là ModeRNA từ $500 về $140, Netflix $700 về $350, BIONTECH $465 về $136 v.v đã mang lại niềm cảm hứng sống cho những người đang đu đỉnh ở thị trường hay mã CP khác. Không rõ cú mở đầu của FB có phải màn khai mạc cho 1 chuỗi giảm lớn của thị trường hay không, chỉ biết rằng cách thị trường phản ứng tiêu cực như sự kiện Tencent Music.
Thị trường Bất động sản
Không có dữ liệu về BĐS Việt Nam. Tuy vậy giá nhà mới bán ra tại Mỹ đã giảm khoảng 10%. Đây là mức giảm sốc và đáng kể nhất kể từ chuỗi tăng liên tiếp sau tháng 03/2020. Giá nhà đã tăng hơn 30% kể từ thời điểm đại dịch bùng phát. Có người đã đặt giả thuyết: Phải chăng đã tới lúc mọi thứ cùng sụp đổ sau bong bóng? H.P chưa đánh giá về dữ liệu này, nhưng bạn cần nó trong những dữ liệu của cá nhân mình.
Tổng kết
Có nhiều dữ liệu chỉ ra các rủi ro trong năm 2022. Tất nhiên chúng ta luôn có những cơ hội dù thị trường diễn biến ra sao. Một khuyến nghị được H.P đưa ra đó là hành động chậm rãi. Thật từ tốn trong các quyết định đầu tư, ở mọi thị trường.
Đối với 1 năm tăng trưởng, mọi sai lầm dễ dàng đường xóa bỏ. Các quyết định cũng ít cần cân nhắc. Nhưng đối với 1 năm có nhiều rủi ro, cần rất chính xác và cẩn trọng. Tránh rơi vào cảnh: Ngồi im thì gia đình và vợ con đã được nhờ.
Trong 1 cuộc chiến, dù chưa biết chiến đấu ra sao nhưng cũng nên dựa theo thế trận để điều chính chiến lược. Hưng Đạo Vương từng nói: “Năm nay thế giặc nhàn” là vậy. Có những năm mọi thứ sẽ dễ dàng và trơn tru. Có những năm, hãy cứ thật chậm rãi và chắc chắn.
Sẽ có nhiều bỏ lỡ trong 1 chiến lược kỹ càng, nhưng nó là cần thiết trong một kế hoạch đầu tư chứ không phải cờ bạc. Nhìn chung đây là đánh giá về diễn biến thị trường năm 2022. Để chi tiết hơn, tất nhiên chúng ta sẽ chỉ bám theo từng giai đoạn. Trước mắt, hãy cứ thử đợi lạm phát đạt đỉnh, chúng ta sẽ có 1 đáy CK (nhỏ) đầu tiên.
Hoài Phong