Quỹ đầu mạo hiểm (VC) là các quỹ đầu tư quản lý tiền của nhà đầu tư, sau đó tìm kiếm và cung cấp vốn cho các công ty khởi nghiệp và các doanh nghiệp được cho là có tiềm năng tăng trưởng dài hạn. Chính vì vậy, những dự án được các quỹ VC rót vốn sẽ được coi là “minh chứng” cho thấy rằng đây là dự án tốt, có nhiều triển vọng trong tương lai.
Trong thời gian qua, thị trường Raised của tiền điện tử nhìn chung khá thụt lùi so với năm 2022, cũng có thể do một phần ảnh hưởng của thị trường giá xuống. Mặc dù vậy, vẫn có những dự án không ngừng build sản phẩm và đã nhận được nhiều khoản đầu tư đáng kể.
Bạn có thể tham khảo các dữ liệu này tại:
Vậy đâu là dự án nhận được khoản đầu tư lớn nhất tính từ thời điểm năm 2023 đến nay? Dưới đây là danh sách thống kê đã được tổng hợp từ HC Capital cho bạn tham khảo:
Chi tiết về các dự án và các khoản đầu tư từ các quỹ VC:
1 – Blockstream: Đây là công ty khai thác tiền tiền điện tử và cung cấp hạ tầng crypto. Vào ngày 25/1, BlockStream cho biết họ đã gọi vốn 125 triệu USD để mở rộng hoạt động hỗ trợ đào crypto. Số tiền này được kêu gọi qua hoạt động phát hành trái phiếu và vay vốn từ phía BlockStream.
2 – LayerZero: LayerZero là một giao thức có khả năng tương tác omnichain cho phép thực hiện kết nối đa mạng lưới. Nói một cách đơn giản hơn, LayerZero cho phép chúng ta bridge tài sản thông qua đa chuỗi. LayerZero Labs, tổ chức đứng sau giao thức cross-chain LayerZero cũng vừa kết thúc vòng Series B, thu về 120 triệu USD từ tổng cộng 33 nhà đầu tư, bao gồm các ông lớn a16z, Sequoia Capital, Circle Ventures, Samsung Next, OpenSea và đơn vị đấu giá danh tiếng Christie’s.
3 – ChainReaction: Đây là một công ty khởi nghiệp của Israel đang thiết kế chất bán dẫn và kiến trúc liên quan để sử dụng trong blockchain và phần cứng bảo mật chạy các quy trình mã hóa. Nóđã kết thúc vòng gọi vốn trị giá 70 triệu đô la, Series C mang lại tổng số tiền mà công ty huy động được đạt gần 500 triệu đô la. Vòng này được dẫn dắt bởi Morgan Creek Digital, với Hanaco Ventures, Jerusalem Venture Partners, KCK Capital, Exor, Atreides Management và Blue Run Ventures cũng tham gia.
4 – QuickNode: Được thành lập vào năm 2017, QuickNode chuyên cung cấp các công cụ phát triển trên 16 blockchain khác nhau cho những tổ chức lớn, với khách hàng nổi tiếng gồm BNY Mellon, Samsung, LG, Coinbase, Chainalysis, Nansen, Dune Analytics, Dapp Radar và 1inch Network. Vào ngày 25/1, họ đã tổ chức vòng gọi vốn Series B trị giá 60 triệu USD ở định giá doanh nghiệp là 800 triệu USD. Danh sách các quỹ lớn tham gia vòng gọi vốn gồm 10T Holdings, Seven Seven Six, Tiger Global,…
5 – Scroll: Scroll, giải pháp zk-Rollups cho Ethereum sử dụng công nghệ zero-knowledge proof, đã huy động thành công 50 triệu USD trong vòng gọi vốn mới nhất vào 7/3. Các nhà đầu tư tham gia vòng gọi vốn gồm Polychain Capital, Sequoia China, Bain Capital Crypto, Moore Capital Management, Variant Fund, Newman Capital, IOSG Ventures và Qiming Venture Partners. Giá trị của dự án được nâng lên mốc 1,8 tỷ USD.
6 – EigenLabs: EigenLayer là giải pháp cho phép người nắm giữ ETH đã staking có thể restake lại lượng coin này vào một hợp đồng thông minh để gia tăng độ bảo mật cho một giao thức khác. Theo thông báo đăng tải tối 28/03, EigenLayer cho biết đã huy động được 50 triệu USD từ vòng gọi vốn Series A, với sự tham gia của nhiều quỹ đầu tư gồm Blockchain Capital, Coinbase Ventures, Polychain Capital, Hack VC và Electric Capital. EigenLayer cho biết sẽ triển khai các bản thử nghiệm cho sản phẩm của mình trong phần còn lại của năm 2023.
7 – Carbonplace: Carbonplace , một mạng lưới giao dịch tín dụng carbon có trụ sở tại London, Vương quốc Anh, đã huy động được 45 triệu USD tiền tài trợ. Vòng này được dẫn dắt bởi BBVA, BNP Paribas, CIBC, Itaú Unibanco, National Australia Bank, NatWest, Standard Chartered, SMBC và UBS
8 – EOS: EOS được biết đến là một trong những nền tảng blockchain khá nổi tiếng, với kỷ lục gọi vốn lên tới 4 tỷ đô. Gần đây nhất, DWF Labs đầu tư hơn 60 triệu đô la vào quan hệ đối tác với EOS Network Foundation, cung cấp thỏa thuận mua token EOS trị giá 45 triệu đô la và cam kết dành 15 triệu đô la cho các dự án dựa trên EOS để thúc đẩy tăng trưởng và áp dụng.
9 – Tomi: Đây là dự án được ra mắt vào năm 2022 dưới dạng mạng điện toán đám mây phi tập trung. Dự án được dẫn dắt bởi một nhóm ẩn danh bao gồm các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong ngành công nghiệp tiền điện tử, nhằm tạo ra một phiên bản internet được quản lý bởi một tổ chức tự trị phi tập trung (DAO). Ngày 21/3 vừa qua, họ đã nhận được khoản tài trợ trị giá 40 triệu đô, dẫn đầu bởi DWF Labs, Ticker Capital và Piha Equities, cũng như nhà đầu tư tiền điện tử Nhật Bản Hirokado Kohji.
10 – CCP Gamesa: CCP Games vừa gọi vốn vòng seed 40 triệu USD từ a16z cùng nhiều nhà đầu tư khác như Makers Fund, Bitkraft, Kingsway Capital, Hashed và Nexon. Được biết, CCP Games là một nhà phát hành video game có trụ sở tại Reykjavik, Iceland. Công ty này được thành lập vào năm 1997 và nổi lên với trò chơi MMO có tên là EVE Online, lấy bối cảnh xoay quanh những cuộc thám hiểm ngoài vũ trụ.
11 – Fetch.ai: Giao thức tiền điện tử tập trung vào trí tuệ nhân tạo Fetch.ai đã huy động được 40 triệu USD từ từ các nhà phát triển công nghệ AI và công ty đầu tư DWF Labs. Khoản tài trợ được cam kết bằng vốn chủ sở hữu và token FET với mức định giá kết hợp khoảng 250 triệu USD. Fetch.ai sẽ sử dụng khoản đầu tư này để triển khai máy học phi tập trung (Decentralized) giữa các phần mềm AI và cơ sở hạ tầng mạng có sẵn trên nền tảng của mình.
12 – Plai Labs: PLAI Labs là một công ty công nghệ đang phát triển nền tảng xã hội tiếp theo, sử dụng các kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực Truyền thông xã hội, Cơ chế trò chơi và Công nghệ để tạo ra các sản phẩm thu hút hàng trăm triệu người sử dụng trên khắp thế giới. PLAI Labs vừa huy động được số tiền 32 triệu đô trong một thỏa thuận do Andreessen Horowitz (a16z) đứng đầu.
13 – SIMBA Chain: Công ty blockchain Simba Chain có trụ sở tại Indiana, đã làm việc với quân đội Hoa Kỳ – U.S. Air Force (USAF) trong nhiều dự án khác nhau trong những năm gần đây, và đã nhận được khoản tài trợ tăng thêm 30 triệu đô la. Trước đó, ở vòng tài trợ Series A, công ty cũng gọi được khoản vốn trị giá 25 triệu đô la dẫn đầu bởi Valley Capital Partners, Quỹ Notre Dame Pit Road, Elevate Ventures…
14 – Bitkeep: BitKeep là ví kỹ thuật số multi-chain phi tập trung cung cấp một giải pháp toàn diện bao gồm Thị trường giao dịch NFT tích hợp, chức năng ví, dịch vụ hoán đổi, Trình khám phá DApp và Launchpad. Ngày 23/3 vừa qua, sàn giao dịch tiền điện tử Bitget vừa công bố khoản đầu tư 30 triệu USD vào ví multi-chain BitKeep này và trở thành cổ đông kiểm soát của công ty. Trước đó vào 5/2022, BitKeep đã công bố gọi vốn thành công 15 triệu USD, với định giá 100 triệu USD. Dragonfly Capital dẫn đầu vòng huy động vốn cùng sự tham gia của KuCoin Ventures, A&T Capital, Foresight Ventures, SevenX, Matrixport, Bixin Capital, Danhua Capital, Peak Capital và YM Capital.
15 – Sei Labs: Sei Labs chính là tổ chức đứng sau blockchain layer-1 Sei đã huy động thành công thêm 30 triệu USD qua hai vòng gọi vốn, theo thông cáo báo chí được công bố vào tối 11/04. Tham gia vòng gọi vốn có sự góp mặt của Jump Crypto, Distributed Global, Multicoin Capital, Asymmetric, Flow Traders, Hypersphere Ventures và Bixin Ventures… Qua vòng gọi vốn này, định giá của công ty là 800 triệu USD.
16 – GrainChain: GrainChain có trụ sở tại Texas , một công ty xây dựng blockchain nông nghiệp để theo dõi chuỗi cung ứng, đã huy động được 29 triệu đô la trong vòng cấp vốn mới để thúc đẩy tăng trưởng trên khắp Hoa Kỳ và Châu Mỹ Latinh. Vòng này bao gồm các khoản đầu tư từ Overstock.com Inc., Pelion Venture Partners và BYU Cougar Capital. Điều nãy đã nâng tổng số tiền huy động được của công ty lên 39,7 triệu đô la.
17 – OP3N: OP3N, một nền tảng xã hội được hỗ trợ bởi AI trên Web 3.0, đã thông báo rằng họ đã huy động được 28 triệu đô la trong vòng tài trợ Series A với mức định giá 100 triệu đô la. Vòng cấp vốn do Animoca Brands dẫn đầu và bao gồm các khoản đầu tư từ Dragonfly Capital, SuperScrypt, Creative Artists Agency và New Enterprise Associates’ Connect Ventures, Republic Crypto, Avalanche’s Blizzard Fund, Galaxy Digital và Warner Music Interactive. Các nhà đầu tư khác bao gồm GSR Markets, The Spartan Group, BRV Capital Management và cầu thủ NBA Russell Westbrook, cùng những người khác.
18 – Towns: Đây là dự án xoay quanh ý tưởng di chuyển tin nhắn trên chuỗi và nó đã nhận được khoản đầu tư 25,5 triệu đô la do Andreessen Horowitz đứng đầu. Những người khác tham gia cùng Andreessen Horowitz trong vòng tài trợ Series A bao gồm Benchmark và Framework Ventures.
19 – Kresus: Kresus là một ứng dụng Web 3.0 nhằm mục đích kết nối nhiều người tiêu dùng hàng ngày hơn với hàng hóa kỹ thuật số, NFT cũng như các sản phẩm và dịch vụ Web3 khác. Ngay 7/3, dự án này đã nhận được một khoản tài trợ trị giá 25 triệu USD, do Liberty City Ventures dẫn đầu, với sự tham gia bổ sung của JetBlue Ventures, Craft Ventures, Franklin Templeton, Marc Benioff và Cameron và Tyler Winklevoss. Kresus cho biết vốn sẽ được dùng để phát triển sản phẩm và tuyển dụng.
20 – Beldex: Beldex, hệ sinh thái tiền điện tử dựa trên quyền riêng tư hàng đầu, đã hợp tác với DWF Labs, nhà sản xuất thị trường tài sản kỹ thuật số nổi tiếng và công ty đầu tư Web3 nhiều tầng. DWF hỗ trợ Beldex và đã cam kết 25 triệu đô la để nghiên cứu và phát triển mạng lưới và hệ sinh thái Beldex. DWF sẽ đóng vai trò là người hỗ trợ và tư vấn chính cho dự án Beldex, hỗ trợ các hoạt động tiếp thị để cải thiện những người tham gia hệ sinh thái và phạm vi tiếp cận của dự án.